Làm khó nhau
19:38, ngày 20-09-2013
TCCSĐT - Mối quan hệ giữa Nga, EU và U-crai-na hiện đang bị thử thách nghiêm trọng với việc U-crai-na bị EU thúc ép phải quyết định có ký với EU hiệp ước hợp tác và liên kết vào tháng 11 tới này hay không, trong khi Nga muốn U-crai-na tham gia liên minh thuế quan và thị trường chung giữa Nga và một số nước xung quanh Nga. Cả EU lẫn Nga đều đã đẩy U-crai-na vào tình thế phải lựa chọn xích lại gần bên này và xa lánh bên kia chứ không thể cân bằng và “dĩ hoà vi quý”.
Cả EU và Nga đều đưa ra những ưu đãi đặc biệt về kinh tế, thương mại và đầu tư để mời chào và lôi kéo U-crai-na. Cả hai đều là những đối tác quan trọng của U-crai-na đến mức không thiết lập và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với họ thì U-crai-na không thể tăng trưởng kinh tế năng động và thu hẹp khoảng cách về phát triển với những nước khác ở châu Âu. Mặt khác, U-crai-na chiếm vị trí cũng rất quan trọng trong suy tính lợi ích địa chiến lược của cả hai. EU, và theo sau EU là NATO, muốn kéo U-crai-na ra khỏi khu vực ảnh hưởng về nhiều phương diện của Nga mà Nga đang tăng cường mở rộng ở những nước xung quanh thuộc Liên Xô trước đây.
Trong khi đối với EU, U-crai-na chỉ là đối tác thì đối với NATO, càng tranh thủ và lôi kéo được U-crai-na có nghĩa là càng áp sát gần Nga. Nhờ đó, cả hai càng thêm có thế trong quan hệ với Nga. Đối với họ, "Đông tiến" hiện không còn được dành cho ưu tiên hàng đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là không còn được tiếp tục theo đuổi. Cho nên không có gì là khó hiểu khi Nga phải tìm mọi cách, kể cả những biện pháp mạnh mẽ như gia tăng áp lực về chính trị, kinh tế và thương mại, để U-crai-na ngả hẳn về phía mình. Hơn nữa, nếu muốn khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô trước đây cũng như để răn đe những đối tác khác ở xung quanh đang trong suy tính gắn bó với Nga hay tìm cách xích lại gần EU và NATO thì Nga không thể không vừa lôi kéo và tranh thủ lại vừa thôi thúc và ép buộc U-crai-na. Hiện tại, Nga đã thành lập Liên minh thuế quan với Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan. Về lâu dài, ý nghĩa và hiệu quả thực tế của liên kết thuế quan này sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu không có sự tham gia của U-crai-na và thậm chí còn suy giảm nếu U-crai-na ký kết hiệp ước hợp tác và liên kết với EU.
U-crai-na đứng trước sự lựa chọn khó khăn. Nga hiện là đối tác thương mại quan trọng nhất của U-crai-na. Xuất khẩu sang thị trường Nga chiếm 25% toàn bộ xuất khẩu của U-crai-na. Năm 2012, U-crai-na xuất khẩu sang Nga giá trị hàng hoá 13 tỷ Euro - nhiều hơn tổng xuất khẩu sang tất cả các nước thành viên EU. U-crai-na phụ thuộc ở mức độ không nhỏ vào cung ứng năng lượng của Nga. Trở thành đối tác hợp tác và liên kết của EU sẽ giúp U-crai-na có được đối trọng và giảm đáng kể mức độ lệ thuộc vào Nga, mở ra cho U-crai-na những cơ hội về tăng trưởng và tiếp cận thị trường mới.
Cái khó của U-crai-na là muốn cân bằng để tận lợi như có thể được từ quan hệ với cả hai bên nhưng bị EU và Nga buộc phải lựa chọn một trong hai bên. EU đã đưa ra tối hậu thư cho U-crai-na là phải quyết định ký với EU vào tháng 11 này, nếu không sẽ đàm phán lại toàn bộ hiệp ước. Nga gia tăng áp lực bằng xiết chặt những biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Nga khiến U-crai-na bị thiệt hại không hề nhỏ tới mức phía U-crai-na đã đề cập đến việc Nga tiến hành "chiến tranh thương mại" chống U-crai-na.
Trong khi đó, Nga và EU cũng có nhu cầu thiết thực thúc đẩy quan hệ hợp tác. Mối quan hệ này hiện vẫn còn không ít trắc trở nhưng rồi sớm muộn thì hai bên cũng sẽ phải thoát ra khỏi tình trạng dền dứ và làm cao với nhau này. Cả ba cần nhau đến thế mà lại đang làm khó nhau. Nhưng dù U-crai-na có quyết định như thế nào - và nhiều khả năng là sẽ ký hiệp ước với EU và rồi sau đó tìm cách dàn xếp và xoa dịu Nga - thì cũng sẽ không có chuyện quá thân hay quá sơ giữa bộ ba này. Chẳng qua chỉ là xuất hiện một tình huống mới và các bên phải điều chỉnh chính sách cho thích hợp. Việc họ làm khó nhau là những nỗ lực cuối cùng để rồi đây tận lợi nhiều như có thể hoặc ngăn ngừa như có thể được những tác động tiêu cực của tình huống đó đối với bên này hay bên kia./.
Trong khi đối với EU, U-crai-na chỉ là đối tác thì đối với NATO, càng tranh thủ và lôi kéo được U-crai-na có nghĩa là càng áp sát gần Nga. Nhờ đó, cả hai càng thêm có thế trong quan hệ với Nga. Đối với họ, "Đông tiến" hiện không còn được dành cho ưu tiên hàng đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là không còn được tiếp tục theo đuổi. Cho nên không có gì là khó hiểu khi Nga phải tìm mọi cách, kể cả những biện pháp mạnh mẽ như gia tăng áp lực về chính trị, kinh tế và thương mại, để U-crai-na ngả hẳn về phía mình. Hơn nữa, nếu muốn khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô trước đây cũng như để răn đe những đối tác khác ở xung quanh đang trong suy tính gắn bó với Nga hay tìm cách xích lại gần EU và NATO thì Nga không thể không vừa lôi kéo và tranh thủ lại vừa thôi thúc và ép buộc U-crai-na. Hiện tại, Nga đã thành lập Liên minh thuế quan với Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan. Về lâu dài, ý nghĩa và hiệu quả thực tế của liên kết thuế quan này sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu không có sự tham gia của U-crai-na và thậm chí còn suy giảm nếu U-crai-na ký kết hiệp ước hợp tác và liên kết với EU.
U-crai-na đứng trước sự lựa chọn khó khăn. Nga hiện là đối tác thương mại quan trọng nhất của U-crai-na. Xuất khẩu sang thị trường Nga chiếm 25% toàn bộ xuất khẩu của U-crai-na. Năm 2012, U-crai-na xuất khẩu sang Nga giá trị hàng hoá 13 tỷ Euro - nhiều hơn tổng xuất khẩu sang tất cả các nước thành viên EU. U-crai-na phụ thuộc ở mức độ không nhỏ vào cung ứng năng lượng của Nga. Trở thành đối tác hợp tác và liên kết của EU sẽ giúp U-crai-na có được đối trọng và giảm đáng kể mức độ lệ thuộc vào Nga, mở ra cho U-crai-na những cơ hội về tăng trưởng và tiếp cận thị trường mới.
Cái khó của U-crai-na là muốn cân bằng để tận lợi như có thể được từ quan hệ với cả hai bên nhưng bị EU và Nga buộc phải lựa chọn một trong hai bên. EU đã đưa ra tối hậu thư cho U-crai-na là phải quyết định ký với EU vào tháng 11 này, nếu không sẽ đàm phán lại toàn bộ hiệp ước. Nga gia tăng áp lực bằng xiết chặt những biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Nga khiến U-crai-na bị thiệt hại không hề nhỏ tới mức phía U-crai-na đã đề cập đến việc Nga tiến hành "chiến tranh thương mại" chống U-crai-na.
Trong khi đó, Nga và EU cũng có nhu cầu thiết thực thúc đẩy quan hệ hợp tác. Mối quan hệ này hiện vẫn còn không ít trắc trở nhưng rồi sớm muộn thì hai bên cũng sẽ phải thoát ra khỏi tình trạng dền dứ và làm cao với nhau này. Cả ba cần nhau đến thế mà lại đang làm khó nhau. Nhưng dù U-crai-na có quyết định như thế nào - và nhiều khả năng là sẽ ký hiệp ước với EU và rồi sau đó tìm cách dàn xếp và xoa dịu Nga - thì cũng sẽ không có chuyện quá thân hay quá sơ giữa bộ ba này. Chẳng qua chỉ là xuất hiện một tình huống mới và các bên phải điều chỉnh chính sách cho thích hợp. Việc họ làm khó nhau là những nỗ lực cuối cùng để rồi đây tận lợi nhiều như có thể hoặc ngăn ngừa như có thể được những tác động tiêu cực của tình huống đó đối với bên này hay bên kia./.
Hội thảo khoa học: Chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ  (20/09/2013)
Hội thảo khoa học: Chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ  (20/09/2013)
“Trang vàng của tình đoàn kết và hữu nghị”  (20/09/2013)
“Trang vàng của tình đoàn kết và hữu nghị”  (20/09/2013)
40 năm ngày Chủ tịch Fidel Castro thăm vùng giải phóng  (19/09/2013)
Tuyên bố chung về Đối tác toàn diện Việt Nam - Đan Mạch  (19/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển