Kêu gọi đầu tư PPP tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Sáng 19-9, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư tham gia xây dựng dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo mô hình đối tác công - tư (PPP).
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có ý nghĩa như một bước đi hoàn toàn mới do áp dụng một trong những phương thức đầu tư hiện đại và phức tạp trong xây dựng hạ tầng hiện nay trên thế giới. Trong bối cảnh nhu cầu xây dựng hạ tầng ngày càng lớn, việc khuyến khích thu hút đầu tư ngoài ngân sách, các phương thức BOT, BT và đặc biệt là PPP là chủ trương nhất quán của Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét những cơ chế phù hợp để có thể tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư tham gia các dự án hạ tầng như tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, tạo tiền đề để nhân rộng và phát huy hiệu quả mô hình này trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải một mặt giới thiệu, thảo luận đầy đủ nhất về tổng quan dự án cho các nhà đầu tư, mặt khác, tiếp tục rà soát, hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị dự án, đánh giá kỹ về cơ chế, các vấn đề liên quan đến dự án để bảo đảm triển khai thành công dự án thí điểm đầu tiên này.
Theo Bộ Giao thông vận tải, đến nay Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thí điểm áp dụng mô hình PPP đã đạt được những bước tiến quan trọng. Theo Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án ban hành tại Quyết định số 1597/QĐ-TTg ngày 26-10-2012 của Thủ tướng Chính phủ, nhà đầu tư thứ nhất được lựa chọn là Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco (dự kiến chiếm 60% vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp dự án); nhà đầu tư thứ 2 được lựa chọn thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế (chiếm 40% vốn chủ sở hữu).
Cũng tại Hội nghị này, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, cho biết WB đã cam kết tài trợ vốn tín dụng ưu đãi cho dự án để đóng góp bù phần thiếu hụt tài chính, bảo đảm tính khả thi dự án và cho vay theo hình thức để Chính phủ cho doanh nghiệp thực hiện dự án vay lại. Ngoài ra, Tổ chức Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) tài trợ ủy thác qua WB một khoản hỗ trợ kỹ thuật để bảo đảm việc thực hiện dự án theo đúng thông lệ quốc tế.
Đây có thể coi là Hội nghị cuối cùng để Bộ Giao thông vận tải lập danh sách sơ tuyển các nhà đầu tư tham gia dự án. Trước đó, tại các hội nghị tương tự được tổ chức tại thị trường châu Á (Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore) để kêu gọi nhà đầu tư thứ 2, dự án cũng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư các nước nói trên cũng như các tổ chức tài chính, doanh nghiệp của các châu lục.
Tại Hội nghị, những nội dung liên quan tới cơ sở pháp lý, tài chính, giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án... được các nhà đầu tư rất quan tâm. Sau đối thoại, nhiều nhà đầu tư bày tỏ sự hài lòng và ghi nhận sẽ tiếp tục nghiên cứu hồ sơ để có thể tham gia dự án theo khả năng và mức độ phù hợp.
Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là dự án đường cao tốc đầu tiên được thực hiện theo hình thức PPP và là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất theo hình thức này tại Việt Nam. Dự án đã đánh dấu năng lực của Việt Nam trong việc chuẩn bị, xây dựng và mang đến cho thị trường những dự án PPP đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tuyến cao tốc dài 98,7km, quy mô 4 làn xe; được thiết kế, xây dựng, đầu tư, vận hành, bảo trì và chuyển giao trong vòng 30 năm. Dự án dự kiến sẽ đáp ứng được lưu lượng vận chuyển cao, góp phần rút ngắn khoảng cách tới các khu công nghiệp, cảng biển, sân bay và kết nối các trung tâm kinh tế tại khu vực./.
Hội Nghinh Ông Cần Giờ là di sản văn hóa quốc gia  (19/09/2013)
Festival Đua ghe Ngo đồng bào dân tộc Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ nhất  (19/09/2013)
Các mô hình liên kết sản xuất lúa - Nền tảng phát triển “Cánh đồng mẫu lớn” ở An Giang  (19/09/2013)
Các mô hình liên kết sản xuất lúa - Nền tảng phát triển “Cánh đồng mẫu lớn” ở An Giang  (19/09/2013)
Tái cấu trúc kinh tế: Thực tiễn châu Âu và hàm ý cho Việt Nam  (19/09/2013)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển