Mỹ kiếm cớ tấn công Xy-ri?
21:00, ngày 09-09-2013
TCCSĐT - Với những tuyên bố của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và các nhà lãnh đạo cao cấp Hoa Kỳ; cùng những động thái và tín hiệu mà Oa-sinh-tơn đã thực hiện trong thời gian gần đây; dư luận thế giới hoàn toàn có cơ sở cho rằng, vị Tổng thống từng tự nhận là người luôn chủ trương “kết thúc chiến tranh, chứ không khơi mào chiến tranh”, nay lại trở nên hiếu chiến và tìm mọi cớ để tấn công một quốc gia có chủ quyền ở cách xa nước Mỹ hàng vạn dặm.
Tìm kiếm “giới hạn đỏ”
Suốt từ cuối tháng 8-2013, dư luận cả thế giới hầu như đều hướng tới Xy-ri, nơi mà Oa-sinh-tơn khẳng định: “Chính phủ của Tổng thống Ba-xa An Át-xát (Bashar al Assad) đã sử dụng vũ khí hóa học giết hại 1.429 dân thường tại một khu dân cư ở ngoại ô thủ đô Đa-mát”. Ngoại trưởng Giôn Ke-ry (John Kerry) tuyên bố: “Việc tàn sát dân thường, giết phụ nữ, trẻ nhỏ và những người vô tội bằng vũ khí hóa học là sự suy đồi đạo đức”. Ông cho biết, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã “hạ quyết tâm” bắt những kẻ có tội phải gánh chịu hậu quả.
Thật ra, ngay từ khi các lực lượng đối lập vũ trang nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát vào cuối tháng 01-2011, thì Mỹ và các đồng minh phương Tây đã chuẩn bị sẵn kịch bản can thiệp quân sự vào Xy-ri. Họ gieo rắc nỗi sợ hãi cho rằng, nếu kho vũ khí sinh học và hóa học ở nước này bị đưa ra sử dụng thì hậu quả sẽ khôn lường; cần phải ngăn chặn bằng mọi cách.
Một năm trước, vào ngày 20-8-2012, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma cũng đã tuyên bố: “Việc sử dụng vũ khí sinh học và hóa học tại Xy-ri sẽ là “giới hạn đỏ” làm trầm trọng thêm cuộc nội chiến ở nước này. Đây là vấn đề không chỉ gây lo lắng trong nội bộ Xy-ri, mà còn là mối quan ngại của các đồng minh thân cận của chúng tôi trong khu vực, gồm cả I-xra-en. Chúng tôi không thể để xảy ra tình huống các loại vũ khí sinh học và hóa học rơi vào tay những thế lực không đúng”. Và cũng từ khi ấy, ông B. Ô-ba-ma còn cảnh báo thêm rằng, Oa-sinh-tơn “đã liên hệ và nói rõ với các đồng minh trong khu vực, ‘giới hạn đỏ’ sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, nếu chúng tôi thấy bất kỳ dấu hiệu nào về vũ khí hóa học”.
Vào trung tuần tháng 3-2013, lần đầu tiên có tin cho rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng tại tỉnh A-lép-pô (Aleppo), làm 23 người thiệt mạng, trong đó có 16 binh lính chính phủ. Đại sứ Xy-ri tại Liên hợp quốc Ba-xa A-pha-ri (Bashar Ja' afari) cho biết, nước ông đã ngay lập tức đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun cho mở cuộc điều tra độc lập đối với vụ tấn công của các nhóm khủng bố tình nghi đã sử dụng vũ khí hóa học gần thành phố A-lép-pô, miền Bắc Xy-ri.
Suốt 6 tháng qua, cả phía quân nổi dậy lẫn Chính phủ Đa-mát, không bên nào chịu thừa nhận mình đã sử dụng vũ khí hóa học. Cứ bên này tố bên kia đã “sử dụng vũ khí hóa học”. Thế nhưng, cũng phải đến tháng 8-2013, Liên hợp quốc, các nước phương Tây và nước chủ nhà mới thỏa thuận được về thủ tục, phạm vi, khuôn khổ điều tra, đặc biệt việc bảo đảm an ninh cho các thanh sát viên Liên hợp quốc. Và thời gian gần đây, hầu như các cường quốc trên thế giới đều thừa nhận, vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Xy-ri, nhưng chỉ với quy mô nhỏ, mặc dù chưa có một cuộc điều tra chính thức nào.
Việc sử dụng vũ khí hóa học giết hại 1.429 dân thường, trong đó có 324 trẻ em, ở ngoại ô thủ đô Đa-mát ngày 21-8 như giọt nước tràn ly, đã khiến cho dư luận thế giới không khỏi lo lắng. Mỹ và một vài nước phương Tây đã “chộp” ngay vụ việc này để đổ diệt cho Chính phủ Xy-ri “tàn sát dân thường”, coi đó như một “cái cớ rất chính đáng” để họ có thể khai hỏa tấn công Xy-ri, bởi đây là “hành động chiến tranh chống lại dân thường trên quy mô lớn”; là “vi phạm đạo đức chống lại loài người”; là hành vi “vi phạm tới lợi ích của nước Mỹ”. Và đương nhiên họ còn viện ra nhiều lý do khác nữa.
Các quan chức của chính quyền Tổng thống Ba-xa An Át-xát đã không dưới một lần khẳng định rằng “Xy-ri sở hữu nhiều vũ khí hóa học. Đây là thứ vũ khí để chúng tôi tự vệ chống giặc ngoại xâm, sẽ không bao giờ sử dụng chúng để giết hại dân mình”. Vả lại, bất cứ một người bình thường nào, dù ở phương Đông hay phương Tây, cũng đều hiểu một quy luật đơn giản nhất của chiến tranh rằng, quân đội của Tổng thống Ba-xa Át-xát hiện đang ở thế “thượng phong”, không việc gì họ phải dùng tới “vũ khí cuối cùng”. Hơn nữa, họ lại càng không “dại dột” sử dụng vũ khí hóa học, trong khi các thanh sát viên vũ khí hóa học của Liên hợp quốc đang hoạt động ở nước họ!
Có thể đây chính là trò mà phe đối lập muốn “gắp lửa bỏ tay người”. Các toán quân nổi dậy thuộc nhiều thế lực, phe phái khác nhau, trong đó có cả những phần tử nổi loạn, “đầu trộm, đuôi cướp”, những băng nhóm khủng bố… và cũng có không ít kẻ trước đây từng là binh lính, thậm chí là sĩ quan trong quân đội chính phủ. Gần 3 năm qua, khi chống lại chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát, có lúc phe nổi dậy đã kiểm soát những vùng lãnh thổ không nhỏ. Như vậy, không ai có thể khẳng định trong tay họ không có vũ khí hóa học. Các nhà quan sát và phân tích chính trị - quân sự quốc tế cho rằng, nhiều khả năng quân nổi dậy đã “phối hợp” với “các thế lực bên ngoài”, cố tình gây ra “sự vụ sử dụng vũ khí hóa học” ở ngoại ô Đa-mát, để đổ vấy cho Chính phủ Xy-ri, tạo ra sự ác cảm, lòng căm thù nhà cầm quyền nước này, lôi kéo phương Tây vào cuộc chiến “hạ bệ” chính quyền quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát. Đương nhiên, thực hư thế nào, cần phải chờ kết quả các cuộc điều tra nghiêm túc và thật sự khách quan.
Phái đoàn điều tra của Liên hợp quốc đã rời Đa-mát ngày 30-8. Theo các thanh sát viên, cần phải có ít nhất 3 tuần để làm xét nghiệm các vật chứng, phân tích, tổng hợp những câu chuyện ghi lại được từ các quan chức và người dân Xy-ri, đương nhiên là cả đại diện phe đối lập, sau đó mới có thể đưa ra kết luận. Thế mà trước đó Hoa Kỳ và một vài nước phương Tây đã khăng khăng đổ diệt cho quân chính phủ, thì rõ ràng không có cơ sở, và không khách quan. Nếu chỉ căn cứ vào tài liệu tình báo của họ, thì “bài học I-rắc” đang còn nguyên giá trị - quân Mỹ và NATO hiện diện tại xứ sở này cả chục năm trời, mà nào có tìm thấy cái được gọi là “vũ khí giết người hàng loạt”, như ban đầu họ đã lấy đó làm “cái cớ” để tấn công I-rắc!?
Tìm kiếm sự chia sẻ của Quốc hội
Phát hiện vi phạm “giới hạn đỏ” và “hạ quyết tâm” trừng trị kẻ sử dụng vũ khí hóa học là một chuyện, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng không dám “liều lĩnh” đem sinh mệnh chính trị cá nhân, cũng như danh dự và uy tín của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ném vào canh bạc “bảo vệ uy tín” đối với những tuyên bố liên quan đến Xy-ri. Bài học của người tiền nhiệm đã đổ quân, đổ của vào cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm ở I-rắc, Áp-ga-ni-xtan, khiến hàng chục nghìn công dân Mỹ phải bỏ mạng xứ người, tốn kém của người đóng thuế Mỹ hàng nghìn tỷ USD, mà nước Mỹ không nhận được bất kỳ điều gì, dù chỉ là lời “cảm ơn” của người dân các nước đó! Bài học còn tươi rói này có lẽ nào lại không phải là lời cảnh tỉnh cho ông chủ Nhà Trắng hiện nay!
Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma ngày 01-9 đã chính thức yêu cầu Quốc hội Mỹ xem xét việc can thiệp quân sự vào Xy-ri để “trừng phạt” Chính phủ nước này đã dùng vũ khí hóa học. Trước đó, ông cũng đã tuyên bố sẽ tấn công Xy-ri, nhưng phải chờ sự phê chuẩn của Quốc hội. Hiện các nghị sĩ Mỹ đang nghỉ hè, ngày 9-9 họ mới trở lại làm việc. Như vậy, các cuộc tranh luận, bỏ phiếu tại Hạ viện sẽ không diễn ra sớm hơn thời điểm đó. Quốc hội Mỹ đang rất chia rẽ trong vấn đề tấn công Xy-ri. Các nghị sĩ Đảng Dân chủ của ông B. Ô-ba-ma lẫn phe Cộng hòa đối lập đều có những ý kiến trái ngược nhau. Họ lo ngại, nếu chỉ không kích trong khoảng thời gian ngắn sẽ không giải quyết được vấn đề “vũ khí hóa học”, thậm chí, những kho vũ khí hóa học nếu bị phá hủy có thể còn làm cho nhiều dân thường chịu vạ lây. Mà cũng có thể nhân cơ hội này, phe nổi dậy, kể cả các băng nhóm khủng bố, sẽ “mượn gió, bẻ măng” trộm cướp vũ khí hóa học, để rồi không ai có thể khẳng định rằng chúng sẽ không sử dụng những vũ khí đó tấn công người Mỹ và các nước phương Tây khác.
Hiến pháp Mỹ quy định Tổng thống là Tổng Tư lệnh quân đội, theo “Luật Yêu nước Mỹ” (USA Patriot Act) thì Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma hoàn toàn có quyền ra lệnh cho quân đội hành động để “bảo vệ lợi ích của nước Mỹ”. Oa-sinh-tơn lo ngại rằng, một khi vũ khí hóa học được đem ra sử dụng sẽ tác động tới lợi ích của nước Mỹ. Trong trường hợp này, Xy-ri là nước láng giềng liền kề với I-xra-en, nếu sử dụng vũ khí hóa học tại Xy-ri, nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới quốc gia đồng minh thân thiết nhất của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, ông B. Ô-ba-ma có lẽ không muốn một mình gánh toàn bộ trách nhiệm, mà muốn Quốc hội cùng chia sẻ.
Phát biểu trước đông đảo cử tri, ngày 31-8, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma nói: “Từ lâu tôi đã tin tưởng rằng, sức mạnh của chúng ta không chỉ nằm ở sức mạnh quân sự, mà còn nằm ở chỗ Chính phủ Mỹ là một Chính phủ của dân, do dân và vì dân. Và đó là lý do tại sao tôi đưa ra quyết định thứ hai. Tôi sẽ tìm kiếm sự phê chuẩn sử dụng vũ lực từ phía Quốc hội, nơi đại diện cho tiếng nói của người dân Mỹ”. Sự thay đổi bất ngờ này cho thấy, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đang tìm cách kéo dài thời gian để vận động, tìm kiếm sự ủng hộ ngay trong nội bộ Đảng Dân chủ của ông nói riêng và nước Mỹ nói chung, cũng như sự ủng hộ từ các quốc gia đồng minh, nhằm tránh cho nước Mỹ lâm vào cảnh đơn phương hành động.
Phát biểu trước báo giới, ông Gim Hai-mơ (Jim Himes), một Nghị sĩ Đảng Dân chủ của chính Tổng thống B. Ô-ba-ma, cũng phải thốt lên rằng: “Tôi vẫn hoài nghi đề xuất của Tổng thống. Tôi vẫn chưa rõ là liệu một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Xy-ri sẽ có ý nghĩa gì và liệu nó có mang lại hiệu quả hay không. Tôi cũng không rõ là liệu I-ran, người dân Xy-ri sẽ có phản ứng như thế nào đối với chúng ta. Và cũng chưa rõ là liệu chúng ta có thực sự nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, hay không, nếu nước Mỹ tấn công quân sự nhằm vào Xy-ri”.
Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mai-cơn Bơ-giợt (Michael Burgess) cho biết: “Theo quan điểm của tôi, can thiệp quân sự sẽ không giải quyết được bất ổn tại Xy-ri và nó không phải là giải pháp nên được áp dụng. Là người đại diện cho các cử tri bang Tếch-dát (Texas), tôi sẽ không sử dụng giải pháp này.” Ông tuyên bố sẽ phản đối đề xuất trên của Tổng thống B. Ô-ba-ma. Còn Thượng nghị sĩ Mác-cô Ru-bi-ô (Marco Rubio), cũng là người của đảng này cho rằng, một hành động quân sự đơn giản chỉ để gửi đi thông điệp, hay cứu vãn thể diện, không phải là vì lợi ích quốc gia.
Ngay cả Tướng Mác-tin Đem-pơ-xi (Martin Dempsey), Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cũng phải thú nhận, tấn công bằng tên lửa chống lại lực lượng của ông Ba-xa An Át-xát sẽ không thể biến Xy-ri thành một nền dân chủ ổn định. Mỹ sẽ không thể kết thúc cuộc nội chiến tại đất nước Trung Đông này. Theo Tướng M. Đem-pơ-xi, sử dụng lực lượng quân sự có thể thay đổi cán cân quân sự, nhưng không thể giải quyết những vấn đề dân tộc, tôn giáo cơ bản và lịch sử, nguồn gốc của cuộc xung đột này.
Cũng có khả năng Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma sẽ phải chịu chung số phận như Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mê-rôn (David Cameron), người đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu yêu cầu Quốc hội cho phép hành động quân sự chống Xy-ri.
Thế giới phản đối can thiệp quân sự vào Xy-ri
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nói riêng, hay Liên hợp quốc nói chung đã tỏ rõ thái độ không cho phép Mỹ và các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Xy-ri. Nga và Trung Quốc là 2 trong số 5 thành viên thường trực của cơ quan quyền lực tối cao này sẽ không bao giờ tán thành một nghị quyết cho phép một nước lớn dùng vũ lực để khuất phục một nước nhỏ. Liên hợp quốc đã 3 lần biểu quyết về các nghị quyết mang tính chất áp đặt sự trừng phạt đối với Xy-ri nhưng lần nào cũng không thể thu được quá bán trong tổng số 193 thành viên tán thành.
Nga là nước ngay từ đầu đã kiên quyết phản đối phương Tây dung túng, hỗ trợ tài chính và vũ khí cho các thế lực nổi dậy chống Chính phủ của Tổng thống Ba-xa An Át-xát. Trả lời báo giới tại thành phố Vla-đi-vô-xtốc, ngày 31-8, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin cho rằng, cáo buộc Chính phủ Xy-ri đã sử dụng vũ khí hóa học là “vô lý”. Ông nói: “Quân đội Chính phủ Xy-ri đang ở thế tấn công và bao vây phe đối lập tại nhiều khu vực. Trước tình hình đó, việc trao quân át chủ bài cho những ai đang kêu gọi một hành động can thiệp quân sự là hết sức phi lý”. Ông yêu cầu Hoa Kỳ đưa ra bằng chứng. Nếu không thể đưa ra được bằng chứng, có nghĩa là Chính phủ Xy-ri không sử dụng vũ khí hóa học.
Tổng thống Nga V. Pu-tin cho rằng, việc can thiệp vũ trang vào Xy-ri sẽ không giải quyết được gì, mà chỉ làm cho tình hình không chỉ ở nước này, mà còn cả khu vực Trung Đông sẽ trở nên xấu hơn, nghiêm trọng hơn. Ông cũng đã thúc giục ông B. Ô-ba-ma với tư cách là người đoạt giải thưởng Nobel hòa bình từ bỏ ý định can thiệp quân sự vào Xy-ri. Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Quốc tế thuộc Đu-ma Quốc gia Nga, ông A-lếch-xây Pu-xcốp (Aleksei Pushkov) còn cho rằng, “Nếu Mỹ can thiệp quân sự vào Xy-ri mà không được sự ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thì cộng đồng quốc tế cần kêu gọi Ủy ban Giải thưởng Nobel thu hồi giải Nobel của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma”. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố cho rằng, việc Hoa Kỳ đe dọa sử dụng vũ lực chống Xy-ri là không thể chấp nhận được. Oa-sinh-tơn sẽ vi phạm luật pháp quốc tế, nếu nước này hành động mà không được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phê chuẩn.
Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ ai sử dụng vũ khí hóa học và ủng hộ Liên hợp quốc tiến hành cuộc điều tra chuyên nghiệp, khách quan, công bằng và độc lập. Bất cứ hành động nào của cộng đồng quốc tế cũng phải dựa trên những kết quả điều tra. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể biết chắc chắn liệu vũ khí hóa học đã được sử dụng hay chưa và điều quan trong nữa là ai đã dùng chúng. Kể từ khi Xy-ri chìm trong bất ổn, Trung Quốc đã cùng với Nga ngăn chặn những nghị quyết ủng hộ Mỹ và các đồng minh can thiệp vào Xy-ri. Trung Quốc và Nga là những thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có quyền phủ quyết những nghị quyết sai trái, thiếu khách quan, không công bằng, Cho đến nay hai nước này vẫn luôn kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Xy-ri.
Nhiều nước thành viên NATO cũng không đồng tình với kế hoạch can thiệp quân sự của Mỹ vào Xy-ri. Sau khi Quốc hội Anh bác bỏ đề nghị của Thủ tướng Đa-vít Ca-mê-rôn cho phép quân đội nước này tham gia cùng với Mỹ tấn công trừng trị Chính phủ Xy-ri vì “tội sử dụng vũ khí hóa học”, thì nhiều nước trong khối chính trị-quân sự này cũng tỏ ra lưỡng lự và dần dần từng nước đã từ chối dứt khoát sẽ không tham gia. Tính đến ngày 01-9, ít nhất đã có 12 nước thành viên NATO, trong đó có những nước “thành viên cốt cán” như Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Ca-na-đa… sẽ đứng ngoài cuộc.
I-ran là một đồng minh thân thiết của Xy-ri, kiên quyết phản đối can thiệp vũ trang vào quốc gia Trung Đông này. Ngoại trưởng I-ran Mô-ham-mét Gia-vát Gia-ríp (Mohammad Javad Zarif) đã chuyển tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun một sáng kiến về “Giải pháp hòa bình” cho cuộc khủng hoảng Xy-ri. Ông M. Gia-vát Gia-ríp cũng cảnh báo, Quốc hội Mỹ không nên bật đèn xanh cho cuộc tấn công quân sự mà ông cho rằng sẽ là vi phạm luật pháp quốc tế. Còn Chủ tịch Ủy ban Chính sách Đối ngoại của Quốc hội I-ran A-la-ét-đin Bo-ru-giéc-đi (Alaeddin Boroujerdi), trả lời báo giới ngày 3-9, tại Li-băng khi ông đang ở thăm nước này, đã bày tỏ hy vọng rằng “Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma sẽ hành động sáng suốt và không vội vàng trong quyết định tấn công quân sự nhằm vào Xy-ri và Quốc hội Mỹ sẽ kiềm chế và khôn ngoan như vậy để ngăn các hành động đe dọa an ninh khu vực”.
Ngoại trưởng Liên đoàn A-rập (AL) đã chia rẽ sâu sắc trong vấn đề can thiệp vũ trang vào Xy-ri. Tại cuộc họp khẩn cấp vào tối 01-9 ở Cai-rô, thủ đô Ai Cập, trong khi có một số nước ủng hộ cuộc tấn công đang được Oa-sinh-tơn chuẩn bị, thì cũng có nhiều nước phản đối như Ai Cập, An-giê-ri, I-rắc… Ngoại trưởng Ai Cập Na-bin Pha-mi (Nabil Fahmi) tuyên bố: “Quan điểm rõ ràng của Ai Cập là phản đối mọi hành động tấn công quân sự chống Xy-ri. Quan điểm này của Ai Cập không nhằm ủng hộ chế độ cầm quyền Xy-ri, mà là vì ý nguyện của người dân Xy-ri. Mọi hành động can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này cần phải được thực hiện trong khuôn khổ Hiến chương Liên hợp quốc”. Tổng Thư ký Liên đoàn En A-ra-bi (El Araby) nhấn mạnh: “Liên đoàn A-rập sẽ tiếp tục theo đuổi việc tìm kiếm và thực thi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Xy-ri, tạo điều kiện cho việc thực hiện tiến trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình theo tinh thần thỏa thuận đạt được tại Giơ-ne-vơ tháng 6 năm ngoái”.
Ngay tại nước Mỹ, không chỉ các nghị sĩ và nhiều quan chức chính quyền tỏ ra hoài nghi kế hoạch tấn công Xy-ri của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Theo kết quả khảo sát được kênh truyền hình NBC thực hiện trong tuần cuối tháng 8-2013, có tới hơn 50% số người được hỏi đã khẳng định Mỹ không nên can thiệp vào Xy-ri, trong khi chưa đến 42% số người ủng hộ và gần 8% còn lại không có ý kiến. Trong đó 80% số người Mỹ được hỏi tin rằng, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chí ít cũng cần phải nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội trước khi sử dụng vũ lực tại Xy-ri.
Vấn đề can thiệp quân sự vào Xy-ri đang diễn biến rất phức tạp, trái chiều nhau. Cả thế giới đều thừa nhận, vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Xy-ri và bày tỏ phản đối hành động này. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ ai sử dụng? Điều đó cần phải chờ kết quả của cuộc những cuộc điều tra nghiêm túc, khách quan, công bằng. Chỉ trên cơ sở đó Liên hợp quốc mới có thể đưa ra những hình phạt thích đáng, đúng người, đúng tội./.
Suốt từ cuối tháng 8-2013, dư luận cả thế giới hầu như đều hướng tới Xy-ri, nơi mà Oa-sinh-tơn khẳng định: “Chính phủ của Tổng thống Ba-xa An Át-xát (Bashar al Assad) đã sử dụng vũ khí hóa học giết hại 1.429 dân thường tại một khu dân cư ở ngoại ô thủ đô Đa-mát”. Ngoại trưởng Giôn Ke-ry (John Kerry) tuyên bố: “Việc tàn sát dân thường, giết phụ nữ, trẻ nhỏ và những người vô tội bằng vũ khí hóa học là sự suy đồi đạo đức”. Ông cho biết, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã “hạ quyết tâm” bắt những kẻ có tội phải gánh chịu hậu quả.
Thật ra, ngay từ khi các lực lượng đối lập vũ trang nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát vào cuối tháng 01-2011, thì Mỹ và các đồng minh phương Tây đã chuẩn bị sẵn kịch bản can thiệp quân sự vào Xy-ri. Họ gieo rắc nỗi sợ hãi cho rằng, nếu kho vũ khí sinh học và hóa học ở nước này bị đưa ra sử dụng thì hậu quả sẽ khôn lường; cần phải ngăn chặn bằng mọi cách.
Một năm trước, vào ngày 20-8-2012, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma cũng đã tuyên bố: “Việc sử dụng vũ khí sinh học và hóa học tại Xy-ri sẽ là “giới hạn đỏ” làm trầm trọng thêm cuộc nội chiến ở nước này. Đây là vấn đề không chỉ gây lo lắng trong nội bộ Xy-ri, mà còn là mối quan ngại của các đồng minh thân cận của chúng tôi trong khu vực, gồm cả I-xra-en. Chúng tôi không thể để xảy ra tình huống các loại vũ khí sinh học và hóa học rơi vào tay những thế lực không đúng”. Và cũng từ khi ấy, ông B. Ô-ba-ma còn cảnh báo thêm rằng, Oa-sinh-tơn “đã liên hệ và nói rõ với các đồng minh trong khu vực, ‘giới hạn đỏ’ sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, nếu chúng tôi thấy bất kỳ dấu hiệu nào về vũ khí hóa học”.
Vào trung tuần tháng 3-2013, lần đầu tiên có tin cho rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng tại tỉnh A-lép-pô (Aleppo), làm 23 người thiệt mạng, trong đó có 16 binh lính chính phủ. Đại sứ Xy-ri tại Liên hợp quốc Ba-xa A-pha-ri (Bashar Ja' afari) cho biết, nước ông đã ngay lập tức đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun cho mở cuộc điều tra độc lập đối với vụ tấn công của các nhóm khủng bố tình nghi đã sử dụng vũ khí hóa học gần thành phố A-lép-pô, miền Bắc Xy-ri.
Suốt 6 tháng qua, cả phía quân nổi dậy lẫn Chính phủ Đa-mát, không bên nào chịu thừa nhận mình đã sử dụng vũ khí hóa học. Cứ bên này tố bên kia đã “sử dụng vũ khí hóa học”. Thế nhưng, cũng phải đến tháng 8-2013, Liên hợp quốc, các nước phương Tây và nước chủ nhà mới thỏa thuận được về thủ tục, phạm vi, khuôn khổ điều tra, đặc biệt việc bảo đảm an ninh cho các thanh sát viên Liên hợp quốc. Và thời gian gần đây, hầu như các cường quốc trên thế giới đều thừa nhận, vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Xy-ri, nhưng chỉ với quy mô nhỏ, mặc dù chưa có một cuộc điều tra chính thức nào.
Việc sử dụng vũ khí hóa học giết hại 1.429 dân thường, trong đó có 324 trẻ em, ở ngoại ô thủ đô Đa-mát ngày 21-8 như giọt nước tràn ly, đã khiến cho dư luận thế giới không khỏi lo lắng. Mỹ và một vài nước phương Tây đã “chộp” ngay vụ việc này để đổ diệt cho Chính phủ Xy-ri “tàn sát dân thường”, coi đó như một “cái cớ rất chính đáng” để họ có thể khai hỏa tấn công Xy-ri, bởi đây là “hành động chiến tranh chống lại dân thường trên quy mô lớn”; là “vi phạm đạo đức chống lại loài người”; là hành vi “vi phạm tới lợi ích của nước Mỹ”. Và đương nhiên họ còn viện ra nhiều lý do khác nữa.
Các quan chức của chính quyền Tổng thống Ba-xa An Át-xát đã không dưới một lần khẳng định rằng “Xy-ri sở hữu nhiều vũ khí hóa học. Đây là thứ vũ khí để chúng tôi tự vệ chống giặc ngoại xâm, sẽ không bao giờ sử dụng chúng để giết hại dân mình”. Vả lại, bất cứ một người bình thường nào, dù ở phương Đông hay phương Tây, cũng đều hiểu một quy luật đơn giản nhất của chiến tranh rằng, quân đội của Tổng thống Ba-xa Át-xát hiện đang ở thế “thượng phong”, không việc gì họ phải dùng tới “vũ khí cuối cùng”. Hơn nữa, họ lại càng không “dại dột” sử dụng vũ khí hóa học, trong khi các thanh sát viên vũ khí hóa học của Liên hợp quốc đang hoạt động ở nước họ!
Có thể đây chính là trò mà phe đối lập muốn “gắp lửa bỏ tay người”. Các toán quân nổi dậy thuộc nhiều thế lực, phe phái khác nhau, trong đó có cả những phần tử nổi loạn, “đầu trộm, đuôi cướp”, những băng nhóm khủng bố… và cũng có không ít kẻ trước đây từng là binh lính, thậm chí là sĩ quan trong quân đội chính phủ. Gần 3 năm qua, khi chống lại chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát, có lúc phe nổi dậy đã kiểm soát những vùng lãnh thổ không nhỏ. Như vậy, không ai có thể khẳng định trong tay họ không có vũ khí hóa học. Các nhà quan sát và phân tích chính trị - quân sự quốc tế cho rằng, nhiều khả năng quân nổi dậy đã “phối hợp” với “các thế lực bên ngoài”, cố tình gây ra “sự vụ sử dụng vũ khí hóa học” ở ngoại ô Đa-mát, để đổ vấy cho Chính phủ Xy-ri, tạo ra sự ác cảm, lòng căm thù nhà cầm quyền nước này, lôi kéo phương Tây vào cuộc chiến “hạ bệ” chính quyền quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát. Đương nhiên, thực hư thế nào, cần phải chờ kết quả các cuộc điều tra nghiêm túc và thật sự khách quan.
Phái đoàn điều tra của Liên hợp quốc đã rời Đa-mát ngày 30-8. Theo các thanh sát viên, cần phải có ít nhất 3 tuần để làm xét nghiệm các vật chứng, phân tích, tổng hợp những câu chuyện ghi lại được từ các quan chức và người dân Xy-ri, đương nhiên là cả đại diện phe đối lập, sau đó mới có thể đưa ra kết luận. Thế mà trước đó Hoa Kỳ và một vài nước phương Tây đã khăng khăng đổ diệt cho quân chính phủ, thì rõ ràng không có cơ sở, và không khách quan. Nếu chỉ căn cứ vào tài liệu tình báo của họ, thì “bài học I-rắc” đang còn nguyên giá trị - quân Mỹ và NATO hiện diện tại xứ sở này cả chục năm trời, mà nào có tìm thấy cái được gọi là “vũ khí giết người hàng loạt”, như ban đầu họ đã lấy đó làm “cái cớ” để tấn công I-rắc!?
Tìm kiếm sự chia sẻ của Quốc hội
Phát hiện vi phạm “giới hạn đỏ” và “hạ quyết tâm” trừng trị kẻ sử dụng vũ khí hóa học là một chuyện, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng không dám “liều lĩnh” đem sinh mệnh chính trị cá nhân, cũng như danh dự và uy tín của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ném vào canh bạc “bảo vệ uy tín” đối với những tuyên bố liên quan đến Xy-ri. Bài học của người tiền nhiệm đã đổ quân, đổ của vào cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm ở I-rắc, Áp-ga-ni-xtan, khiến hàng chục nghìn công dân Mỹ phải bỏ mạng xứ người, tốn kém của người đóng thuế Mỹ hàng nghìn tỷ USD, mà nước Mỹ không nhận được bất kỳ điều gì, dù chỉ là lời “cảm ơn” của người dân các nước đó! Bài học còn tươi rói này có lẽ nào lại không phải là lời cảnh tỉnh cho ông chủ Nhà Trắng hiện nay!
Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma ngày 01-9 đã chính thức yêu cầu Quốc hội Mỹ xem xét việc can thiệp quân sự vào Xy-ri để “trừng phạt” Chính phủ nước này đã dùng vũ khí hóa học. Trước đó, ông cũng đã tuyên bố sẽ tấn công Xy-ri, nhưng phải chờ sự phê chuẩn của Quốc hội. Hiện các nghị sĩ Mỹ đang nghỉ hè, ngày 9-9 họ mới trở lại làm việc. Như vậy, các cuộc tranh luận, bỏ phiếu tại Hạ viện sẽ không diễn ra sớm hơn thời điểm đó. Quốc hội Mỹ đang rất chia rẽ trong vấn đề tấn công Xy-ri. Các nghị sĩ Đảng Dân chủ của ông B. Ô-ba-ma lẫn phe Cộng hòa đối lập đều có những ý kiến trái ngược nhau. Họ lo ngại, nếu chỉ không kích trong khoảng thời gian ngắn sẽ không giải quyết được vấn đề “vũ khí hóa học”, thậm chí, những kho vũ khí hóa học nếu bị phá hủy có thể còn làm cho nhiều dân thường chịu vạ lây. Mà cũng có thể nhân cơ hội này, phe nổi dậy, kể cả các băng nhóm khủng bố, sẽ “mượn gió, bẻ măng” trộm cướp vũ khí hóa học, để rồi không ai có thể khẳng định rằng chúng sẽ không sử dụng những vũ khí đó tấn công người Mỹ và các nước phương Tây khác.
Hiến pháp Mỹ quy định Tổng thống là Tổng Tư lệnh quân đội, theo “Luật Yêu nước Mỹ” (USA Patriot Act) thì Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma hoàn toàn có quyền ra lệnh cho quân đội hành động để “bảo vệ lợi ích của nước Mỹ”. Oa-sinh-tơn lo ngại rằng, một khi vũ khí hóa học được đem ra sử dụng sẽ tác động tới lợi ích của nước Mỹ. Trong trường hợp này, Xy-ri là nước láng giềng liền kề với I-xra-en, nếu sử dụng vũ khí hóa học tại Xy-ri, nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới quốc gia đồng minh thân thiết nhất của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, ông B. Ô-ba-ma có lẽ không muốn một mình gánh toàn bộ trách nhiệm, mà muốn Quốc hội cùng chia sẻ.
Phát biểu trước đông đảo cử tri, ngày 31-8, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma nói: “Từ lâu tôi đã tin tưởng rằng, sức mạnh của chúng ta không chỉ nằm ở sức mạnh quân sự, mà còn nằm ở chỗ Chính phủ Mỹ là một Chính phủ của dân, do dân và vì dân. Và đó là lý do tại sao tôi đưa ra quyết định thứ hai. Tôi sẽ tìm kiếm sự phê chuẩn sử dụng vũ lực từ phía Quốc hội, nơi đại diện cho tiếng nói của người dân Mỹ”. Sự thay đổi bất ngờ này cho thấy, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đang tìm cách kéo dài thời gian để vận động, tìm kiếm sự ủng hộ ngay trong nội bộ Đảng Dân chủ của ông nói riêng và nước Mỹ nói chung, cũng như sự ủng hộ từ các quốc gia đồng minh, nhằm tránh cho nước Mỹ lâm vào cảnh đơn phương hành động.
Phát biểu trước báo giới, ông Gim Hai-mơ (Jim Himes), một Nghị sĩ Đảng Dân chủ của chính Tổng thống B. Ô-ba-ma, cũng phải thốt lên rằng: “Tôi vẫn hoài nghi đề xuất của Tổng thống. Tôi vẫn chưa rõ là liệu một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Xy-ri sẽ có ý nghĩa gì và liệu nó có mang lại hiệu quả hay không. Tôi cũng không rõ là liệu I-ran, người dân Xy-ri sẽ có phản ứng như thế nào đối với chúng ta. Và cũng chưa rõ là liệu chúng ta có thực sự nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, hay không, nếu nước Mỹ tấn công quân sự nhằm vào Xy-ri”.
Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mai-cơn Bơ-giợt (Michael Burgess) cho biết: “Theo quan điểm của tôi, can thiệp quân sự sẽ không giải quyết được bất ổn tại Xy-ri và nó không phải là giải pháp nên được áp dụng. Là người đại diện cho các cử tri bang Tếch-dát (Texas), tôi sẽ không sử dụng giải pháp này.” Ông tuyên bố sẽ phản đối đề xuất trên của Tổng thống B. Ô-ba-ma. Còn Thượng nghị sĩ Mác-cô Ru-bi-ô (Marco Rubio), cũng là người của đảng này cho rằng, một hành động quân sự đơn giản chỉ để gửi đi thông điệp, hay cứu vãn thể diện, không phải là vì lợi ích quốc gia.
Ngay cả Tướng Mác-tin Đem-pơ-xi (Martin Dempsey), Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cũng phải thú nhận, tấn công bằng tên lửa chống lại lực lượng của ông Ba-xa An Át-xát sẽ không thể biến Xy-ri thành một nền dân chủ ổn định. Mỹ sẽ không thể kết thúc cuộc nội chiến tại đất nước Trung Đông này. Theo Tướng M. Đem-pơ-xi, sử dụng lực lượng quân sự có thể thay đổi cán cân quân sự, nhưng không thể giải quyết những vấn đề dân tộc, tôn giáo cơ bản và lịch sử, nguồn gốc của cuộc xung đột này.
Cũng có khả năng Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma sẽ phải chịu chung số phận như Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mê-rôn (David Cameron), người đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu yêu cầu Quốc hội cho phép hành động quân sự chống Xy-ri.
Thế giới phản đối can thiệp quân sự vào Xy-ri
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nói riêng, hay Liên hợp quốc nói chung đã tỏ rõ thái độ không cho phép Mỹ và các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Xy-ri. Nga và Trung Quốc là 2 trong số 5 thành viên thường trực của cơ quan quyền lực tối cao này sẽ không bao giờ tán thành một nghị quyết cho phép một nước lớn dùng vũ lực để khuất phục một nước nhỏ. Liên hợp quốc đã 3 lần biểu quyết về các nghị quyết mang tính chất áp đặt sự trừng phạt đối với Xy-ri nhưng lần nào cũng không thể thu được quá bán trong tổng số 193 thành viên tán thành.
Nga là nước ngay từ đầu đã kiên quyết phản đối phương Tây dung túng, hỗ trợ tài chính và vũ khí cho các thế lực nổi dậy chống Chính phủ của Tổng thống Ba-xa An Át-xát. Trả lời báo giới tại thành phố Vla-đi-vô-xtốc, ngày 31-8, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin cho rằng, cáo buộc Chính phủ Xy-ri đã sử dụng vũ khí hóa học là “vô lý”. Ông nói: “Quân đội Chính phủ Xy-ri đang ở thế tấn công và bao vây phe đối lập tại nhiều khu vực. Trước tình hình đó, việc trao quân át chủ bài cho những ai đang kêu gọi một hành động can thiệp quân sự là hết sức phi lý”. Ông yêu cầu Hoa Kỳ đưa ra bằng chứng. Nếu không thể đưa ra được bằng chứng, có nghĩa là Chính phủ Xy-ri không sử dụng vũ khí hóa học.
Tổng thống Nga V. Pu-tin cho rằng, việc can thiệp vũ trang vào Xy-ri sẽ không giải quyết được gì, mà chỉ làm cho tình hình không chỉ ở nước này, mà còn cả khu vực Trung Đông sẽ trở nên xấu hơn, nghiêm trọng hơn. Ông cũng đã thúc giục ông B. Ô-ba-ma với tư cách là người đoạt giải thưởng Nobel hòa bình từ bỏ ý định can thiệp quân sự vào Xy-ri. Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Quốc tế thuộc Đu-ma Quốc gia Nga, ông A-lếch-xây Pu-xcốp (Aleksei Pushkov) còn cho rằng, “Nếu Mỹ can thiệp quân sự vào Xy-ri mà không được sự ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thì cộng đồng quốc tế cần kêu gọi Ủy ban Giải thưởng Nobel thu hồi giải Nobel của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma”. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố cho rằng, việc Hoa Kỳ đe dọa sử dụng vũ lực chống Xy-ri là không thể chấp nhận được. Oa-sinh-tơn sẽ vi phạm luật pháp quốc tế, nếu nước này hành động mà không được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phê chuẩn.
Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ ai sử dụng vũ khí hóa học và ủng hộ Liên hợp quốc tiến hành cuộc điều tra chuyên nghiệp, khách quan, công bằng và độc lập. Bất cứ hành động nào của cộng đồng quốc tế cũng phải dựa trên những kết quả điều tra. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể biết chắc chắn liệu vũ khí hóa học đã được sử dụng hay chưa và điều quan trong nữa là ai đã dùng chúng. Kể từ khi Xy-ri chìm trong bất ổn, Trung Quốc đã cùng với Nga ngăn chặn những nghị quyết ủng hộ Mỹ và các đồng minh can thiệp vào Xy-ri. Trung Quốc và Nga là những thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có quyền phủ quyết những nghị quyết sai trái, thiếu khách quan, không công bằng, Cho đến nay hai nước này vẫn luôn kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Xy-ri.
Nhiều nước thành viên NATO cũng không đồng tình với kế hoạch can thiệp quân sự của Mỹ vào Xy-ri. Sau khi Quốc hội Anh bác bỏ đề nghị của Thủ tướng Đa-vít Ca-mê-rôn cho phép quân đội nước này tham gia cùng với Mỹ tấn công trừng trị Chính phủ Xy-ri vì “tội sử dụng vũ khí hóa học”, thì nhiều nước trong khối chính trị-quân sự này cũng tỏ ra lưỡng lự và dần dần từng nước đã từ chối dứt khoát sẽ không tham gia. Tính đến ngày 01-9, ít nhất đã có 12 nước thành viên NATO, trong đó có những nước “thành viên cốt cán” như Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Ca-na-đa… sẽ đứng ngoài cuộc.
I-ran là một đồng minh thân thiết của Xy-ri, kiên quyết phản đối can thiệp vũ trang vào quốc gia Trung Đông này. Ngoại trưởng I-ran Mô-ham-mét Gia-vát Gia-ríp (Mohammad Javad Zarif) đã chuyển tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun một sáng kiến về “Giải pháp hòa bình” cho cuộc khủng hoảng Xy-ri. Ông M. Gia-vát Gia-ríp cũng cảnh báo, Quốc hội Mỹ không nên bật đèn xanh cho cuộc tấn công quân sự mà ông cho rằng sẽ là vi phạm luật pháp quốc tế. Còn Chủ tịch Ủy ban Chính sách Đối ngoại của Quốc hội I-ran A-la-ét-đin Bo-ru-giéc-đi (Alaeddin Boroujerdi), trả lời báo giới ngày 3-9, tại Li-băng khi ông đang ở thăm nước này, đã bày tỏ hy vọng rằng “Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma sẽ hành động sáng suốt và không vội vàng trong quyết định tấn công quân sự nhằm vào Xy-ri và Quốc hội Mỹ sẽ kiềm chế và khôn ngoan như vậy để ngăn các hành động đe dọa an ninh khu vực”.
Ngoại trưởng Liên đoàn A-rập (AL) đã chia rẽ sâu sắc trong vấn đề can thiệp vũ trang vào Xy-ri. Tại cuộc họp khẩn cấp vào tối 01-9 ở Cai-rô, thủ đô Ai Cập, trong khi có một số nước ủng hộ cuộc tấn công đang được Oa-sinh-tơn chuẩn bị, thì cũng có nhiều nước phản đối như Ai Cập, An-giê-ri, I-rắc… Ngoại trưởng Ai Cập Na-bin Pha-mi (Nabil Fahmi) tuyên bố: “Quan điểm rõ ràng của Ai Cập là phản đối mọi hành động tấn công quân sự chống Xy-ri. Quan điểm này của Ai Cập không nhằm ủng hộ chế độ cầm quyền Xy-ri, mà là vì ý nguyện của người dân Xy-ri. Mọi hành động can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này cần phải được thực hiện trong khuôn khổ Hiến chương Liên hợp quốc”. Tổng Thư ký Liên đoàn En A-ra-bi (El Araby) nhấn mạnh: “Liên đoàn A-rập sẽ tiếp tục theo đuổi việc tìm kiếm và thực thi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Xy-ri, tạo điều kiện cho việc thực hiện tiến trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình theo tinh thần thỏa thuận đạt được tại Giơ-ne-vơ tháng 6 năm ngoái”.
Ngay tại nước Mỹ, không chỉ các nghị sĩ và nhiều quan chức chính quyền tỏ ra hoài nghi kế hoạch tấn công Xy-ri của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Theo kết quả khảo sát được kênh truyền hình NBC thực hiện trong tuần cuối tháng 8-2013, có tới hơn 50% số người được hỏi đã khẳng định Mỹ không nên can thiệp vào Xy-ri, trong khi chưa đến 42% số người ủng hộ và gần 8% còn lại không có ý kiến. Trong đó 80% số người Mỹ được hỏi tin rằng, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chí ít cũng cần phải nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội trước khi sử dụng vũ lực tại Xy-ri.
Vấn đề can thiệp quân sự vào Xy-ri đang diễn biến rất phức tạp, trái chiều nhau. Cả thế giới đều thừa nhận, vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Xy-ri và bày tỏ phản đối hành động này. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ ai sử dụng? Điều đó cần phải chờ kết quả của cuộc những cuộc điều tra nghiêm túc, khách quan, công bằng. Chỉ trên cơ sở đó Liên hợp quốc mới có thể đưa ra những hình phạt thích đáng, đúng người, đúng tội./.
Khôn khéo hay bất đắc dỹ?  (09/09/2013)
Xy-ri trước nguy cơ chiến tranh xâm lược cận kề  (09/09/2013)
Gắn công tác bồi dưỡng cán bộ với xây dựng Đảng  (09/09/2013)
Văn phòng Chính phủ Việt Nam - Lào thúc đẩy hợp tác  (09/09/2013)
Việt Nam phát triển quan hệ toàn diện với Canada  (09/09/2013)
Quy định về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam  (09/09/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên