Nga sẽ không dẫn độ Edward Snowden vì không có hiệp định dẫn độ với Mỹ
Nga sẽ không dẫn độ cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden do không có hiệp định dẫn độ giữa hai nước.Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố như trên trong cuộc trả lời phỏng vấn của Kênh truyền hình số 1 của Nga và Hãng thông tấn AP của Mỹ ngày 4-9-2013.
Tổng thống Nga khẳng định trên thế giới có những quy định và thủ tục nhất định để tội phạm có thể và cần phải bị dẫn độ cho một nước khác nếu như có một hiệp định tương ứng. Nga đã nhiều lần đề nghị Mỹ ký kết một hiệp định dẫn độ giữa hai nước, nhưng Mỹ đã từ chối.
Người đứng đầu nhà nước Nga nhấn mạnh "có những kẻ phạm tội buôn người, thậm chí giết người tại Nga chạy sang Mỹ và các đồng nghiệp Mỹ biết rõ điều đó, nhưng đã không dẫn độ về Nga". Ông V. Putin cho biết Nga không bảo vệ E. Snowden dưới bất kỳ hình thức nào và cũng không phán xét liệu E. Snowden có phạm tội gì ở Mỹ hay không, nhưng do không có hiệp định dẫn độ với Mỹ nên Nga buộc phải cho phép E. Snowden tạm trú tại Nga.
Ngày 6-8, Edward Snowden lúc đó đang bị chính quyền Mỹ truy lùng gắt gao, đã chính thức được đăng ký tạm trú tại Nga và sự việc này đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước Nga và Mỹ, trong đó có việc Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), dự kiến diễn ra tại St. Petersburg vào tháng 9.
E. Snowden từng làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng của CIA và đã tiết lộ nhiều thông tin gây chấn động, trong đó có việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) thực hiện chương trình theo dõi tuyệt mật mang tên PRISM, cho phép NSA và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy cập trực tiếp vào hệ thống máy chủ của các công ty mạng hàng đầu thế giới để thu thập thông tin và nghe lén cuộc thoại không chỉ của hàng triệu người Mỹ ở trong nước, mà còn cả công dân Mỹ ở nước ngoài và công dân nhiều nước khác. Nhiều cơ quan của Liên minh châu Âu (EU) cũng bị theo dõi. Vụ việc đã phủ bóng đen lên quan hệ giữa Mỹ với nhiều nước, đặc biệt là các đồng minh châu Âu và một số nước ở khu vực Mỹ Latinh./.
Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác quặng titan  (04/09/2013)
Chăm lo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội  (04/09/2013)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai giảng năm học mới tại các địa phương  (04/09/2013)
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Thường vụ Quân ủy Trung ương  (04/09/2013)
Đoàn công tác của Bộ Chính trị làm việc với Văn phòng Trung ương Đảng  (04/09/2013)
Việt Nam - Cam-pu-chia tăng cường chống tội phạm xuyên quốc gia  (04/09/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay