Khai giảng Lớp Bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa II năm 2013
TCCSĐT - Sáng ngày 20-8-2013, tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai giảng Lớp Bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa II năm 2013. Đến dự và chỉ đạo buổi Lễ có đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức lớp học.
Tham gia Lớp Bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa II năm 2013 có 77 đồng chí, trong đó 1 đồng chí là cán bộ dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; 25 đồng chí đang công tác tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; 52 đồng chí đang công tác tại các cơ quan địa phương trên cả nước.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Tô Huy Rứa cho rằng, tổ chức lớp bồi dưỡng chức danh cao cấp là nhiệm vụ quan trọng, vừa nhằm bổ sung kiến thức, năng lực quản lý để các đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại, vừa tạo điều kiện để các đồng chí chuẩn bị kiến thức, năng lực thực tiễn, đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu của chức danh quy hoạch.
Đồng chí Tô Huy Rứa đề nghị Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các cơ quan hữu quan và các đồng chí học viên cần nghiêm túc thực hiện những yêu cầu sau ngay từ những ngày đầu tiên của khóa học. Một là, cần bảo đảm thật tốt nội dung của từng chuyên đề và toàn bộ chương trình của lớp học; vừa cung cấp những kiến thức cơ bản, vừa bổ sung những kiến thức mới về lý luận và thực tiễn, phù hợp với đối tượng của Lớp Bồi dưỡng. Về lý luận, cần đi sâu nghiên cứu, thấm nhuần những thành tựu phát triển mới và các giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiên cứu Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các Nghị quyết Trung ương ban hành trong những năm vừa qua. Về thực tiễn, cần hết sức coi trọng trau dồi kỹ năng xử lý tình huống trong chỉ đạo, quản lý; khả năng nghiên cứu tổng kết thực tiễn và kỹ năng xử lý tình huống trong chỉ đạo, điều hành; tăng cường các báo cáo điển hình từ thực tế công tác.
Hai là, phải đặc biệt chú trọng trau đồi về đạo đức, lối sống, tác phong của người cán bộ; gắn với học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Vì đối tượng học viên là cán bộ dự nguồn quy hoạch lãnh đạo chủ chốt của các địa phương, bộ, ban, ngành Trung ương nên việc học tập và rèn luyện đạo đức cách mạng theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất thiết phải được thực hiện một cách nghiêm túc, công phu và thấu đáo, ở mọi lúc, mọi nơi.
Ba là, chủ động và tích cực gắn bồi dưỡng lý luận, quan điểm, đường lối với nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề sinh động, phong phú và phức tạp, đòi hỏi người cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý phải kịp thời nắm bắt, phân tích và xử lý hiệu quả, phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý của mình.
Bốn là, cần thống nhất áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực đối với các lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn cao cấp và nghiêm túc trong chấm điểm, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của từng học viên. \
Năm là, cần bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Tài Chính và các địa phương, bộ, ban, ngành có liên quan trong việc bảo đảm một cách tốt nhất các điều kiện cần thiết nhằm tổ chức lớp học tiếp theo tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Theo đồng chí Tô Huy Rứa, trong thời gian tới, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành,… sẽ trực tiếp tham gia các hoạt động giảng dạy, hướng dẫn thảo luận, chấm bài thu hoạch, đề án tốt nghiệp,… Đây là một cơ hội lớn để các đồng chí học viên tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý./.
Từ Đề cương văn hóa năm 1943 đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa và những vấn đề văn hóa - xã hội đang đặt ra hiện nay  (20/08/2013)
Đừng vì hiện đại mà lại… xa dân  (20/08/2013)
Hợp tác Việt Nam - Ca-na-đa nhiều tiềm năng để phát triển  (20/08/2013)
Hợp tác Việt Nam - Ca-na-đa nhiều tiềm năng để phát triển  (20/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay