Tiếp tục phiên họp thứ 20 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
* Giảm tối đa chi phí hải quan cho doanh nghiệp
Sáng 15-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hải quan (sửa đổi), do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: TTXVN |
Những năm qua, các thủ tục hành chính về hải quan đã được quy định rõ ràng, minh bạch, đơn giản, thông thóang hơn, tạo điều kiện thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải với thời gian và chi phí giảm đi đáng kể, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Từ 2009 đến nay, ngành Hải quan đã hoàn thành việc rà soát, hệ thống hóa và công khai 239 thủ tục, sau đó tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ, hợp nhất, đến nay còn 179 thủ tục hành chính, ước giảm chi phí tuân thủ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã quy định rõ thời hạn công chức hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan chậm nhất 2 giờ làm việc; giảm thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa xuống 8 giờ; trường hợp cần thiết phải gia hạn thì thời gian gia hạn tối đa không quá 2 ngày làm việc.
Đồng thời để giảm bớt giấy tờ phải nộp không cần thiết cho cá nhân, tổ chức, dự thảo Luật đã đưa ra quy định chung theo hướng hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có. Đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan thì tùy trường hợp cụ thể phải nộp, xuất trình các chứng từ này.
Thực tế thời gian qua, cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan gắn liền với áp dụng phương thức quản lý hải quan hiện đại đã giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm (kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 157 tỷ USD tăng 23,6%, 2011 đạt 203,1 tỷ USD tăng 29,7%, 2012 đạt 228,3 tỷ USD tăng 12,1% so với năm trước). Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng việc sửa đổi Luật Hải quan hiện hành sẽ tiếp tục hướng thúc đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ kỳ vọng hơn ở dự án Luật sẽ giảm tối đa các chi phí thủ tục hải quan. Đồng thời Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu dự Luật minh bạch tối đa các thủ tục hải quan nhưng vẫn phải bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước và xây dựng hình ảnh hải quan thân thiện với doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
Góp ý với dự thảo, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định của dự án Luật phù hợp các điều ước quốc tế, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang đàm phán để tránh sau này phải sửa luật cho phù hợp với Hiệp định.
Một điểm đáng lưu ý là dự thảo đề xuất cho phép lực lượng kiểm soát hải quan được truy đuổi liên tục trong trường hợp có căn cứ xác định phương tiện vận chuyển hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan. Đồng thời, lực lượng hải quan cũng được áp dụng các biện pháp trinh sát, tuần tra và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để phòng, chống buôn lậu.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị cần sửa Pháp lệnh quản lý vũ khí và vật liệu nổ để cho phép hải quan được sử dụng quyền này. Đồng thời, ông Sơn cho rằng “phải quy định cụ thể ai là người cho phép hải quan nổ súng, rồi việc truy đuổi phương tiện vận chuyển hàng lậu được thực hiện đến đâu, truy đuổi ở mức độ nào để tránh chồng chéo với nhiệm vụ của các lực lượng khác”.
Về bộ máy hải quan, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với Bộ Tài chính tổ chức các cấp: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan; Chi cục Hải quan và đơn vị tương đương. Hệ thống tổ chức này không phụ thuộc vào địa giới hành chính mà phụ thuộc vào yêu cầu công việc; quy mô, tính chất hoạt động xuất nhập khẩu; đặc thù địa bàn, điều kiện kinh tế - xã hội.
Trong đó, cơ bản Cục Hải quan có tính chất vùng trong địa giới nhiều tỉnh; trường hợp đặc biệt phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, thông lệ quốc tế, có 2 Cục Hải quan nằm trong địa giới 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
* Chất lượng, chương trình sách giáo khoa còn nhiều bất cập
Chiều 15-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Các đại biểu thống nhất nhận định: Chất lượng,chương trình sách giáo khoa phổ thông còn quá nhiều bất cập.
Chương trình sách giáo khoa phổ thông vẫn còn quá nặng nề. Ảnh: Báo Thanh niên |
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Báo cáo giám sát đã cho thấy bức tranh khá đầy đủ, toàn diện về giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay, nhất là những bất cập, hạn chế trong chương trình sách giáo khoa.
Nhiều ý kiến thống nhất nhận định: Mặc dù đã có những đổi mới, song chương trình sách giáo khoa hiện nay thiếu tính hệ thống, liên thông giữa các cấp học, thiên về trang bị kiến thức mà chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện tư duy sáng tạo, năng lực tự học, nhất là giáo dục kỹ năng sống và đạo đức cho học sinh. Nhiều nội dung trong các môn học còn thiếu tính khả thi, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu ý kiến: "Chương trình sách giáo khoa của chúng ta quá nặng nề, không giảm tải được, chưa cân đối được giữa dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp. Bây giờ qua giám sát, giải pháp và việc gì cần làm để có thể giảm tải được cả trong chương trình và các môn học. Ở đây tôi thấy nói là giảm các môn học bắt buộc, vậy giảm ở đây là giảm môn nào?".
Qua thảo luận, các đại biểu cũng cơ bản thống nhất với đánh giá của đoàn giám sát về chương trình trung học phổ thông phân ban. Trên thực tế, việc tổ chức chương trình trung học phổ thông hiện nay gần như không còn phân ban theo đúng ý nghĩa của nó mà thực chất là việc dạy học phân hóa theo các khối thi đại học.
Hầu hết các trường THPT, kể cả nhiều trường THPT chuyên chỉ tổ chức dạy học theo ban Cơ bản kết hợp với dạy nâng cao một số môn thi đại học theo lựa chọn của học sinh. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Việc thực hiện phân ban đã không thành công.
"Rõ ràng việc phân ban của chúng ta cũng cần phải tính toán, cân nhắc kĩ lưỡng. Với 1 tỷ lệ phân ban không thành công như thế này thì tương lai của phân ban sẽ như thế nào? Có lẽ bản báo cáo giám sát này cũng phải đề cập đến hướng đi của phân ban. Không phải Bộ Giáo dục và Đào tạo không quan tâm vấn đề này, rất quan tâm nhưng đang lúng túng và phải nói đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có định hướng để giải quyết vấn đề này một cách mạnh mẽ hơn", bà Mai nêu ý kiến.
Nhiều đại biểu cho rằng, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông phải lấy hệ thống các trường sư phạm làm nòng cốt. Tuy nhiên, hiện nay, chất lượng tuyển sinh đầu vào của phần lớn các cơ sở đào tạo sư phạm trong cả nước đang giảm sút. Nhiều ý kiến đề nghị trước mắt cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên sư phạm, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình sách giáo khoa mới./.
Việt Nam là hình mẫu về phòng chống tội phạm, ma túy  (15/08/2013)
Hỗ trợ 10 địa phương khắc phục hậu quả bão, lốc  (15/08/2013)
Chuẩn bị Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt ASEAN - Trung Quốc  (15/08/2013)
Châu Á: Tăng trưởng kinh tế chưa giúp giảm nghèo  (15/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên