Chuẩn bị Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt ASEAN - Trung Quốc
Về định hướng tương lai của ASEAN giai đoạn sau 2015, các bộ trưởng nhất trí vừa phải đẩy nhanh các mục tiêu xây dựng Cộng đồng vào 2015, vừa phải khởi động trao đổi và xây dựng tầm nhìn để ASEAN tiếp tục phát triển vững mạnh và phát huy vai trò ở cả khu vực và trong các vấn đề toàn cầu trong những thập kỷ tiếp theo 2015. Theo đó, tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng nhất trí từ nay đến 31-12-2015 cần đặt ra một lộ trình để xây dựng tầm nhìn của ASEAN giai đoạn sau 2015.
Với mục tiêu đó, từ nay đến hết năm 2015, ưu tiên cao nhất là thực hiện tốt Lộ trình tiến tới Cộng đồng đã vạch ra. Các nước thành viên cần tăng cường hơn nữa các nỗ lực huy động nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình hợp tác quan trọng của ASEAN.
Về hoạch định tầm ASEAN sau 2015, các bộ trưởng thống nhất tầm nhìn sau 2015 vừa phải thể hiện tầm nhìn dài hạn, vừa kế thừa và nhân lên các thành tựu của quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009 - 2015. Các bộ trưởng sẽ kiến nghị Lãnh đạo Cấp cao ra Tuyên bố chính trị về việc xây dựng Định hướng tại Cấp cao ASEAN 23 vào tháng 10 tới…
Thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc
Về chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Đặc biệt ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược hai bên, các bộ trưởng khẳng định Quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc thời gian qua đã phát triển nhanh chóng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế và hợp tác chuyên ngành, mang lại lợi ích chung cho cả ASEAN và Trung Quốc, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực.
Cùng với việc tiếp tục thúc đẩy các mặt hợp tác trên, ASEAN và Trung Quốc cần nỗ lực tăng cường hơn nữa hợp tác trên 11 lĩnh vực hợp tác ưu tiên đã được xác định (gồm nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển nguồn lực, đầu tư hai chiều, phát triển Lưu vực sông Mê Công, giao thông, năng lượng, văn hóa, du lịch, y tế cộng đồng và môi trường).
Các bộ trưởng đánh giá cao các kết quả tích cực trong triển khai thực hiện, nhất là về kinh tế - thương mại. Cho đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng liên tục, đạt gần 400 tỷ USD trong năm 2012, tổng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đạt hơn 100 tỷ USD. Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, trong khi ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc.
Các bộ trưởng nhất trí trong thời gian tới cần tiếp tục thúc đẩy Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc; tăng cường kết nối, phấn đấu đưa thương mại hai chiều lên mức 500 tỷ USD vào năm 2015. Trong khuôn khổ kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc sẽ nhóm họp phiên đặc biệt vào ngày 28 đến ngày 30-8-2013 và dự kiến sẽ ra Tuyên bố chung kỷ niệm nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 16 tại Brunei vào tháng 10-2013.
Về Biển Đông, các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển.
Đặc biệt, các bộ trưởng nhấn mạnh hai bên, nhân dịp này, càng cần phải quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa việc thương lượng và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm bảo đảm tốt hơn hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Đưa quan hệ Hiệp hội lên tầm cao mới
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh các nội dung có tính nguyên tắc khi xây dựng Tầm nhìn sau 2015 là phải vừa thể hiện tầm nhìn dài hạn, vừa kế thừa và nhân lên các thành tựu của quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009 - 2015 trên cả 3 trụ cột Cộng đồng.
Theo đó, các biện pháp trong định hướng cần hướng tới việc đưa liên kết của Hiệp hội lên một tầm cao mới với mức độ liên kết, hợp tác sâu rộng hơn cả về chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội, trên tinh thần bảo đảm giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Nhất là nguyên tắc “đồng thuận”, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và thúc đẩy việc xây dựng, chia sẻ và phát huy các giá trị/chuẩn mực chung của Hiệp hội lên tầm khu vực và thúc đẩy nâng cao cuộc sống và hướng tới người dân. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề xuất thực hiện một số bước triển khai cụ thể phục vụ xây dựng định hướng.
Về quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc, Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết nâng quan hệ hai bên lên một tầm cao mới, trên cơ sở quan hệ hữu nghị, láng giềng thân thiện và cùng có lợi. Bộ trưởng cũng đề xuất một số biện pháp thúc đẩy quan hệ hai bên...
Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng duy trì môi trường hòa bình, an ninh, ổn định tại Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đồng thời khẳng định lại cam kết các bên thực hiện đầy đủ, hiệu quả mọi khía cạnh của Tuyên bố DOC; khẳng định sự cần thiết của việc sớm hoàn tất Bộ quy tắc ửng xử COC./.
Châu Á: Tăng trưởng kinh tế chưa giúp giảm nghèo  (15/08/2013)
Vấn đề lịch sử khuấy động quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc  (15/08/2013)
Virus H7N9 có thể lây qua đường bài tiết của người  (15/08/2013)
Chuẩn bị diễn ra “Những ngày Hà Nội tại Mátxcơva”  (15/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên