IMF: Nhật Bản cần kế hoạch kinh tế trung hạn tin cậy
IMF cũng hối thúc Nhật Bản thông qua một chương trình trung hạn tin cậy bao gồm việc tăng thuế tiêu dùng và bãi bỏ quy định đối với ngành nông nghiệp và dịch vụ.
Theo IMF, những nỗ lực kích cầu mạnh mẽ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã mang lại một cú hích mạnh mẽ đối với tăng trưởng. IMF dự đoán nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này sẽ có mức tăng trưởng 2% trong cả năm 2013 trong khi lạm phát sẽ tăng dần.
Tuy vậy, IMF cảnh báo rằng bên cạnh những nỗ lực kích cầu thông qua chính sách tiền tệ và tài khoá, Chính phủ Nhật Bản cần phải theo đuổi tiến trình cải cách kinh tế. IMF đã nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chương trình khôi phục kinh tế "ba mũi tên" để làm hồi sinh nền kinh tế của Nhật Bản sau hơn một thập niên trì trệ.
IMF cho rằng chương trình này, bắt đầu được triển khai từ năm 2013 với một sự kết hợp chi tiêu chính phủ dựa nguồn vốn vay gia tăng và các biện pháp nới lỏng định lượng từ Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ), với việc thúc đẩy nền kinh tế nước này tăng trưởng 4,1% trong quý I-2013.
Theo IMF, những nỗ lực trên cũng dường như mang lại kết quả về khía cạnh thúc đẩy lạm phát, mà BOJ muốn nâng lên 2% có thể duy trì tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Tình hình giá cả hàng hoá và dịch vụ ở Nhật Bản vẫn còn thấp nhưng, trong một dấu hiệu hứa hẹn, đã tăng trong các tháng Ba, Bốn và Năm. Những nỗ lực kích cầu của Nhật Bản đã làm giảm giá trị đồng yên, tăng cường xuất khẩu, và nâng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Tôkyô cũng như giá bất động sản.
Tuy vậy, IMF cho rằng triển vọng hồi phục của Nhật Bản vẫn "thuận lợi nhưng thường xuyên bất ổn." Thứ nhất là Nhật Bản không có nhiều kinh nghiệm về chính sách trong việc đưa ra lộ trình để nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn giảm phát kéo dài. Thứ hai, Nhật Bản mới chỉ đưa ra sự phác thảo mang tính khái quát về những sự cải cách mà IMF cho rằng là cần thiết để duy trì đà hồi phục.
Theo IMF, "Chính phủ Nhật Bản mới đây đã đưa ra một lịch trình tăng trưởng rõ ràng nhưng các chi tiết quan trọng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và sẽ được công bố trong những tháng tới".
Các bước đi chính xác để tăng số việc làm mới, tăng tính linh hoạt hoạt của thị trường lao động, giảm bớt những quy định rườm rà trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ, đồng thời nâng cao vai trò của lĩnh vực tài chính trong việc hỗ trợ tăng trưởng, sẽ là nhân tố chủ chốt cho sự thành công của nỗ lực làm hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản.
Ngoài ra, chính phủ nước này cần có "một kế hoạch thuyết phục và tin cậy" để giải quyết "núi" nợ đang gia tăng./.
New Zealand sẽ tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam  (06/08/2013)
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình  (06/08/2013)
Bộ trưởng Ngoại giao sang thăm chính thức Nam Phi  (06/08/2013)
Việt Nam ngày càng có vai trò, tiếng nói ở ASEAN  (06/08/2013)
Đại sứ Việt Nam bàn với nhiều thống đốc bang Mỹ về TPP  (06/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên