Dễ mà khó sau thắng cử
15:39, ngày 26-07-2013
TCCSĐT - Chính trường Nhật Bản tiếp tục thiên hữu và ổn định ít nhất trong 3 năm tới. Đó là thực chất kết quả cuộc bầu cử Thượng viện ngày 21-7 vừa qua ở nước này. Vị thế quyền lực của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và đương kim Thủ tướng Sin-dô A-bê được củng cố và tăng cường với thắng cử vang dội.
Với đa số có được trong Thượng viện, chính phủ liên hiệp giữa Đảng LDP và Đảng Komeito do Thủ tướng Sin-dô A-bê đứng đầu đã kiểm soát được cả lưỡng viện lập pháp và vô hiệu hóa được phe đối lập trong thời gian ít nhất từ nay tới năm 2016. Nhưng nếu để sửa đổi hiến pháp hiện hành như kỳ vọng thì Thủ tướng Sin-dô A-bê đã không đạt được mục tiêu ấy trong cuộc bầu cử này bởi phe chính phủ không giành được đa số hai phần ba trong Thượng viện. Tuy nhiên, để thực hiện những ý tưởng chính sách vốn đã bị cản trở bởi phe đối lập thì có thể nói, cơ hội nay đã đến với vị Thủ tướng này.
Lần đầu tiên kể từ gần một thập kỷ nay, phe chính phủ cầm quyền ở Nhật Bản mới lại đồng thời kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện. Kết quả của cuộc bầu cử Thượng viện vừa qua đã đưa lại sự ổn định chính trị cho 3 năm tới. Thắng cử của Đảng LDP cũng đồng thời là thắng cử của cá nhân Thủ tướng Sin-dô A-bê và của hệ thống chính sách kinh tế mới của tân Thủ tướng Sin-dô A-bê được gọi chung bằng khái niệm A-bê-nô-míc (Abenomics). Trước đây cũng như từ sau khi trở lại cầm quyền, ông S. A-bê luôn bộc lộ những quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Vì vậy, chính trường Nhật Bản đang tiếp tục nghiêng thêm về phía cánh hữu.
Được cử tri ủng hộ, với uy tín cao trong dư luận xã hội và nền tảng quyền lực vững chắc như thế, Thủ tướng Sin-dô A-bê có thể cầm quyền thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dễ thế mà cũng khó đấy bởi thuận lợi vậy mà không phải tự khắc sẽ thành công. “Abenomics” đã đưa lại những kết quả ban đầu. Tình trạng giảm phát dai dẳng từ hơn hai thập kỷ nay ở Nhật Bản đã bắt đầu có dấu hiệu thay đổi. Nhưng nếu chỉ với tiếp tục in tiền để bơm tiền vào thị trường và giảm giá đồng yên (trụ cột thứ nhất của “Abenomics”) cũng như với những chương trình tài chính của chính phủ ở mức độ lớn để kích cầu đúng như chính sách trọng cầu của Giôn Mây-nơ Kên-xơ (John Maynard Keynes) (trụ cột thứ hai của “Abenomics”) thì Thủ tướng Sin-dô A-bê chưa thể đưa lại tăng trưởng kinh tế cao và năng động cho Nhật Bản.
Hiện nay ở đất nước Mặt trời mọc, thị trường lao động đã quá sơ cứng, mức thuế đã quá cao, quy định về bảo vệ môi trường quá ngặt nghèo, ngoại thương được bảo hộ quá nhiều và an ninh năng lượng chưa được bảo đảm. Với 240% so với GDP, nợ công của Nhật Bản giữ kỷ lục trong số các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Gần 25% người Nhật Bản hiện trên 65 tuổi. Số người có công ăn việc làm ở nước này giảm liên tục hàng năm từ 0,4 đến 0,8%. So với năm 1995, số người trong độ tuổi lao động ở Nhật Bản hiện đã giảm 6 triệu người, trong khi chi phí cho phúc lợi và bảo hiểm xã hội lại tăng gấp đôi, bằng 20% GDP. Thủ tướng Sin-dô A-bê chủ trương tăng lạm phát nhưng làm như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới diện người nhận lương hưu và sống nhờ trợ cấp, phúc lợi xã hội.
Nếu không giải quyết được những vấn đề này thì Thủ tướng Sin-dô A-bê không thể gây dựng được tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững. Không nhanh chóng phục hồi được tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội thì chính Thủ tướng Sin-dô A-bê cũng sẽ gặp nguy cơ nhanh chóng bị mất lòng tin của cử tri, làm họ thất vọng và cuối cùng thì “Abenomics” cũng không tránh khỏi bị thất bại. Vì thế, câu hỏi được dư luận hiện quan tâm nhiều nhất là ông S. A-bê sẽ sử dụng vị thế quyền lực mới để ưu tiên cho việc gì.
Có thể Thủ tướng Sin-dô A-bê sẽ ưu tiên thực hiện những cuộc cải cách cơ cấu trên lĩnh vực y tế, nông nghiệp, thuế và năng lượng; cũng có thể ông sẽ hướng tới việc thúc đẩy đàm phán thành lập các khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương với EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN và với các bên tham gia TPP do Mỹ chủ xướng hoặc thực thi ý muốn sửa đổi hiến pháp hiện hành theo hướng quân đội Nhật Bản được tăng cường vũ trang, tham gia các hoạt động quân sự ở bên ngoài lãnh thổ nhằm đưa lại vai trò và ảnh hưởng chính trị - an ninh thế giới to lớn hơn cho Nhật Bản. Tuy nhiên dù ưu tiên cho việc gì, dư luận cũng sẽ đặc biệt chú ý đến Thủ tướng Sin-dô A-bê trong việc xử lý quan hệ với Trung Quốc như thế nào và có tới thăm viếng ngôi đến Yashukuni hay không. Khi tranh cử, ai chẳng muốn thắng cử. Nhưng thắng cử vừa qua lại đặt chính Thủ tướng Sin-dô A-bê trước những thách thức và khó khăn mới./.
Lần đầu tiên kể từ gần một thập kỷ nay, phe chính phủ cầm quyền ở Nhật Bản mới lại đồng thời kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện. Kết quả của cuộc bầu cử Thượng viện vừa qua đã đưa lại sự ổn định chính trị cho 3 năm tới. Thắng cử của Đảng LDP cũng đồng thời là thắng cử của cá nhân Thủ tướng Sin-dô A-bê và của hệ thống chính sách kinh tế mới của tân Thủ tướng Sin-dô A-bê được gọi chung bằng khái niệm A-bê-nô-míc (Abenomics). Trước đây cũng như từ sau khi trở lại cầm quyền, ông S. A-bê luôn bộc lộ những quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Vì vậy, chính trường Nhật Bản đang tiếp tục nghiêng thêm về phía cánh hữu.
Được cử tri ủng hộ, với uy tín cao trong dư luận xã hội và nền tảng quyền lực vững chắc như thế, Thủ tướng Sin-dô A-bê có thể cầm quyền thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dễ thế mà cũng khó đấy bởi thuận lợi vậy mà không phải tự khắc sẽ thành công. “Abenomics” đã đưa lại những kết quả ban đầu. Tình trạng giảm phát dai dẳng từ hơn hai thập kỷ nay ở Nhật Bản đã bắt đầu có dấu hiệu thay đổi. Nhưng nếu chỉ với tiếp tục in tiền để bơm tiền vào thị trường và giảm giá đồng yên (trụ cột thứ nhất của “Abenomics”) cũng như với những chương trình tài chính của chính phủ ở mức độ lớn để kích cầu đúng như chính sách trọng cầu của Giôn Mây-nơ Kên-xơ (John Maynard Keynes) (trụ cột thứ hai của “Abenomics”) thì Thủ tướng Sin-dô A-bê chưa thể đưa lại tăng trưởng kinh tế cao và năng động cho Nhật Bản.
Hiện nay ở đất nước Mặt trời mọc, thị trường lao động đã quá sơ cứng, mức thuế đã quá cao, quy định về bảo vệ môi trường quá ngặt nghèo, ngoại thương được bảo hộ quá nhiều và an ninh năng lượng chưa được bảo đảm. Với 240% so với GDP, nợ công của Nhật Bản giữ kỷ lục trong số các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Gần 25% người Nhật Bản hiện trên 65 tuổi. Số người có công ăn việc làm ở nước này giảm liên tục hàng năm từ 0,4 đến 0,8%. So với năm 1995, số người trong độ tuổi lao động ở Nhật Bản hiện đã giảm 6 triệu người, trong khi chi phí cho phúc lợi và bảo hiểm xã hội lại tăng gấp đôi, bằng 20% GDP. Thủ tướng Sin-dô A-bê chủ trương tăng lạm phát nhưng làm như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới diện người nhận lương hưu và sống nhờ trợ cấp, phúc lợi xã hội.
Nếu không giải quyết được những vấn đề này thì Thủ tướng Sin-dô A-bê không thể gây dựng được tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững. Không nhanh chóng phục hồi được tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội thì chính Thủ tướng Sin-dô A-bê cũng sẽ gặp nguy cơ nhanh chóng bị mất lòng tin của cử tri, làm họ thất vọng và cuối cùng thì “Abenomics” cũng không tránh khỏi bị thất bại. Vì thế, câu hỏi được dư luận hiện quan tâm nhiều nhất là ông S. A-bê sẽ sử dụng vị thế quyền lực mới để ưu tiên cho việc gì.
Có thể Thủ tướng Sin-dô A-bê sẽ ưu tiên thực hiện những cuộc cải cách cơ cấu trên lĩnh vực y tế, nông nghiệp, thuế và năng lượng; cũng có thể ông sẽ hướng tới việc thúc đẩy đàm phán thành lập các khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương với EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN và với các bên tham gia TPP do Mỹ chủ xướng hoặc thực thi ý muốn sửa đổi hiến pháp hiện hành theo hướng quân đội Nhật Bản được tăng cường vũ trang, tham gia các hoạt động quân sự ở bên ngoài lãnh thổ nhằm đưa lại vai trò và ảnh hưởng chính trị - an ninh thế giới to lớn hơn cho Nhật Bản. Tuy nhiên dù ưu tiên cho việc gì, dư luận cũng sẽ đặc biệt chú ý đến Thủ tướng Sin-dô A-bê trong việc xử lý quan hệ với Trung Quốc như thế nào và có tới thăm viếng ngôi đến Yashukuni hay không. Khi tranh cử, ai chẳng muốn thắng cử. Nhưng thắng cử vừa qua lại đặt chính Thủ tướng Sin-dô A-bê trước những thách thức và khó khăn mới./.
Tuyên bố chung hai nguyên thủ Việt Nam và Hoa Kỳ  (26/07/2013)
Tư tưởng và việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đền ơn đáp nghĩa  (26/07/2013)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama  (26/07/2013)
Hội nghị về bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN  (25/07/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên