Công bố báo cáo kiểm toán năm 2012 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2011
Kết quả cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 721.804 tỷ đồng, vượt 21,3% dự toán; tổng chi ngân sách nhà nước là 787.554 tỷ đồng, vượt 8,5% dự toán, do chi đầu tư phát triển vượt 37%, chi thường xuyên bằng 99,6% dự toán.
Tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 5,89%; bội chi ngân sách nhà nước được giữ ở mức 4,4% GDP, thấp hơn 0,9% mức Quốc hội cho phép (5,3%); dư nợ Chính phủ bằng 43,1% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 41,5% GDP, dư nợ công bằng 54,9% GDP.
Theo báo cáo, mặc dù việc chi sai chế độ, định mức đã giảm dần song vẫn còn những thiếu sót, hạn chế trong lập và giao dự toán, trong chấp hành pháp luật kê khai thuế, xác định ưu đãi thuế…, dẫn đến tình trạng kê khai sai số thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu 1.991,5 tỷ đồng.
Cũng theo kết quả kiểm toán, có 23/28 tỉnh, thành phố được kiểm toán đều chi vượt dự toán chi thường xuyên được Hội đồng nhân dân giao đầu năm, trong đó 13/28 địa phương chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể vượt trên 30%. Trong điều hành ngân sách, sử dụng 386 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, nguồn thu tiền sử dụng đất, nguồn cải cách tiền lương, dự phòng... để chi thường xuyên sai quy định. Những hạn chế trong công tác quản lý đầu tư chậm được khắc phục, như: công tác quy hoạch còn hạn chế; chất lượng khảo sát không bảo đảm; đầu tư thiếu đồng bộ; chỉ định thầu còn chiếm tỷ lệ cao; thi công không bảo đảm tiến độ; nghiệm thu sai khối lượng, đơn giá, định mức… gây lãng phí vốn đầu tư.
Có 18/28 địa phương được kiểm toán chưa trích đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định; 13/28 địa phương còn sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi thường xuyên, chi giải phóng mặt bằng, tạm ứng cho các nhiệm vụ phát sinh tại địa phương... không đúng quy định 3.368 tỷ đồng. Ngoài ra, một số địa phương báo cáo sai nguồn cải cách tiền lương được để lại từ nguồn thu học phí, viện phí và thu sự nghiệp khác, nguồn năm trước chuyển sang dẫn đến việc Bộ Tài chính cấp thừa nguồn cải cách tiền lương cho một số địa phương (114 tỷ đồng).
Về kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2011, Kiểm toán Nhà nước cho biết tính đến ngày 31-12-2012 đã xử lý được 71,62% (tương đương 15.198,9/21.220,98 tỷ đồng) tổng số kiến nghị (năm 2010 về niên độ ngân sách 2009 đạt 68,9%).
Đối với niên độ ngân sách năm 2011, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Chính phủ xử lý tài chính 14.710,8 tỷ đồng (tăng thu 2.184,3 tỷ đồng; giảm chi 2.458,9 tỷ đồng; nợ đọng phát hiện tăng thêm 957,8 tỷ đồng; nộp, hoàn trả và quản lý qua ngân sách nhà nước 8.858 tỷ đồng; xử lý khác 251,8 tỷ đồng), sửa đổi, bổ sung 78 văn bản không phù hợp với quy định chung của Nhà nước.
Tại buổi họp báo, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái cho biết, hầu hết các tổ chức tín dụng được kiểm toán có lợi nhuận không cao hoặc giảm so với năm 2010; một số đơn vị không bảo đảm một số tỷ lệ an toàn vốn tại nhiều thời điểm theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Trong khi đó, nhu cầu vốn giá rẻ cho nền kinh tế chưa được đáp ứng đầy đủ; tăng trưởng tín dụng thấp hơn mục tiêu đề ra; nợ xấu tăng; hiệu quả các khoản đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết còn thấp; điều hành thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế...
Về công tác thanh, kiểm tra, đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết, thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát cả các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài trong khi Kiểm toán Nhà nước sẽ chỉ thực hiện kiểm toán Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái cho biết: Có lúc Kiểm toán Nhà nước phát hiện ra sai phạm, kiến nghị xử lý tuy nhiên thanh tra lại chưa có ý kiến gì. Ví dụ như sai phạm trần lãi suất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB).
Về cơ bản, các tổ chức tài chính, ngân hàng hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ được giao, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động. Nhưng hầu hết trong số các tổ chức tài chính ngân hàng đạt lợi nhuận không cao hoặc giảm so với năm 2011. Tại nhiều thời điểm trong năm 2011, một số đơn vị không bảo đảm tỷ lệ an toàn; nhiều hoạt động của tổ chức tài chính, ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, nguy cơ mất vốn lớn. Đặc biệt, hầu hết các đơn vị được kiểm toán chưa thực hiện nghiêm Nghị quyết 11/NQ-CP trong việc hạn chế, không khuyến khích đầu tư, cho vay lĩnh vực bất động sản, chứng khoán./.
Phiên họp lần thứ 8 Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (25/07/2013)
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt  (25/07/2013)
Việt Nam coi trọng hợp tác với Hoa Kỳ  (25/07/2013)
Bình Thuận chú trọng lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4  (25/07/2013)
Đề nghị Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam  (25/07/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên