Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt
Chào mừng hai ngài đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Nhật Bản; khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trên các lĩnh vực nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư... vì lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước.
Hiện Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất của Việt Nam và cũng là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược bền vững, lâu dài Việt Nam-Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao vai trò của Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt và của Keidanren trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước về kinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt là đóng góp của Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt trong triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt - Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam...
Thủ tướng mong muốn Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt cũng như Keidanren tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ có hiệu quả nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa luồng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.
Thủ tướng tin tưởng, việc thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn V thời gian tới sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong 6 ngành ưu tiên trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản là: điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông - thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô.
Ông Takahasi Kyohei cho biết, đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật trong chuyến làm việc tại Việt Nam lần này sẽ dự cuộc họp đối thoại chính sách lần thứ nhất giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Keidanren và dự cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn V.
Tại cuộc họp đối thoại chính sách lần thứ nhất giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Keidanren, hai bên sẽ thảo luận những biện pháp hướng tới mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam; trao đổi về triển vọng và thách thức trong quan hệ kinh tế Việt Nam và Nhật Bản; trao đổi về các phương thức đầu tư đặc thù.
Ông Takahasi Kyohei cũng nhận định, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã được thực hiện thành công trong 4 giai đoạn qua, việc khởi động và thực hiện giai đoạn V của Sáng kiến này sẽ tiếp tục có những tác động lớn về nhiều mặt, góp phần cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Ông Takahasi Kyohei và ông Nakamura Kunihira tin tưởng, với sự nỗ lực của cả hai bên, hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản sẽ tiếp tục đạt được những thành công mới; đồng thời mong muốn Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản sang khảo sát thực tế, tìm kiếm cơ hội và hợp tác đầu tư hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam./.
Việt Nam coi trọng hợp tác với Hoa Kỳ  (25/07/2013)
Bình Thuận chú trọng lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4  (25/07/2013)
Đề nghị Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam  (25/07/2013)
Kế thừa và phát huy tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng  (25/07/2013)
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Myanmar  (24/07/2013)
Các hoạt động nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ  (24/07/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên