Dạy tiếng Đức trong các trường phổ thông Việt Nam
Thỏa thuận hợp tác này nhằm giúp việc giảng dạy tiếng Đức đáp ứng được về số lượng và chất lượng tại một số trường phổ thông được lựa chọn ở Việt Nam. Các học sinh phổ thông Việt Nam sẽ được cung cấp các kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Đức đủ để tiếp tục theo học tại một trường dự bị đại học hoặc vào học đại học trực tiếp tại Đức.
Trước đó, từ tháng 5-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức đã thí điểm đưa tiếng Đức vào giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai tại một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Việt Nam. Thỏa thuận hợp tác ký kết hôm nay đã khép lại dự án thí điểm dạy tiếng Đức thành công và bước sang một giai đoạn mới. Theo đó, học sinh có thể lựa chọn tiếng Đức để học ở trường như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai bên cạnh các thứ tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Nga và tiếng Trung.
Lễ ký kết thỏa thuận này là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến "Trường học - Đối tác của tương lai". Đây là một sáng kiến do Bộ Ngoại giao Đức khởi xướng thực hiện với sự hợp tác của Ủy ban Giáo dục Phổ thông Đức ở nước ngoài (ZfA), Viện Goethe (GI), Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) và Cơ quan Trao đổi Sư phạm Đức thuộc Hội nghị các bộ trưởng Văn hóa (PAD). Chương trình đã liên kết 1.500 trường phổ thông chú trọng dạy tiếng Đức trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, có trên 1.400 học sinh tại một số trường phổ thông được lựa chọn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đang học tiếng Đức theo chương trình này./.
Phấn đấu đạt cao nhất thu ngân sách nhà nước năm 2013  (17/07/2013)
Ông Kerry tới Jordan thúc đẩy hòa bình Trung Đông  (17/07/2013)
Putin: Quan hệ với Mỹ quan trọng hơn vụ Snowden  (17/07/2013)
Hai miền Triều Tiên đàm phán lần thứ tư về Khu công nghiệp Kaesong  (17/07/2013)
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc tăng mạnh  (17/07/2013)
Tăng cường hợp tác công đoàn giữa các nước ASEAN đối với lao động di cư  (17/07/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên