Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tiếp trong quý 2
Theo NBS, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý 2 năm nay đạt 24.800 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 4.000 tỷ USD).
Mức tăng trưởng GDP 7,5% của quý 2 vừa qua giảm 0,2% so với quý 1, song vẫn nằm trong mục tiêu giữ tăng trưởng từ 7,5% trở lên được Chính phủ Trung Quốc đặt ra trước đó. Tính 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP đạt mức 7,6%.
Tại một cuộc họp báo, người phát ngôn NBS khẳng định kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Các chỉ số kinh tế chủ chốt nằm trong phạm vi hợp lý, tuy nhiên môi trường kinh tế vẫn diễn biến rất phức tạp.
Theo số liệu được NBS công bố cùng ngày, sản lượng công nghiệp Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm nay đạt tăng trưởng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 0,2 điểm phần trăm so với số liệu ghi nhận của quý 1 và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 10% của cả năm 2012.
Đầu tư vào tài sản cố định, phản ánh mức đầu tư của chính phủ và tư nhân vào cơ sở hạ tầng, trong cùng giai đoạn trên đạt tăng trưởng 20,1%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với quý 1. Trong khi đó, doanh thu bán lẻ 6 tháng đầu năm tăng trưởng 12,7% với 1.800 tỷ USD, tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý 1./.
Phát động cuộc thi tôn vinh nữ sinh viên Việt Nam  (15/07/2013)
Sản lượng công nghiệp Eurozone tháng 5 giảm 0,3%  (15/07/2013)
Indonesia cần điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng  (15/07/2013)
Hai miền Triều Tiên đàm phán vòng ba về Kaesong  (15/07/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 08 đến ngày 14-7-2013  (15/07/2013)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên