Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với giai cấp công nhân Trung Quốc
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, cùng với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân Trung Quốc đã có những biến đổi to lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức trước sự tác động mạnh mẽ của tiến trình toàn cầu hóa kinh tế.
Từ những tác động tích cực...
Toàn cầu hóa kinh tế khiến cuộc sống của giai cấp công nhân Trung Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt. Hiện nay, thu nhập thực tế của công nhân Trung Quốc đã tăng khá mạnh, phúc lợi xã hội và chi phí bảo hiểm xã hội của công nhân ngày càng cao, xu thế gia đình hóa xe hơi đã xuất hiện nhiều nơi ở Trung Quốc. Cùng với sự cải thiện về điều kiện nhà ở, trang thiết bị công cộng và việc rút ngắn thời gian lao động, số ngày nghỉ lễ, nghỉ tết tăng lên, công việc của công nhân Trung Quốc đã có phần nhàn hơn, mức chi tiêu dành cho du lịch, vui chơi giải trí cũng tăng khá mạnh. Tất cả những điều này đã tăng cường sự gắn kết trong đội ngũ công nhân, củng cố vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Trung Quốc trong thời kỳ mới.
Năm |
Mức lương trung bình hằng năm |
Mức lương trung bình hằng tháng |
2000 |
9371 |
780.9 |
2001 |
10870 |
905.8 |
2002 |
12422 |
1035.2 |
2003 |
14040 |
1170.0 |
2004 |
16024 |
1335.3 |
2005 |
18405 |
1533.8 |
2006 |
21001 |
1750.1 |
(Theo nguồn của Tổng cục Thống kê quốc gia Trung quốc)
Toàn cầu hóa kinh tế không những trang bị cho giai cấp công nhân Trung Quốc trình độ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh trong nội bộ giai cấp công nhân. Trình độ kỹ thuật hóa, tri thức hóa của đội ngũ công nhân ngày càng cao, số lượng thanh niên có bằng cấp, trình độ cao, thu nhập cao không ngừng gia tăng. Đồng thời, công cuộc cải cách mở cửa và cơ chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao vị thế và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của giai cấp công nhân Trung Quốc trên trường quốc tế.
... Đến những mặt trái của toàn cầu hóa kinh tế
Ngoài những tác động tích cực, toàn cầu hóa kinh tế cũng gây ra không ít tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của giai cấp công nhân Trung Quốc trong thời kỳ mới:
Đội ngũ công nhân thất nghiệp tăng mạnh: Vấn đề dân số mà lịch sử để lại đã tạo nên sự dư thừa về lực lượng lao động ở Trung Quốc. Chính điều này tạo ra nguy cơ thất nghiệp tiềm ẩn ngay từ trước khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa. Với việc thay đổi cơ chế quản lý kinh doanh và áp dụng theo mô hình doanh nghiệp hiện đại, nguy cơ thất nghiệp tiềm ẩn này đã dần dần bộc lộ, xuất hiện một loạt công nhân thất nghiệp mới. Theo công bố của Bộ Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc, quý II năm 2004, số công nhân thất nghiệp trên toàn Trung Quốc là 6,18 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 3,8%.
Số lượng công nhân trong hệ thống quốc doanh giảm mạnh: Cùng với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp ở nông thôn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, kết hợp với việc nới lỏng trong chế độ hộ khẩu và những đột phá cải cách mạnh mẽ trong chế độ sử dụng lao động, thành phần đội ngũ công nhân Trung Quốc ngày càng biến động. Số công nhân trong các doanh nghiệp thuộc chế độ công hữu vẫn chiếm đại đa số, song tỷ lệ này đang có xu hướng giảm đi. Theo thống kê, cuối tháng 6-1997, Trung Quốc có 146,7 triệu công nhân, viên chức ở thành thị, trong đó số công nhân viên chức trong các đơn vị kinh tế quốc doanh là 108,5 triệu người, giảm 1 triệu người so với cuối năm 1996; số lượng công nhân viên chức trong các đơn vị kinh tế tập thể ở thành thị là 28,8 triệu người, giảm 773 nghìn người, trong khi đó, số lượng công nhân viên chức trong các đơn vị kinh tế khác như các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư của nước ngoài lại tăng thêm 35 nghìn người.
Thay đổi nghề nghiệp tăng mạnh: Cùng với việc thay đổi cơ chế sử dụng người lao động, cơ hội lựa chọn lẫn nhau giữa doanh nghiệp và công nhân, viên chức đã tự do hơn, chủ động hơn trước kia. Điều này đã khiến ý thức tự chủ của viên chức tăng lên rõ rệt, là yếu tố tạo nên sự thay đổi lớn trong nghề nghiệp. Cụ thể là: thay đổi giữa các chế độ sở hữu, tức xuất hiện hiện tượng công nhân trong các doanh nghiệp quốc doanh chuyển sang doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh có 100% vốn đầu tư nước ngoài; thay đổi trong kết cấu: cùng với các hoạt động xã hội hóa sản xuất và nâng cao trình độ, sốlượng công nhân viên chức chuyển từ ngành công nghiệp sang ngành dịch vụ tăng mạnh, đồng thời cũng có một bộ phận công nhân chuyển từ hoạt động sản xuất công nghiệp sang hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp (phần lớn là các công nhân mất việc làm ở thành phố); thay đổi giữa lao động chân tay và lao động trí óc; ngoài ra số lượng công nhân thay đổi tự do cũng tăng đáng kể.
Nội bộ giai cấp công nhân xuất hiện nhiều nhóm đối tượng có lợi ích khác nhau. Sau gần 30 năm cải cách mở cửa, giai cấp công nhân Trung Quốc đã xuất hiện sự phân hóa rõ rệt, hình thành các nhóm đối tượng có lợi ích khác nhau: đội ngũ quản lý doanh nghiệp như giám đốc phân xưởng, giám đốc công ty, chủ tịch hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý v.v..; nhóm nhân viên văn phòng với số cán bộ trí thức chiếm đa số, bao gồm kỹ thuật viên trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật cao, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán và các chuyên viên cao cấp trong các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư của nước ngoài...; đội ngũ công nhân viên chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp; đội ngũ công nhân phổ thông, chủ yếu gồm các công nhân ở tuyến đầu trong các đơn vị doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, như nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý cấp cơ sở...
Phương thức hành vi, quan niệm về giá trị của giai cấp công nhân Trung Quốc có nhiều biến đổi sâu sắc, thể hiện xu hướng đa dạng hóa. Xét về chuẩn tắc giá trị có thể thấy rõ, trước kia chủ yếu đề cao sự hy sinh bản thân, nay đã chuyển sang xu hướng theo đuổi nhiều hơn về lợi ích cá nhân; xét về xu hướng lựa chọn giá trị, từ việc quan tâm nhiều hơn các vấn đề chính trị, tư tưởng, chuyển sang quan tâm nhiều hơn các vấn đề kinh tế; xét về chủ thể hành vi, ý thức chủ thể đã tăng lên rõ rệt, từ phụ thuộc chuyển sang độc lập, tự chủ, theo đuổi thực hiện các giá trị cá nhân. Đồng thời, ý thức rủiro, ý thức cạnh tranh và khả năng chịu đựng những thay đổi trong lợi ích của đông đảo công nhân, viên chức Trung Quốc cũng tăng lên rõ rệt.
Mâu thuẫn trong nội bộ của giai cấp công nhân xuất hiện ngày càng nhiều. Do phải nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp quốc doanh, tập thể đã tiến hành hợp nhất, tổ chức lại, khiến một loạt công nhân mất việc làm, chuyển công tác, mức sống có phần giảm xuống. Mặt khác, mối quan hệ khế ước giữa công nhân, đảng viên và doanh nghiệp, chủ thuê đã khiến địa vị, ý thức chủ nhân của đội ngũ công nhân giảm đi rõ rệt, gây nhiều khó khăn trong công tác chính trị tư tưởng; khoảng cách về thu nhập của công nhân giữa các khu vực, các ngành nghề, các cá nhân ngày càng lớn, sự công bằng xã hội phải đối mặt với nhiều thách thức mới.
Và một số giải pháp trước mắt
Trước những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã đềra một số giải pháp để xâydựng và phát triển giai cấp công nhân trong tình hình mới.
Một là, tăng cường nghiên cứu các vấn đề lý luận về giai cấp công nhân. Đồng thời, thông qua công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thường xuyên giáo dục ý thức cho người lao động để họ hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, xây dựng hệ giá trị đạo đức... phù hợp với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Hai là, duy trì cơ chế cạnh tranh ưu tiên năng suất, công bằng, xây dựng chế độ an sinh xã hội toàn diện. Coi trọng nguyên tắc công bằng xã hội, hoàn thiện chế độ phân phối hưởng theo lao động, bình đẳng cùng có lợi, khuyến khích một nhóm người dựa vào sức lao động, trí tuệ của mình để cống hiến cho xã hội và giàu lên trước, sau đó sẽ kéo những người khác giàu theo. Bảo đảm an sinh toàn diện, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho đội ngũ công nhân, nhất là ở cấp cơ sở, bảo vệ lợi ích chính đáng cho họ, tránh tình trạng hai cực phân hóa. Kiện toàn chế độ pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người công nhân.
Ba là, điều chỉnh những khâu không phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, cải cách cơ chế kinh tế, thể chế chính trị và khoa học - kỹ thuật cho phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh việc cải cách mạnh mẽ thể chế chính trị và cơ chế quản lý kinh tế, nhanh chóng hội nhập hiệu quả nền kinh tế thế giới; điều chỉnh chức năng, nâng cao năng lực chỉ đạo của Chính phủ, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đồng thời tiến hành cải cách nhanh mạnh các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, không ngừng giao lưu và hợp tác về kỹ thuật, tiếp thu và vận dụng các thành quả văn hóa tiên tiến của các dân tộc trên thế giới, đẩy mạnh xây dựng nền văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa Trung Quốc.
Bốn là, củng cố nền tảng giai cấp của Đảng, bảo đảm vị trí và vai trò chủ thể, phát huy mạnh mẽ tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của giai cấp công nhân. Đội ngũ công nhân đông đảo, với tư cách là chủ nhân của các doanh nghiệp và quốc gia, chủ động và tích cực tham gia giải quyết các công việc của đất nước, tham gia giám sát, góp phần đề ra các quyết sách cho các doanh nghiệp và cơ quan hành chính sự nghiệp. Để bảo vệ quyền lợi chính trị của giai cấp công nhân, Chính phủ Trung Quốc luôn tạo điều kiện, giúp đội ngũ công nhân, viên chức có nhiều cơ hội học tập, trau dồi kiến thức; nâng cao ý thức cạnh tranh, ý thức sáng tạo, dân chủ và ý thức pháp luật cho người lao động; chú trọng phát triển đảng trong đội ngũ công nhân ưu tú, quan tâm đề bạt cán bộ, bình bầu lao động tiên tiến và anh hùng lao động trong đội ngũ công nhân tuyến đầu; bảo đảm đại diện công nhân viên chức cấp cơ sở được chiếm một số lượng nhất định trong đại biểu Quốc hội và đại biểu Chính trị Hiệp thương các cấp; xây dựng kiện toàn chế độ hiệp thương bình đẳng, xây dựng kiện toàn hệ thống an sinh, chú trọng đến lợi ích kinh tế của công nhân, viên chức... Làm tốt Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ tư Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XV đã quy định, Hội đồng Quản trị và Hội đồng Giám sát trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần do Nhà nước điều hành đều phải có đại biểu công nhân viên chức được tham gia, xây dựng chế độ giám sát công nhân, viên chức.
Ngăn chặn ô nhiễm môi trường tro ng quá trình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở cá c tỉnh đồng bằng sông Cửu Long  (22/04/2008)
Chính quyền địa phương với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở  (22/04/2008)
V.I Lê-nin chống bệnh quan liêu, bao che, tham nhũng  (21/04/2008)
V.I.Lê-nin chống bệnh quan liêu, bao che, tham nhũng  (21/04/2008)
Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc trong thế kỷ XXI  (21/04/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên