Xuất khẩu đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu
Giá trị xuất khẩu tính theo USD tăng khoảng 20% nhờ vào ngành viễn thông, nhựa, quần áo và may mặc.
Báo cáo cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP trên mức 5%/năm của Việt Nam sẽ được duy trì bền vững trong trung hạn khi thị trường nội địa đang khởi sắc thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài; khi du lịch và xuất khẩu nông sản hỗ trợ cải thiện ngành công nghiệp và khi những nhà máy năng lượng mới chấm dứt tình trạng thiếu hụt năng lượng tồn tại lâu năm.
Sự mở rộng các mặt hàng xuất khẩu công nghiệp, lượng dự trữ cao hơn và một thị trường nội địa lớn hơn cũng có thể làm giảm tình trạng biến động của tăng trưởng.
HSBC cho rằng đến 2030, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Ngoài Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia sẽ trở thành những đối tác xuất khẩu ngày càng lớn của Việt Nam.
Về trung hạn, kế hoạch mở rộng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN hướng tới thuế suất bằng 0 đối với tất cả hàng hóa vào năm 2015 cũng sẽ là một nhân tố khác hỗ trợ thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam với các nền kinh tế khác trong khu vực.
Trong vòng 20 năm tới, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản vẫn sẽ nằm trong danh sách ba đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, phản ánh sự đa dạng chủng loại các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Chiếm tỷ trọng lớn về xuất khẩu của Việt Nam là các ngành quần áo và may mặc, dệt may, sản xuất gỗ và thiết bị viễn thông. Đây là những lĩnh vực quan trọng mà các nền kinh tế phát triển cao đều có khuynh hướng cần phải nhập khẩu với số lượng lớn.
Việt Nam có vị trí thuận lợi để tận dụng được lợi thế không thể tranh cãi của khu vực châu Á đang nổi: khu vực giao thương năng động nhất trên thế giới.
Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Bangladesh và Hàn Quốc sẽ nằm trong số các thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam trong hai mươi năm tới.
Tăng trưởng xuất khẩu sang các nước châu Âu (trừ Nga) dự kiến sẽ đạt mức trung bình gần 10%/năm từ 2013 đến 2020.
Tăng trưởng xuất khẩu đến Australia, New Zealand và châu Đại Dương sẽ hồi phục mạnh trong dài hạn và sẽ đạt mức trung bình 10%/năm từ năm 2016 đến 2020.
Xuất khẩu sang châu Mỹ latinh sẽ tăng trưởng trung bình hơn 10% từ năm 2013 đến 2020 và Brazil sẽ là đối tác xuất khẩu năng động nhất của Việt Nam trong khu vực này.
Phát biểu với báo chí tại buổi công bố báo cáo này, bà Jasmine Lau, Giám đốc cấp cao bộ phân khách hàng doanh nghiệp của HSBC Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá và đang có những cố gắng từng bước giải quyết nợ xấu.
HSBC đánh giá Việt Nam là một thị trường tiềm năng và khẳng định đây là một trong những thị trường ưu tiên trong hoạt động của HSBC./.
IMF kêu gọi thay đổi chính sách trợ cấp năng lượng  (28/03/2013)
Phát triển bền vững tài nguyên đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long  (28/03/2013)
Phát triển bền vững tài nguyên đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long  (28/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên