Quy trách nhiệm và xử lý đối với các ngành, địa phương không hoàn thành nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2013
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, khi đề cập đến việc thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội khóa XIII, về việc đến cuối năm 2013 căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên phạm vi toàn quốc.
Luật Đất đai đã quy định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện. Chỉ thị 1474 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ có liên quan. Do đó, việc không hoàn thành nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận trong năm 2013 theo Nghị quyết của Quốc hội trước hết thuộc trách nhiệm của Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương. Đồng thời, các bộ mà trực tiếp là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và một số bộ khác cũng có trách nhiệm liên đới trong việc này.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết: Kết thúc năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đánh giá kết quả thực hiện, nếu không hoàn thành mục tiêu đề ra, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ quy rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý đối với các địa phương, các bộ, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường do không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trả lời về nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ách tắc và chậm trễ trong tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong suốt thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng: Chủ yếu là do nguồn gốc đất phức tạp, thiếu hồ sơ địa chính, thiếu nhân lực, thủ tục còn phiền hà và còn một bộ phận cán bộ trong các Văn phòng đăng ký đất đai nhũng nhiễu, cộng thêm thiếu sự quyết tâm chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường ở một số địa phương đối với công tác này.
Vì vậy, giải pháp mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang triển khai thực hiện, đó là tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát số lượng diện tích cấp giấy còn tồn đọng để giao chỉ tiêu đến từng huyện, xã; tiếp tục ban hành quy định giải quyết các trường hợp vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tăng cường cán bộ cho các Văn phòng đăng ký đất đai, bố trí kinh phí cho việc đo vẽ hồ sơ địa chính từ nguồn thu ngân sách địa phương.
Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Tài chính rà soát đề nghị sửa đổi các quy định về thu, sử dụng các khoản thu tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận và đề nghị Chính phủ dành một khoản kinh phí thỏa đáng (khoảng 3.000 tỷ đồng) hỗ trợ các tỉnh đo vẽ hồ sơ địa chính làm căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về kết quả xử lý các tổ chức, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về đất đai, để hoang hóa gây tình trạng “dự án treo”, đến cuối năm 2012, các địa phương điển hình như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh đã xử lý thu hồi gần 25.000 ha của 500 tổ chức, doanh nghiệp. Song theo nhận xét của Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, đây là con số rất nhỏ so với diện tích chậm đưa đất vào sử dụng ở các địa phương hiện nay. “Có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này, trong đó việc sử dụng công cụ thuế đánh vào các trường hợp ôm đất là biện pháp hiệu quả cần được phát huy” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đến nay cả nước có 18 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các loại đất chính, trong đó có 7 tỉnh đã hoàn thành cấp giấy chứng nhận đối với tất cả các loại đất: Đồng Tháp, Long An, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long và Bình Dương. Hiện còn 45 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành, trong đó 11 tỉnh đạt tỷ lệ thấp gồm một số tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, là những tỉnh có diện tích đất rộng, thu ngân sách thấp./.
Khánh thành nhà lưu niệm nhà báo liệt sỹ đầu tiên của Việt Nam  (03/03/2013)
Xây dựng nền y học Việt Nam tiên tiến, hiện đại và dân tộc  (03/03/2013)
Ngày hội lớn của những tấm lòng nhân ái  (03/03/2013)
Tổng thống Nga, Mỹ nhất trí hợp tác chặt chẽ về Xy-ri  (03/03/2013)
Việt Nam: Tích cực hợp tác quốc tế trong phòng, chống bạo lực gia đình  (03/03/2013)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay