Xuân Quê hương 2013: Đất Tổ rạng ngời
Đến dự chương trình Xuân Quê hương 2013: Đất Tổ rạng ngời có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam cùng phu nhân; đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; đồng chí Trần Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội; cùng các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hưng Yên, Phú Yên...
Hơn 1.000 kiều bào đại diện cho gần 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ đã về tham dự chương trình.
Xuân Quê hương - Xuân sum vầy
Mọi người dân Việt Nam, dù ở nơi đâu, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, cũng cố gắng về đoàn tụ với gia đình, người thân để cùng nhau chào đón thời khắc giao thừa thiêng liêng với tình cảm ấm áp của gia đình, của quê hương, đất nước. Đó là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong không khí đầm ấm, vui đón năm mới, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chào mừng kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về đón Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Tỵ 2013.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, năm 2012, nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng phục hồi chậm và có nhiều diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, những yếu kém của nền kinh tế tồn tại nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ứng phó có kết quả với diễn biến phức tạp của tình hình, đạt được những kết quả quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế chăm lo đời sống nhân dân; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, mở rộng quan hệ, nâng cao vị thế đất nước trong khu vực và trên thế giới. Chủ tịch nước khẳng định, những thành tựu đó là kết quả của ý chí quyết tâm, nỗ lực phấn đấu vươn lên không ngừng của cả dân tộc, của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có sự đóng góp lớn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
“Chương trình Xuân quê hương đã gắn kết các kiều bào ở tất cả các nước được gặp gỡ, cùng nhau tổ chức, tham gia các chương trình công ích với khả năng của mỗi người. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhiều kiều bào, trong đó có tôi, đi thăm nhiều nơi, nhiều vùng miền của Tổ quốc, được tận mắt chứng kiến những đổi thay của quê hương cũng như tiếp xúc với người dân từ Bắc đến Nam, từ miền núi đến hải đảo... đem lại nhiều nguồn cảm hứng sáng tác các tác phẩm mới mang hơi thở của thời đại và có sức thuyết phục”. Đó là chia sẻ của họa sĩ Văn Dương Thành - người đã có 25 năm sáng tác và giảng dạy mỹ thuật tại Thụy Điển hiện nay đã trở về Việt Nam dạy học và sáng tác. |
Chia sẻ với kiều bào về những khó khăn, thử thách phải đối mặt trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Chủ tịch nước biểu dương tinh thần luôn hướng về quê hương, cội nguồn thông qua những đóng góp cho đất nước của kiều bào trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, đầu tư, kinh doanh,…; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo; hoạt động từ thiện, nhân đạo đùm bọc đồng bào trong nước có đời sống còn khó khăn,… Đây là những việc làm thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, khẳng định hơn 4 triệu con tim mang dòng máu Lạc Hồng vẫn luôn cùng nhịp đập với quê hương đất Mẹ Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định, việc tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi người Việt Nam cả ở trong và ngoài nước, bởi lẽ từ ngàn đời nay, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương luôn là điều thiêng liêng, là sức mạnh gắn kết toàn dân tộc, là điểm tựa tinh thần để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, dựng nước và giữ nước, tồn tại và phát triển.
Chủ tịch nước nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn khẳng định, người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, được các cấp, các ngành, các cơ quan trong và ngoài nước chú trọng triển khai thực hiện, đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tin tưởng, năm Quý Tỵ 2013, với bản lĩnh, trí tuệ và truyền thống quật cường của dân tộc, toàn thể đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài luôn đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần yêu nước, phấn đấu đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vươn lên trở thành một quốc gia ngày càng giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên thế giới. Chủ tịch nước thân ái gửi đến toàn thể đồng bào ở nước ngoài những tình cảm thắm thiết, thân thương cùng những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất của Đảng, Nhà nước, của gần 90 triệu đồng bào trong nước.
Cùng chung sức xây dựng quê hương
Trong nhiều năm qua, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Sau khi Bộ Chính trị Khóa X ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 26-3-2004, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã đạt được những kết quả và nhiều bước đột phá quan trọng. Kiều bào khắp nơi trên thế giới trở về Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn cho biết, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ luật hóa những định hướng cụ thể trong Nghị quyết về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, để Nghị quyết này trở thành những định hướng cơ bản, đáp ứng được phần lớn nguyện vọng của kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài với mong muốn được đầu tư về quê hương, hướng về Tổ quốc, giúp đất nước có thêm nhiều nguồn lực cho phát triển. Kiều bào là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, vì thế những Việt kiều đầu tư về nước cũng được áp dụng những chính sách ưu đãi như những nhà đầu tư trong nước. Với những khó khăn, vướng mắc hiện tại, các cơ quan chức năng cần giải thích, khơi thông nhận thức về các luật, văn bản dưới luật để bà con Việt kiều yên tâm đầu tư đúng với quy định của pháp luật.
Thời gian gần đây, Việt Nam đã có rất nhiều cải cách, đổi mới để kiều bào đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh, ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc đang thấm dần vào từng tầng lớp, từng gia đình trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trong các cuộc tiếp xúc với nhiều đối tượng kiều bào, từ trí thức, sinh viên, doanh nhân..., ai cũng mong muốn được trở về quê hương để cùng xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Phần trình diễn nghệ thuật chương trình “Xuân Quê hương 2013: Đất Tổ rạng ngời” với các chủ đề: Xuân trên đất Tổ; Đất nước vào Xuân; Xuân sum họp đã tôn vinh nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, ca ngợi ý chí và tình yêu của con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý mạnh mẽ, kiên cường, nhưng vẫn ngời sáng vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết của tâm hồn Việt. |
Bà con kiều bào về nước đón Tết, tham dự chương trình Xuân Quê hương đã bày tỏ sự xúc động khi được về quê ăn Tết, ôn lại những kỷ niệm nơi mình được sinh ra, hưởng không khí ấm cúng, hạnh phúc khi gặp mặt người thân trong gia đình, dòng họ; được chứng kiến và cảm nhận không khí đón tết cổ truyền của dân tộc. Bà con cũng chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, những đóng góp của mình để các thế hệ con cháu dù được sinh ra hoặc được nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ ở nước ngoài nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống của dân tộc, như dạy tiếng Việt, nhắc nhở con cháu nhớ nguồn gốc của mình; kể cho con cháu nghe về văn hóa dân tộc, về những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như những cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều đại biểu cho biết, những hoạt động như chương trình Xuân Quê hương được tổ chức hằng năm có tác động rất lớn, để giúp thế hệ Việt kiều trẻ nâng cao hiểu biết về Việt Nam. Các kiều bào thế hệ thứ ba không chỉ cần có các kênh thông tin liên lạc để “nhận ra mình cùng mang dòng máu Việt giữa đám đông”, mà còn cần thường xuyên giữ được liên lạc trong nước để tăng cường gắn kết, hiểu biết về quê hương, nguồn cội.
Hướng về Tổ quốc, góp sức xây dựng quê hương qua các hoạt động, như đầu tư, tích cực tham gia công tác từ thiện, xây nhà tình nghĩa, tặng quà Tết cho trẻ em nghèo... người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cùng với gần 90 triệu người dân Việt Nam trong nước tạo nên sức mạnh, chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp./.
Hầu hết thị trường châu Á lên điểm theo phố Wall  (04/02/2013)
Nga và Nhật Bản đối thoại chiến lược song phương  (04/02/2013)
"Vun đắp hơn nữa quan hệ Việt Nam - Campuchia"  (04/02/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 28-01 đến ngày 03-02-2013  (04/02/2013)
Vài suy nghĩ về đời sống văn hóa tinh thần của nữ công nhân  (04/02/2013)
Vài suy nghĩ về đời sống văn hóa tinh thần của nữ công nhân  (04/02/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển