"Chia sẻ nguồn nước, Chia sẻ cơ hội"
TCCS ĐT - Ngày 22-3 hằng năm được Ðại hội đồng Liên hợp quốc chọn làm Ngày Nước thế giới, và ngày 23-3 là Ngày Khí tượng thế giới. Ngày nước thế giới năm 2009 có chủ đề "Chia sẻ nguồn nước, chia sẻ cơ hội" và chủ đề của Ngày khí tượng thế giới năm nay là "Thời tiết, khí hậu và không khí chúng ta đang thở".
Các chủ đề của Ngày nước thế giới và Ngày khí tượng thế giới hằng năm do Liên hợp quốc lựa chọn định hướng cho cộng đồng các quốc gia trên thế giới hưởng ứng bằng các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do thời tiết, khí hậu và môi trường gây ra.
"Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường."
Trong bức thông điệp của ông Michel Jarraud, Tổng thư ký Tổ chức khí tượng thế giới nhân ngày khí tượng thế giới năm nay cho rằng: Các chủ đề này đặc biệt phù hợp thời điểm hiện tại khi mà cộng đồng các quốc gia trên thế giới đang đoàn kết chặt chẽ để thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong các lĩnh vực sức khỏe, lương thực, nước sạch, xóa đói, giảm nghèo, cũng như tăng cường hiệu quả trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
1. Một nửa dân số thế giới có thể bị thiếu nước vào năm 2025 và nguy cơ khủng hoảng nước sạch
Liên hợp quốc vừa cảnh báo, một nửa dân số thế giới, tức khoảng 3 tỉ người có thể bị thiếu nước vào năm 2025. Nhiều loại bệnh như hen suyễn, tim mạch, ung thư phổi và các loại bệnh khác ngày một tăng do suy giảm chất lượng không khí và nguồn nước gây ra.
Hạn hán, dân số gia tăng, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự biến đổi khí hậu và thói quen sử dụng lãng phí nước sạch, đẩy thế giới đứng trước một thảm họa: có thể dẫn đến những cuộc chiến tranh giành nguồn nước.
Trên hành tinh của chúng ta có khoảng 1,4 tỉ km3 nước, nhưng gần 97% là nước mặn. Mực nước biển đang dâng cao hiện nay sẽ làm tăng độ mặn ở nguồn nước dưới lòng đất và các cửa sông trên thế giới.
Theo Hội đồng Nước toàn cầu, nước tiêu thụ trong nông nghiệp chiếm 66%, công nghiệp: 20%, các hộ gia đình: 10%, và khoảng 4% bốc hơi từ các hồ dự trữ nước nhân tạo.
Tại Nam Âu, sự biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng, hạn hán và làm giảm các nguồn nước có thể sử dụng được, tiềm năng thủy điện, du lịch mùa hè và các loại cây trồng.
Tại Mỹ La-tinh, năng suất của một số cây trồng chủ yếu sẽ giảm, trong khi sự biến mất của các sông băng ở dẫy An-đét sẽ ảnh hưởng cung cấp nước cho con người.
Ở một số nước, sản lượng của các cây trồng nông nghiệp cần nhiều nước sẽ giảm 50%. Tại châu Á, đến những năm 2050, nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung, Nam, Ðông và Ðông - Nam Á, nhất là ở các lòng sông lớn, sẽ giảm. Ðợt hạn hán mới đây ở Ô-xtrây-li-a gây nên thảm họa cháy rừng làm chết nhiều người nhất ở nước này đầu năm nay có liên quan sự biến đổi khí hậu. Ðến năm 2030, những vấn đề về nước sẽ trở nên căng thẳng ở nam và đông Ô-xtrây-li-a.
Trên thế giới hiện có 263 lưu vực sông và hồ quốc tế thuộc lãnh thổ của 145 quốc gia (chiếm 45% diện tích bề mặt lục địa). Khoảng 274 tầng chứa nước dưới đất chảy xuyên biên giới. Tài nguyên nước có hạn trong khi nhu cầu nước ngày càng tăng đã dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong khai thác, sử dụng nước, phòng chống thủy tai và ô nhiễm nguồn nước.
Tại châu Phi, đến năm 2020, dự tính có từ 74 đến 250 triệu người thiếu nước do biến đổi khí hậu. Một số nước như Ai Cập, Xu-đăng, Ê-ti-ô-pi-a... đang phải đối mặt với các cuộc xung đột tiềm tàng do tranh chấp việc kiểm soát nguồn nước sông Nin.
Báo cáo "Nước trong một thế giới đang thay đổi" của Liên hợp quốc được công bố trước thềm Diễn đàn thế giới về nước lần thứ năm họp tại I-xtam-bun (Thổ Nhĩ Kỳ) từ ngày 16 đến 22-3 đã đề cập vấn đề khủng hoảng nước sạch, mối liên quan giữa nước sạch và tình trạng biến đổi khí hậu, cũng như vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm và cho rằng, nếu không giải quyết tốt cuộc khủng hoảng này, có thể dẫn đến bất ổn về chính trị và xung đột ở những cấp độ khác nhau.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun từng nhiều lần nêu rõ rằng, thiếu nước là một nguyên nhân chủ yếu gây nên cuộc xung đột ở Đa-phơ, miền tây Xu-đăng, và nước cũng là một vấn đề lớn trong quan hệ giữa I-xra-en và các nước A-rập láng giềng.
Theo tài liệu của Liên hợp quốc, nếu tình trạng quản lý nước “không bền vững” và “thiếu công bằng” còn tiếp diễn, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Cộng đồng thế giới cần nhanh chóng hành động
Việc bảo vệ tốt nguồn nước và môi trường tự nhiên đang là thách thức lớn của tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đã cam kết bắt đầu vào thập kỷ này "đến năm 2015, giảm một nửa tỷ lệ số dân không được uống nước sạch và tiếp cận các hệ thống vệ sinh cơ bản". Liên hợp quốc cho biết từ năm 1990, có 1,6 tỉ người đã được dùng nước an toàn, nhưng gần một tỷ người vẫn chưa có nước uống an toàn.
Hợp tác là con đường đúng đắn nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nước trong các lưu vực sông quốc tế. Hơn 60 năm qua có hơn 300 hiệp ước, thỏa thuận về quản lý, khai thác, sử dụng chung các nguồn nước quốc tế. 37 trường hợp báo cáo là có xung đột bạo lực giữa các quốc gia về nước.
Hợp tác là con đường đúng đắn nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nước trong các lưu vực sông quốc tế. Hơn 60 năm qua có hơn 300 hiệp ước, thỏa thuận về quản lý, khai thác, sử dụng chung các nguồn nước quốc tế. 37 trường hợp báo cáo là có xung đột bạo lực giữa các quốc gia về nước.
Với khẩu hiệu "Hàn gắn những bất đồng về vấn đề nước", Diễn đàn thế giới về nước năm nay một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn tài nguyên nước. Phát biểu ý kiến tại lễ khai mạc, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Áp-đun-la Gun (Abdullah Gul) nêu rõ, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt nguy cơ chung về vấn đề nước, như: đói khát, hạn hán và lũ lụt...; việc giải quyết vấn đề về nước không chỉ dựa vào khoa học, kỹ thuật mà còn cần có sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao của các nước.
Liên hợp quốc kêu gọi nhanh chóng hành động, xây dựng và triển khai các chính sách về nước, coi đó chương trình ưu tiên của chính phủ.
Các nhà khoa học, các chuyên gia về y tế cũng đang thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về mối quan hệ chặt chẽ giữa thời tiết, khí hậu và các thành phần của không khí và những tác động của chúng đến sức khỏe con người.
Các sáng kiến công nghệ, đặc biệt là trong việc làm sạch môi trường nước, và các mô hình hợp tác quốc tế cần được thúc đẩy với một quyết tâm lớn hơn để ngăn chặn những nguy cơ xung đột có thể xảy ra do thiếu nước.
Trong thông điệp nhân Ngày Nước thế giới 22 tháng 3 năm 2009, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun kêu gọi các chính phủ, tổ chức xã hội công dân, khu vực tư nhân và tất cả các bên liên quan hãy nhận thức rằng, tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào việc chúng ta quản lý như thế nào tài nguyên nước quý giá nhưng hữu hạn của chúng ta./.
Tại Việt Nam, 8 trong số 13 các hệ thống sông lớn (đặc biệt là sông Mê Kông và sông Hồng) là sông quốc tế. Trong 25 tỉnh biên giới từ Quảng Ninh đến Kiên Giang có 126 sông chảy vào; 76 sông chảy ra nước ngoài; 4 sông chảy vào nước ta sau đó lại chảy ra nước ngoài. Tổng lượng nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830-840 tỉ m3/năm, trong đó chỉ khoảng 37% lượng nước được hình thành trên lãnh thổ Việt Nam. Điều đó cho thấy việc đảm bảo an ninh về nước ở Việt Nam ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức. |
“Toàn cầu hóa và những vấn đề phát triển”  (20/03/2009)
“Toàn cầu hóa và những vấn đề phát triển”  (20/03/2009)
“Toàn cầu hóa và những vấn đề phát triển”  (20/03/2009)
Nước Pháp trước những cuộc biểu tình rộng khắp  (20/03/2009)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Ðới Bỉnh Quốc  (20/03/2009)
Kinh tế một số nước và vùng lãnh thổ châu Á có thể hồi phục vào năm 2010  (20/03/2009)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên