Lợi thế và hạn chế
22:27, ngày 25-01-2013
TCCSĐT - Với việc tuyên thệ nhậm chức ngày 21-01 vừa qua, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) đã chính thức bắt đầu nhiệm kỳ cầm quyền thứ 2. Do hiến pháp Mỹ không cho phép tổng thống đương chức tiếp tục ứng cử sau hai nhiệm kỳ cầm quyền liên tiếp nên đây sẽ là nhiệm kỳ cầm quyền cuối cùng của ông B.Ô-ba-ma.
Trong bốn năm tới, Tổng thống B.Ô.ba-ma có nhiều lợi thế nhưng cũng không phải sẽ ít khó khăn, cầm quyền dễ nhưng cũng khó, cơ hội thành công hoặc nguy cơ bị thất bại là như nhau. Do đặc thù chính trị ở nước Mỹ, Tổng thống B.Ô-ba-ma trên thực tế trong nhiệm kỳ này chỉ có thời gian gần 2 năm để thực hiện những dự định chính sách lớn về đối nội.
Cuối năm tới sẽ có cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ và sau đó nước Mỹ sẽ lại đắm chìm trong vận động tranh cử tổng thống lần tới. Lúc đấy, Tổng thống B.Ô-ba-ma có chăng thì cũng chỉ có thể làm nên chuyện về đối ngoại. Ngoài hạn chế về thời gian, khó khăn lớn nhất đối với Tổng thống B.Ô-ba-ma là sự bất hợp tác của Đảng Cộng hòa. Đảng này hiện vẫn kiểm soát Hạ viện và vẫn có thể cản trở mọi dự định luật pháp của ông B.Ô-ba-ma.
Tổng thống B.Ô-ba-ma bắt đầu nhiệm kỳ cầm quyền mới với lợi thế từ sự hậu thuẫn chính trị sâu rộng ở Mỹ. Điều đó thể hiện ở kết quả thắng cử áp đảo so với đối thủ chính trị và ở các kết quả thăm dò dư luận hiện tại. Không còn phải để ý đến tái cử và với sự hậu thuẫn chính trị nội bộ như thế trong khi Đảng Cộng hòa vẫn bị phân hóa nội bộ sâu sắc và không có được ý tưởng chính sách khả dĩ để cử tri lựa chọn thay thế, Tổng thống B.Ô-ba-ma có thể tự tin và mạnh bạo hơn để thực hiện những dự định lớn nếu thực sự muốn làm việc ấy.
Nếu coi bài phát biểu tại lễ tuyên thệ nhậm chức là tuyên ngôn chính sách và phương châm hành động thì có thể nói Tổng thống B.Ô-ba-ma đã ý thức được rằng, bây giờ phải khác trước kia. Người ta nghe thấy Tổng thống B.Ô-ba-ma kêu gọi "nước Mỹ đoàn kết thống nhất". Cũng phải thôi vì sự đồng thuận trong nội bộ xã hội sẽ gây ra áp lực lớn buộc các đối tác trên chính trường phải đồng thuận. Đó là cách Tổng thống B.Ô-ba-ma có thể dùng, để đẩy Đảng Cộng hòa vào tình thế bị động và khó xử. Người ta nghe thấy ông B.Ô-ba-ma tuyên cáo "thập kỷ chiến tranh đã qua và giờ là thời kỳ phát triển kinh tế" và có thể nhận biết từ đó, chuyện đối nội chứ không phải đối ngoại sẽ được Chính phủ Mỹ ưu tiên hàng đầu, ít nhất thì cũng trong thời gian tới.
Phục hồi tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, tìm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề tài chính, ngân sách nhà nước và siết chặt luật lệ về sử dụng súng đạn, cải tổ luật di cư nhằm vào 12 triệu người nước ngoài hiện chưa có quy chế lưu trú hợp pháp ở Mỹ, giải quyết hậu quả của việc kết thúc hai cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc cũng như tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố sẽ là những ưu tiên hàng đầu trên chương trình nghị sự cho nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai này của Tổng thống B.Ô-ba-ma. Cuộc xung đột ở Trung Đông hay chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông, vấn đề hạt nhân của I-ran và Triều Tiên hay quan hệ với Trung Quốc liên quan mật thiết tới lợi ích chiến lược của Mỹ nhưng cũng chỉ được xếp thứ yếu về mức độ cấp thiết.
Người ta có thể thấy, Tổng thống B.Ô-ba-ma đã thực tế hơn trước rất nhiều. Ông đã từ bỏ tham vọng làm thay đổi nước Mỹ như thể "giải thoát nước Mỹ" mà thay vào đó là đổi mới nước Mỹ dần dần bằng những bước đi nhỏ hướng tới mục tiêu lớn. Ông cũng đã chuyển từ chủ định "thay đổi chính trường nước Mỹ trước và sau đó mới thay đổi nước Mỹ" sang phương cách "dùng thay đổi nước Mỹ để thay đổi chính trường nước Mỹ".
Có thể khái quát hóa định hướng chính sách của Tổng thống B.Ô-ba-ma cho nhiệm kỳ cầm quyền này ở ba nét lớn. Đó là, Tổng thống B.Ô-ba-ma sẽ thiên về phía cánh tả trong chính sách đối nội, bao gồm cả kinh tế và xã hội. Hai là, ý định của Tổng thống B.Ô-ba-ma về cơ bản sẽ không khác là mấy so với Đảng Cộng hòa về chính sách quân sự, quốc phòng và an ninh ngoài chủ định thay đổi cách thức tiến hành chiến tranh, mà cụ thể là hạn chế tham chiến trực tiếp trong khi tăng cường sử dụng máy bay không người lái trang bị vũ khí tấn công. Ba là, Tổng thống B.Ô-ba-ma sẽ sử dụng những chính sách mềm dẻo và coi trọng công tác ngoại giao hơn trong tất cả các vấn đề chính trị đối ngoại.
Và người ta cũng còn có thể thấy Tổng thống B.Ô-ba-ma chủ ý tập trung đáp ứng mong đợi của những diện cử tri đã bỏ phiếu cho mình. Họ chủ yếu là người nước ngoài nhập cư, da màu và phụ nữ. Nếu thực hiện được cả điều này thì Tổng thống B.Ô-ba-ma không chỉ ghi được điểm cho nhiệm kỳ tới của mình mà còn gây dựng được nền tảng cho Đảng Dân chủ tiếp tục duy trì vị thế cầm quyền sau nhiệm kỳ cầm quyền này của ông./.
Cuối năm tới sẽ có cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ và sau đó nước Mỹ sẽ lại đắm chìm trong vận động tranh cử tổng thống lần tới. Lúc đấy, Tổng thống B.Ô-ba-ma có chăng thì cũng chỉ có thể làm nên chuyện về đối ngoại. Ngoài hạn chế về thời gian, khó khăn lớn nhất đối với Tổng thống B.Ô-ba-ma là sự bất hợp tác của Đảng Cộng hòa. Đảng này hiện vẫn kiểm soát Hạ viện và vẫn có thể cản trở mọi dự định luật pháp của ông B.Ô-ba-ma.
Tổng thống B.Ô-ba-ma bắt đầu nhiệm kỳ cầm quyền mới với lợi thế từ sự hậu thuẫn chính trị sâu rộng ở Mỹ. Điều đó thể hiện ở kết quả thắng cử áp đảo so với đối thủ chính trị và ở các kết quả thăm dò dư luận hiện tại. Không còn phải để ý đến tái cử và với sự hậu thuẫn chính trị nội bộ như thế trong khi Đảng Cộng hòa vẫn bị phân hóa nội bộ sâu sắc và không có được ý tưởng chính sách khả dĩ để cử tri lựa chọn thay thế, Tổng thống B.Ô-ba-ma có thể tự tin và mạnh bạo hơn để thực hiện những dự định lớn nếu thực sự muốn làm việc ấy.
Nếu coi bài phát biểu tại lễ tuyên thệ nhậm chức là tuyên ngôn chính sách và phương châm hành động thì có thể nói Tổng thống B.Ô-ba-ma đã ý thức được rằng, bây giờ phải khác trước kia. Người ta nghe thấy Tổng thống B.Ô-ba-ma kêu gọi "nước Mỹ đoàn kết thống nhất". Cũng phải thôi vì sự đồng thuận trong nội bộ xã hội sẽ gây ra áp lực lớn buộc các đối tác trên chính trường phải đồng thuận. Đó là cách Tổng thống B.Ô-ba-ma có thể dùng, để đẩy Đảng Cộng hòa vào tình thế bị động và khó xử. Người ta nghe thấy ông B.Ô-ba-ma tuyên cáo "thập kỷ chiến tranh đã qua và giờ là thời kỳ phát triển kinh tế" và có thể nhận biết từ đó, chuyện đối nội chứ không phải đối ngoại sẽ được Chính phủ Mỹ ưu tiên hàng đầu, ít nhất thì cũng trong thời gian tới.
Phục hồi tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, tìm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề tài chính, ngân sách nhà nước và siết chặt luật lệ về sử dụng súng đạn, cải tổ luật di cư nhằm vào 12 triệu người nước ngoài hiện chưa có quy chế lưu trú hợp pháp ở Mỹ, giải quyết hậu quả của việc kết thúc hai cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc cũng như tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố sẽ là những ưu tiên hàng đầu trên chương trình nghị sự cho nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai này của Tổng thống B.Ô-ba-ma. Cuộc xung đột ở Trung Đông hay chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông, vấn đề hạt nhân của I-ran và Triều Tiên hay quan hệ với Trung Quốc liên quan mật thiết tới lợi ích chiến lược của Mỹ nhưng cũng chỉ được xếp thứ yếu về mức độ cấp thiết.
Người ta có thể thấy, Tổng thống B.Ô-ba-ma đã thực tế hơn trước rất nhiều. Ông đã từ bỏ tham vọng làm thay đổi nước Mỹ như thể "giải thoát nước Mỹ" mà thay vào đó là đổi mới nước Mỹ dần dần bằng những bước đi nhỏ hướng tới mục tiêu lớn. Ông cũng đã chuyển từ chủ định "thay đổi chính trường nước Mỹ trước và sau đó mới thay đổi nước Mỹ" sang phương cách "dùng thay đổi nước Mỹ để thay đổi chính trường nước Mỹ".
Có thể khái quát hóa định hướng chính sách của Tổng thống B.Ô-ba-ma cho nhiệm kỳ cầm quyền này ở ba nét lớn. Đó là, Tổng thống B.Ô-ba-ma sẽ thiên về phía cánh tả trong chính sách đối nội, bao gồm cả kinh tế và xã hội. Hai là, ý định của Tổng thống B.Ô-ba-ma về cơ bản sẽ không khác là mấy so với Đảng Cộng hòa về chính sách quân sự, quốc phòng và an ninh ngoài chủ định thay đổi cách thức tiến hành chiến tranh, mà cụ thể là hạn chế tham chiến trực tiếp trong khi tăng cường sử dụng máy bay không người lái trang bị vũ khí tấn công. Ba là, Tổng thống B.Ô-ba-ma sẽ sử dụng những chính sách mềm dẻo và coi trọng công tác ngoại giao hơn trong tất cả các vấn đề chính trị đối ngoại.
Và người ta cũng còn có thể thấy Tổng thống B.Ô-ba-ma chủ ý tập trung đáp ứng mong đợi của những diện cử tri đã bỏ phiếu cho mình. Họ chủ yếu là người nước ngoài nhập cư, da màu và phụ nữ. Nếu thực hiện được cả điều này thì Tổng thống B.Ô-ba-ma không chỉ ghi được điểm cho nhiệm kỳ tới của mình mà còn gây dựng được nền tảng cho Đảng Dân chủ tiếp tục duy trì vị thế cầm quyền sau nhiệm kỳ cầm quyền này của ông./.
Nhìn lại Chương trình xây dựng nông thôn mới sau 2 năm thí điểm  (25/01/2013)
Hối thúc đẩy nhanh FTA giữa EU và MERCOSUR  (25/01/2013)
Hiệp định Pa-ri năm 1973 - Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử về quân sự và chính trị của Việt Nam  (25/01/2013)
Đàm phán Pa-ri: không đơn giản, mà rất khó  (25/01/2013)
Tuyên bố chung Việt Nam - Vương quốc Liên hiệp Anh  (24/01/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay