Đã có nhiều tỉnh triển khai lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
20:17, ngày 24-01-2013
TCCSĐT - Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, trong những ngày qua, nhiều tỉnh trong cả nước đã triển khai tổ chức lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
* Ngày 23-1, Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân tỉnh Bình Phước về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ông Nguyễn Tấn Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân tỉnh Bình Phước về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lưu ý sau Hội nghị này, các đại biểu với vai trò là lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp cần khẩn trương thực hiện một số công việc quan trọng và cấp bách. Các đại biểu quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội và Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến của nhân dân của tỉnh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Lãnh đạo các ngành, các cấp, các địa phương, cơ quan, đơn vị khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch của Trung ương, địa phương một cách cụ thể, chặt chẽ, khoa học; tổ chức lấy ý kiến nhân dân phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc để việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân khẩn trương, nghiêm túc, đúng tiến độ và hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng; sự tham gia tích cực, nghiêm túc của tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị; chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phản ánh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân. Việc tổng hợp ý kiến và xây dựng báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của nhân dân bảo đảm phản ánh đầy đủ, toàn diện, chính xác ý kiến của nhân dân...
* Tại Bình Dương, ông Phạm Văn Cành, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của khối Mặt trận trên địa bàn tỉnh đang được triển khai sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân...
Các tổ chức thành viên Mặt trận sẽ tổ chức lấy ý kiến theo hình thức đóng góp trực tiếp tại các cuộc hội nghị, đóng góp ý kiến bằng văn bản do cá nhân gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, hoặc gửi qua thư điện tử... Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh sẽ tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân để tổng hợp, báo cáo theo đúng quy trình, thời gian.
Để triển khai tốt việc này, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho hơn 100 đại biểu đại diện cho các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã thông qua kế hoạch về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân của Mặt trận, trong đó đề cập cụ thể về yêu cầu cũng như mục đích của việc lấy ý kiến nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, cũng như tạo sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân trong việc tổ chức lấy ý kiến, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân...
Việc lấy ý kiến sẽ tập trung sâu vào phạm vi, lĩnh vực hoạt động của cơ quan và những vấn đề mà cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm. Đại biểu các tổ chức thành viên đã đóng góp nhiều ý kiến để kế hoạch lấy ý kiến đạt hiệu quả tốt nhất.
* Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng cũng đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham dự Hội nghị có đông đảo thành viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; thành viên Ban đại diện Phật giáo 11 huyện, thị, thành phố; trụ trì các tu viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường; tăng ni, phật tử tiêu biểu trong tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung góp ý sâu về quyền và nghĩa vụ của công dân, nhất là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Một số ý kiến cho rằng trong Chương 1, điều 25 có nội dung “Nước Cộng hòa xã hội Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam” nên sửa lại là “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của 54 dân tộc...”.
Có đại biểu đóng góp ý kiến trong Chương II, điều 25, nội dung “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào...” nên điều chỉnh lại là “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo...” bởi hai phạm trù tín ngưỡng và tôn giáo là khác nhau...
Hòa thượng Thích Thiện Sanh - Phó Ban Thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, trụ trì chùa Khánh Sơn cho biết, việc lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thể hiện tinh thần dân chủ của Đảng, Quốc hội, Nhà nước để mọi người dân có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến vào các vấn đề của quốc gia đối với từng điều khoản cụ thể. Đồng thời, có tác dụng phổ biến, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng, tôn trọng, thi hành Hiến pháp… Ý kiến của các đại biểu về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được tập hợp đầy đủ và gửi về Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân để nhằm hoàn thiện Dự thảo.
* Tỉnh Bình Định cũng triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Từ nay đến trước ngày 28-2, tỉnh Bình Định sẽ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của toàn dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ngoài các hình thức góp ý trực tiếp cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiếp pháp năm 1992 của Quốc hội, tỉnh Bình Định mở hộp thư điện tử tại địa chỉ sotuphap@stp.binhdinh.gov.vn và chuyên mục lấy ý kiến nhân dân trên website của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (binhdinh.gov.vn) cũng như tiếp nhận ý kiến góp ý bằng các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp khác.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc giao thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân và xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến của cơ quan, đơn vị mình.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức lấy ý kiến nhân dân với những hình thức phù hợp và xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của địa phương; các cơ quan báo chí tại Bình Định mở các chuyên trang, chuyên mục và tổ chức các hoạt động tuyên truyền lấy ý kiến nhân dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Hội Luật gia, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện các hoạt động lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đối với lực lượng nhân sĩ, trí thức, luật sư, luật gia, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức tôn giáo... trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải triển khai phối hợp thực hiện đồng bộ, thống nhất để quá trình góp ý và các ý kiến góp ý đạt chất lượng, hiệu quả; các báo cáo tổng kết góp ý gửi về Sở Tư pháp tỉnh Bình Định trước ngày 28-2.
* Tại Thanh Hóa, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tới các tổ chức thành viên của Mặt trận, các ngành liên quan.
Ông Trịnh Ngọc Giao, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa cho biết ngoài việc lấy ý kiến của nhân dân theo hình thức hội nghị, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh sẽ tiếp nhận các ý kiến góp ý trực tiếp và bằng văn bản của các tầng lớp nhân dân để tổng hợp chung.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh sẽ tổ chức hội nghị để lấy ý kiến của các tổ chức thành viên, các nhân sĩ, trí thức, luật gia, các chức sắc tôn giáo... và lấy ý kiến trong hệ thống Mặt trận và Ủy viên Ủy ban Mặt trận.
Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được các thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tiến hành bằng các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân tham gia sửa đổi Hiến pháp đồng thời tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai, đảm bảo tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm theo đúng phương thức tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Việc lấy ý kiến nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp, bên cạnh đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống MTTQ các cấp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Các đơn vị thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức lấy ý kiến về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó tập trung góp ý sâu và các nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của các cơ quan, tổ chức mình và những vấn đề mà cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.
* Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thành, thị trong tỉnh triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm lấy ý kiến về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung đóng góp ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm để tham gia ý kiến vào toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn tỉnh phải bảo đảm theo đúng chủ trương, yêu cầu của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, kế hoạch của Chính phủ với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992; việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm...
* Tại Hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh Đồng Nai, ông Trần Đình Thành, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khẳng định, việc lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là thể hiện quyền dân chủ và vai trò làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để người dân thể hiện quan điểm, chính kiến của mình về xây dựng Hiến pháp; phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết của các tổ chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; qua đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Theo đó, tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai lấy ý kiến toàn dân về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm các nội dung như: đánh giá chung về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp...
Tại Hội nghị, các đại biểu, tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bày tỏ sự đồng tình cao về bố cục, câu chữ, nội dung điều chỉnh của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong đó đại biểu đánh giá cao việc tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến vào toàn bộ Dự thảo Hiếp pháp cũng như tập trung đóng góp những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền hoạt động của tổ chức mình và những vấn đề quan tâm..
Đồng thời, việc lấy ý kiến của nhân dân được thực hiện theo nhiều phương thức như thảo luận tại hội nghị, tọa đàm, góp ý trực tiếp bằng văn bản hay thông qua trang điện tử của Quốc hội… đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho toàn thể nhân dân góp ý, đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, sau Hội nghị này, tỉnh sẽ triển khai sâu rộng đến từng tổ chức, đơn vị và tầng lớp nhân dân để mọi tổ chức, cá nhân có thể tham gia đóng góp ý kiến, thời gian thực hiện đến hết tháng Ba tới đây.
* Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các vị nguyên là lãnh đạo Hội đồng nhân dân, nguyên lãnh đạo một số sở và giảng viên Trường Đại học Luật, Trường cán bộ Thành phố… cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã đánh gián Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm tiến bộ và thẳng thắn đóng góp ý kiến về các nội dung sửa đổi về việc nên tiếp tục thay đổi hay giữ nguyên theo tinh thần của Hiến pháp 1992; trong đó, Chương về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân là một trong những chương được nhiều đại biểu quan tâm.
Theo bà Phạm Phương Thảo, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong Hiến pháp nên làm rõ chức năng, chế tài của Hội đồng Hiến pháp, để có một Hội đồng Hiến pháp mạnh xử lý những vấn đề vi hiến. Nếu Hội đồng Hiến pháp chỉ có chức năng tham mưu, xem xét, kiến nghị, đề xuất thì chưa đủ mạnh. Vì vậy, bà cho rằng, cần xem xét để lập một Hội đồng Hiến pháp có tính độc lập để xử lý nhanh, mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến vi hiến.
Ngoài ra, bà Phạm Phương Thảo cho rằng, trong Chương 9 của Dự thảo Hiến pháp nên có chế định liên quan đến đô thị đặc biệt, trong đó nên có thành phố trực thuộc thành phố, sẽ phù hợp hơn, tạo điều kiện cho những đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất những vấn đề liên quan đến chính quyền đô thị.
Ông Trương Văn Đa, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh góp ý, trong Dự thảo đã đưa được quyền con người vào chung với quyền công dân. Tuy nhiên, quyền con người được đưa ra còn quá ngắn gọn, không nói quyền con người theo tập quán, hiểu biết của đất nước Việt Nam như thế nào.
Về vấn đề Nhà nước bảo hộ tư liệu sản xuất, quyền về tài sản, ông Trương Văn Đa cho rằng, với nông dân đất đai là tư liệu sản xuất, vì vậy, sở hữu đất đai cũng phải được bảo vệ như trong Hiến pháp quy định. Đất do Nhà nước cấp có mục đích, người được hưởng thụ phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước, còn đất do dân bỏ tiền mua hoặc được thừa kế là sở hữu, Nhà nước cần bảo vệ vì đó là tư liệu sản xuất.
Ông Trương Văn Đa nhấn mạnh, đất là tài nguyên của quốc gia là rõ ràng nhưng về mặt sở hữu cần được làm rõ hơn.
* Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Hữu Phúc nhấn mạnh, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp là phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của mọi tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, nhận được sự quan tâm của tầng lớp nhân dân.
Các đại biểu đã được quán triệt Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23-11-2012 của Quốc Hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; kế hoạch của Hội đồng nhân dân tỉnh về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Về hình thức lấy ý kiến, Dự thảo sẽ được lấy ý kiến thông qua góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm; thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị; cổng thông tin điện tử của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, báo Quảng Trị và các hình thức phù hợp khác.
Thời gian lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 2-1 vừa qua và kết thúc vào ngày 31-3 tới. Công tác tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai các cấp phải được hoàn thành trong tháng Một này./.
Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI  (24/01/2013)
Hà Nội: Gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện các nhiệm vụ chính trị  (24/01/2013)
Việt Nam - Lào: Tăng cường hợp tác Văn phòng Chủ tịch nước  (24/01/2013)
Phiên họp thứ 9 Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương  (24/01/2013)
Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế là những nhân tố quyết định thắng lợi của Hiệp định Paris  (24/01/2013)
Đóng góp nhiều ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (24/01/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên