Đàm phán Hiệp định Paris: Nghệ thuật ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, có lẽ chưa có cuộc đàm phán nào kéo dài như Hội nghị Paris. Gần 5 năm, với 202 phiên họp công khai và 24 cuộc gặp riêng, đàm phán Paris là cuộc đấu trí giữa hai nền ngoại giao: Việt Nam và Mỹ. Nhìn lại vị thế của Việt Nam kể từ khi bắt đầu bước vào bàn đàm phán đến khi Mỹ đặt bút ký vào Hiệp định Paris, chính thức thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đã có nhiều khác biệt cơ bản. Từ một nước bị giày xéo trong bom đạn, cái mà Việt Nam đem đến bàn đàm phán là một tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí quật cường đấu tranh bền bỉ bảo vệ chân lý, giành độc lập tự do của cả một dân tộc. Những thắng lợi vang dội trên chiến trường Việt Nam, đặc biệt là cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm của trận “Điện Biên Phủ trên không” là đòn quyết định buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Là một thành viên của đoàn đàm phán, ông Nguyễn Khắc Huỳnh, Nguyên Đại sứ, thành viên đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại cuộc đàm phán Paris về Việt Nam, cho rằng: Đàm phán Paris là lâu dài và gian khổ bởi nó phụ thuộc vào tình hình chiến trường, quân đội ta ở miền Nam, có thắng được Mỹ thì bàn đàm phán mới yên được. Bản thân cuộc đàm phán là một cuộc đấu trí. Vừa đấu trí vừa đấu chiến lược, đấu chiến thuật, đấu bản lĩnh và đấu mưu. Ta kiên trì đấu tranh trong đàm phán để đạt mục tiêu cao nhất là Mỹ chấp nhận rút và chấm dứt chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam, đây không phải lần đầu tiên, đàm phán ngoại giao Việt Nam đi đến thắng lợi. Nhưng so với Hiệp ước 6-3-1946 hay Hiệp định Geneva, Hiệp định Paris đã phản ánh được mức cao thắng lợi và xu thế cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ. Cuộc đàm phán, đấu tranh để đi đến ký kết Hiệp định Paris phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, dựa trên chính nghĩa. Việt Nam đã tranh thủ được cả Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước không liên kết, nhân dân thế giới và hình thành trên thực tế “mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược”.
Ông Võ Văn Sung, Nguyên trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp cho rằng: Thắng lợi của Hiệp định Paris có 2 vế quan trọng. Thứ nhất, đứng về mặt ngoại giao thì phải bàn bạc, làm cho đúng, cho chủ nhà của Hiệp định Paris là Pháp đồng tình với ta, ủng hộ ta. Thứ hai, làm thế nào để nhân dân thế giới đứng về phía ta. Phải nói rằng, trong 12 ngày đêm bầu trời Hà Nội thì rực lửa bắn máy bay, ngày nào ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp cũng gặp đoàn Việt Nam. Ông rất cần thông tin để có thái độ. Trong 12 ngày đêm đó, nước Pháp là mùa đông nhưng không khí hừng hực tất cả. Hừng hực tình cảm của người dân Pháp, hừng hực tình cảm của bà con Việt kiều, tình cảm của bạn bè quốc tế, bạn bè Tây Âu ủng hộ Việt Nam.
Là thành viên trong đoàn đàm phán lúc đó, ông Nguyễn Khắc Huỳnh đã khẳng định: Hiệp định Paris là một chiến thắng tổng hòa của ngoại giao nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Hiệp định Paris và cuộc đàm phán Paris đã nâng cao trình độ của ngoại giao Việt Nam lên ngang tầm quốc tế, góp phần phát triển ngoại giao Việt Nam ngang tầm thời đại. Từ sau hội nghị Paris, ngoại giao Việt Nam chững chạc, vững vàng hơn nhiều. Người Việt Nam đi giao dịch quốc tế cảm thấy tự nhiên, thoải mái, thong thả, bình đẳng hơn nhiều.
40 năm sau ngày ký kết Hiệp định Paris, Việt Nam hiện nay có quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, là đối tác bình đẳng với nhiều nước lớn, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của nhiều tổ chức hợp tác đa phương. Việt Nam và Mỹ cũng đã bình thường hóa quan hệ và đang tiến những bước dài trên con đường hợp tác. Những bài học về ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế trên bàn đàm phán Hiệp định Paris năm nào vẫn còn nguyên giá trị thời sự, luôn được các thế hệ sau tiếp nối, phát huy, chắt lọc và hình thành tư tưởng ngoại giao hòa bình, hữu nghị trong điều kiện mới./.
Tiếp tục thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới  (18/01/2013)
“Củng cố niềm tin của dân đối với Đảng và chế độ”  (18/01/2013)
Văn hóa từ chức  (18/01/2013)
Khu nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang có ý nghĩa quốc gia  (18/01/2013)
“Thái Bình cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”  (17/01/2013)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay