Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận mới CNXH
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh nhiệt liệt biểu dương những thành tích của Viện Khoa học Xã hội (KHXH) Việt Nam đã đạt được trong năm 2012. Đặc biệt, đồng chí chúc mừng Viện vừa được Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2012 ngày 26-12-2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện (năm 2013 đổi tên thành Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Đây là dấu mốc khẳng định vị thế, tầm nghiên cứu cơ bản, chiến lược của Viện và cũng là ghi nhận những đóng góp, vai trò ngày càng quan trọng của Viện KHXH Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới to lớn đối với Viện.
Tuy nhiên, với một thái độ thẳng thắn và cầu thị, đồng chí Đinh Thế Huynh cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục để Viện ngày một nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học; chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước, xây dựng đội ngũ các nhà khoa học nồng nàn yêu nước, vững vàng về bản lĩnh chính trị, uyên thâm về trình độ chuyên môn, ngang tầm với chức năng nhiệm vụ và vị trí của một Viện KHXH.
Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ trên, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị Viện KHXH Việt Nam cần tập trung kiện toàn tổ chức theo tinh thần Nghị định 109 của Chính phủ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận chính trị, tổng kết và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận mới chủ nghĩa xã hội, những nhận thức mới về đặc điểm của thời đại ngày nay; tham gia nghiên cứu tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới ở nước ta; tiếp tục làm rõ đặc trưng và phương thức bảo đảm định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng hiện đại vào năm 2020 và nước công nghiệp hiện đại đến giữa thế kỷ XXI.
Đồng chí yêu cầu làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững, về đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, nghiên cứu về đổi mới thể chế phát triển; nghiên cứu làm sâu sắc hơn các vấn đề về đẩy mạnh hội nhập quốc tế, phát triển văn hóa, xã hội, con người, phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Bên cạnh đó, đồng chí Đinh Thế Huynh đề xuất tiếp tục nghiên cứu, góp phần làm rõ 8 mối quan hệ cơ bản mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ ra; tham gia tích cực vào việc chắt lọc các kết quả nghiên cứu để cùng với Hội đồng Lý luận Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu về KHXN nói chung, về nghiên cứu lý luận chính trị nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả tư vấn của Hội đồng Lý luận Trung ương cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đúng tầm của Viện KHXH - cơ quan nghiên cứu hàng đầu về KHXH của đất nước.
Trước đó, trong báo cáo tổng kết công tác năm 2012, GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện KHXN Việt Nam khẳng định: Năm 2012 là một năm khá thành công của Viện trên nhiều lĩnh vực, là một năm đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của Viện trong lịch sử phát triển gần 60 năm qua.
Trong năm qua, Viện đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm góp phần cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các vấn đề cấp bách đặt ra đối với đất nước. Viện được phân công là một trong số 4 cơ quan có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất phương án góp phần bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, và kết quả là các báo cáo nghiên cứu, phương án đề xuất của Viện được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đánh giá cao, nhất là về quyền con người, về nhà nước, về kinh tế, về khoa học và công nghệ.
Viện cũng đã tham gia tích cực vào việc phối hợp điều hành và thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2011- 2015 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” (Chương trình Tây Nguyên 3); xây dựng và đề xuất 2 Đề án “Nghiên cứu tổng thể tư liệu về Hoàng Sa và Trường Sa”; và “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên môi trường, kinh tế, xã hội và đề xuất luận cứ khoa học phục vụ chiến lược phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (Chương trình Tây Nam bộ).
Đồng thời, Viện cũng đã chỉ đạo tích cực tiếp tục triển khai và bàn giao theo lộ trình Dự án “Chỉnh lý, nghiên cứu, bảo quản và phát huy giá trị di tích Hoàng thành Thăng Long”; triển khai Dự án “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội” và Dự án “Khai quật khảo cổ học và xử lý di dời di tích, di vật khu vực xây dựng đường hầm và bãi đỗ xe ngầm Nhà Quốc hội”… Bên cạnh đó, các báo cáo chuyên đề, báo cáo đánh giá nhanh theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ cũng được Viện tổ chức và triển khai hết sức nghiêm túc, bảo đảm chất lượng và thời gian, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ đánh giá tốt.
Phương hướng công tác năm 2013 được Viện xem là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015); là năm Viện KHXH Việt Nam hoạt động theo tên mới Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; là năm kỷ niệm 60 năm thành lập Ban Sử - Địa - Văn, tiền thân của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay, Viện xác định tiếp tục duy trì và phát triển những định hướng công tác của năm 2012. Phương châm của Viện trong năm 2013 sẽ là “Chất lượng, đồng bộ, đổi mới và đột phát phát triển” nhằm tạo ra một bước chuyển biến mạnh trong sự đổi mới toàn diện các mặt hoạt động của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam./.
Văn phòng Quốc hội tham mưu, phục vụ cho sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (17/01/2013)
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác Tây Âu  (17/01/2013)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay