Năm 2013, kinh tế châu Âu sẽ ra sao?
Châu Âu chia làm hai nhóm, một bên nghĩ rằng năm nay vẫn sẽ khó khăn, còn bên kia cho rằng đã tới lúc hy vọng. Lạc quan nhất là Tổng thống Pháp, còn bi quan nhất không phải là lãnh đạo của các nước đang ngập chìm trong nợ nần, mà lại là Thủ tướng của nền kinh tế vững mạnh nhất châu Âu.
Bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức cho rằng: “Chúng ta cần kiên nhẫn thêm một thời gian nữa, cuộc khủng hoảng còn lâu mới kết thúc. Trên bình diện quốc tế, cần phải làm thêm nữa để kiểm soát thị trường tài chính”.
Trong khi đó đối với Tổng thống Pháp, mọi chuyện hầu như đã được giải quyết xong. Trong tất cả các diễn văn chúc mừng năm mới này, đây là bài nói lạc quan nhất về triển vọng kinh tế châu Âu.
Ông Francois Hollande, Tổng thống Pháp khẳng định: “Khối các quốc gia sử dụng đồng tiền chung đã được cứu, châu Âu cuối cùng cũng đã thiết lập được cơ chế bình ổn và tăng trưởng. Kết quả này cách đây 6 tháng còn là điều không thể, thì nay đã đạt được”.
Giữa hai thái cực là những người thực tế hơn. Thủ tướng Tây Ban Nha nhìn thẳng vào tình hình hiện tại đất nước trong bài diễn văn đầu năm.
Ông Mariano Rajoy, Thủ tướng Tây Ban Nha cho rằng: “Chúng ta sẽ có một năm rất khó khăn, nhất là trong 6 tháng đầu năm và chúng ta phải kiên trì cải cách. Kinh tế Tây Ban Nha sẽ còn suy thoái thêm nữa và sẽ chỉ tiến triển vào cuối năm 2013”.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng có quan điểm thực tiễn khi nhận định năm tới sẽ còn khó khăn, nhưng đã có những dấu hiệu tích cực. Ông nói: “Chúng ta hướng tới tương lai một cách thực tiễn và lạc quan. Thực tiễn, chúng ta không thể giải quyết vấn đề chỉ trong một sớm một chiều, không thể có giải pháp thần kỳ và tôi không thể nói khác. Nhưng chúng ta cũng cần lạc quan, vì chúng ta đã có những tiến bộ cụ thể”.
Và niềm tin của một lãnh đạo châu Âu khác, không phải Tổng thống cũng không phải Thủ tướng, nhưng năm vừa qua đã chèo lái tìm hướng đi cho châu Âu.
Ông Herman Van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu: “Tôi hoàn toàn tin rằng những cố gắng mà chúng ta đã tiến hành trong năm vừa qua để ổn định tình hình sẽ mang lại kết quả và tương lai tốt đẹp hơn”.
Năm mới mang lại niềm hy vọng và cơ sở của hy vọng là những thống kê mới nhất, cho thấy kinh tế châu Âu không đến nỗi quá u ám như hình dung của đầu năm ngoái. Châu Âu nếu như vẫn tiếp tục khó khăn trong năm 2013 này, thì cũng đã nhìn ra những điều kiện cần có để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Đó là nội dung toát lên trong tất cả các diễn văn đầu năm của lãnh đạo các quốc gia châu Âu./.
Quà Tết đến với quân dân quần đảo Trường Sa  (09/01/2013)
Thủ đô Hà Nội đi đầu trong thí điểm lấy phiếu tín nhiệm  (08/01/2013)
Trao Giải thưởng Sao tháng Giêng cho 100 sinh viên tiêu biểu  (08/01/2013)
Chứng cứ pháp lý chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa  (08/01/2013)
Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho các cán bộ Lào  (08/01/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên