Những mảng xám của nền kinh tế toàn cầu 2012
Trong khi tốc độ phục hồi của những nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... còn rất mong manh, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á - khu vực vốn được xem là động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, bắt đầu chững lại do chịu sự tác động của tình trạng suy giảm chung.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự báo kinh tế châu Âu sẽ tiếp tục ảm đạm trong hai năm tới với tốc độ tăng trưởng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 0,5% năm 2012 và giảm 0,3% năm 2013 trước khi có thể tăng nhẹ 1,2% vào năm 2014 nhờ chính sách lãi suất thấp, lòng tin được cải thiện và nhu cầu toàn cầu tăng.
Trong khi châu Âu lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ công, tốc độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ chậm hơn nhiều so với dự báo, thậm chí nền kinh tế số một thế giới hiện đang bên bờ vực của sự suy thoái. Mặc dù thị trường lao động đã có dấu hiệu cải thiện và thị trường nhà đất đang có xu hướng ổn định dần, song theo các nhà phân tích, nếu hai đảng tại Quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận ngăn chặn kế hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động trị giá 600 tỷ USD có hiệu lực từ đầu năm 2013, nhằm tránh va vào “vách đá tài chính,” kinh tế Mỹ có nguy cơ mất đi 4% GDP và rơi trở lại suy thoái.
Nguy cơ Mỹ vấp phải “vách đá tài chính” có thể khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng âm, cản trở đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Liên hợp quốc dự báo kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 2,1% năm 2012, 1,7% năm 2013 và 2,7% năm 2014.
Cùng với những dấu hiệu không mấy sáng sủa trên, việc Văn phòng Nội các Nhật Bản xác nhận rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã tăng trưởng âm trong quý 3 năm nay càng làm dấy lên những lo ngại rằng xứ sở Mặt Trời mọc đang trượt dần vào suy thoái.
Theo những số liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản vừa công bố, kinh tế Nhật Bản trong quý 3 đã giảm 0,9% so với quý trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng trong quý 2 cũng được điều chỉnh giảm âm 0,03% (so với các số liệu sơ bộ trước đó là tăng trưởng 0,1%). Và nếu nền kinh tế này tiếp tục tăng trưởng âm trong quý 4, viễn cảnh Nhật Bản rơi vào suy thoái lần thứ 5 trong vòng 15 năm qua càng được củng cố.
Sự rối loạn tài chính ở châu Âu, đồng yên tăng giá mạnh ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và quan hệ ngoại giao căng thẳng với đối tác thương mại lớn là Trung Quốc đã tác động mạnh đến kinh tế Nhật Bản, dập tắt những hy vọng rằng nền kinh tế này đã củng cố được đà phục hồi sau thảm họa động đất - sóng thần năm ngoái.
Những tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, nỗi lo về “vách đá tài chính” ở Mỹ, nguy cơ suy thoái tại Nhật Bản, đà hồi phục kinh tế toàn cầu chậm lại, cộng thêm những thách thức về cơ cấu, đầu tư yếu đi và sản lượng dư thừa đã khiến cho các nền kinh tế mới nổi ở châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ đánh mất đà tăng trưởng nhanh.
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB), kinh tế Trung Quốc năm nay chỉ tăng trưởng 7,9%, cao hơn đôi chút so với mục tiêu 7,5% do chính phủ đề ra và là mức thấp nhất kể từ năm 1999, do xuất khẩu yếu và tác động của các biện pháp hạ nhiệt thị trường nhà đất. Nhìn chung, xuất khẩu sụt giảm là lý do cơ bản khiến các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tăng trưởng chậm lại trong năm 2012.
Theo WB, khu vực Đông Á đang phát triển là điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế toàn cầu năm 2012. Thành tích khá ấn tượng của các nền kinh tế như Indonesia, Malaysia, Philippines và Myanmar sẽ đẩy mức tăng trưởng của khu vực này (không tính Trung Quốc) lên 5,7% năm 2013 và 5,8% năm 2014. Kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ước đoán tăng trưởng lần lượt 7,5% và 7,9%, trong khi khu vực Đông Á và Nam Á tăng trưởng lần lượt 5,8% và 4,4% năm 2012; 6,2% và 5% năm 2013.
Về triển vọng tăng trưởng của kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, các nhà kinh tế lạc quan rằng nhu cầu tăng mạnh trong khu vực sẽ bù đắp mức tăng xuất khẩu chậm lại.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á vừa được công bố, Goldman Sachs đưa ra nhận định khá lạc quan với dự báo kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% năm 2013 và 7,3%/năm trong giai đoạn 2014-2016.
Mặc dù đã bốn năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi một cách chật vật.
Theo các nhà phân tích, với những nỗ lực và các chính sách hiện hành, châu Âu và Mỹ sẽ phải mất ít nhất 5 năm mới có thể bù đắp được những thiệt hại do tình trạng thất nghiệp gây ra. Với việc hầu hết các tổ chức quốc tế đều hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thời gian tới, chưa thể kỳ vọng bức tranh toàn cảnh kinh tế thế giới năm 2013 sẽ trở nên sáng sủa hơn.
Trong khi đó, hàng loạt bài viết đăng trên các tạp chí Courrier International và The Economist mới đây cho thấy, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ tiếp tục chậm, không đồng đều giữa các nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nguy cơ rõ ràng nhất đó là khủng hoảng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp châu Âu và của tất cả các nước xuất khẩu nhiều đến khu vực này.
Các chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ ở mức 3,5%, tức chỉ tăng 0,4% so với năm 2012. Các doanh nghiệp sẽ dè dặt hơn trong việc đầu tư và tuyển nhân công.
Tại Mỹ và Nhật Bản, hiện đang gặp khó khăn ngân sách, sẽ không có bước đột phá trong năm mới. Trung Quốc sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2013.
Chính sách nới lỏng điều kiện tín dụng và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của nước này sẽ ảnh hưởng mạnh đến kinh tế của các nước dồi dào nguồn nguyên liệu mà Trung Quốc đang cần như Australia, Canada hay các nước vùng Mỹ Latinh.
Đáng chú ý, trao đổi mậu dịch thế giới năm 2013 sẽ tăng ở mức 4,3%, tức khá hơn năm 2012, nhưng kém hơn năm 2010 và 2011.
Tình trạng bảo hộ mậu dịch của các nước sẽ tăng cao trong năm 2013, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu thích hợp./.
Tỷ lệ lạm phát của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp  (31/12/2012)
OPEC đạt mức kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ kỷ lục  (31/12/2012)
"Nền kinh tế Đức sẽ khó khăn hơn trong năm 2013"  (31/12/2012)
Tuần tin cải cách hành chính từ 24 đến 30-12-2012  (31/12/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên