Tăng tốc thực hiện Đề án đưa Việt Nam thành nước mạnh về Công nghệ thông tin - Truyền thông
Năm 2012, hoạt động của Bộ TTTT đã đạt được những kết quả đáng chú ý trong các lĩnh vực như: xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; quản lý họat động báo chí, xuất bản; phát triển thị trường viễn thông, internet…
Theo đó, các cơ quan thông tin đại chúng đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về các sự kiện quan trọng của đất nước; thông tin kịp thời, đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước; tăng cường thông tin, phân tích làm rõ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thông tin đầy đủ về vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo Việt Nam; chấn chỉnh công tác quản lý xuất bản, in và phát hành.
Công tác phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông được đẩy mạnh; Vệ tinh Vinasat-2 được phóng thành công lên quỹ đạo góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp viễn thông từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ và giúp người dân được thụ hưởng các sản phẩm, dịch vụ mới với giá rẻ nhưng chất lượng cao hơn, đồng thời mở rộng phạm vi kinh doanh ra quốc tế.
Công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh. Theo báo cáo đánh giá Chính phủ điện tử năm 2012 của Liên hợp quốc, xếp hạng của Việt Nam tăng 7 bậc, xếp thứ 4 Đông Nam Á, thứ 9 châu Á và thứ 83 thế giới.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực TTTT vẫn giữ được sự phát triển ổn định, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Bên cạnh những kết quả nổi bật, công tác xây dựng một số đề án trong Chương trình công tác của Bộ TTTT trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn chậm; chất lượng dự thảo một vài đề án chưa cao…
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí, vẫn còn hiện tượng một số cơ quan báo chí vi phạm tôn chỉ, mục đích, nặng về khai thác, thông tin những vụ việc tiêu cực; một số báo còn chạy theo việc đưa tin giật gân, câu khách, thậm chí còn thông tin sai sự thật.
Việc quản lý thuê bao di động trả trước còn nhiều khó khăn, tình trạng sim rác, tin nhắn rác tuy có giảm nhưng chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các đô thị; việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa các ngành, các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.
Tăng tốc trong “năm bản lề”
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ năm 2012 của toàn ngành TTTT.
Phó Thủ tướng đề nghị trong năm 2013, Bộ cần tập trung triển khai những đề án, chương trình, nhiệm vụ đã được phê duyệt, trong đó quan trọng nhất là Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT).
“Năm 2013 là cơ hội “cuối cùng” để thực hiện những chương trình, đề án theo đúng kế hoạch 5 năm đã đề ra. Chính phủ sẽ tiếp tục vào cuộc cùng với Bộ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, cùng với đó các địa phương cũng cần tích cực, thống nhất trong tổ chức thực hiện”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ nâng cấp Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT-TT thành Ủy ban quốc gia, do Thủ tướng đứng đầu để đẩy nhanh việc thực hiện Đề án này cũng như phát triển lĩnh vực CNT-TTT thành một trong các ngành kinh tế mũi nhọn.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ TTTT cần tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước.
“Lâu nay việc ứng dụng CNTT mới chỉ dừng lại trong quản lý hành chính, chưa tập trung vào quản lý nhà nước ở các ngành, lĩnh vực cụ thể. Chương trình CNTT ở các bộ, ngành chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ của bộ ngành đó. CNTT phải được ứng dụng để trở thành một công cụ hiệu quả ứng dụng trong hoạt động quản lý đặc thù của từng ngành”, Phó Thủ tướng nói.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý việc Bộ cần có cơ chế để khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tăng thời lượng, nâng chất lượng, tham gia một cách tích cực hơn vào việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Để phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề cơ quan quản lý nhà nước cần phải chủ động ủng hộ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển dịch vụ mới, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng yêu cầu Bộ TTTT thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm khác như quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản; bảo đảm an toàn, anh ninh mạng; phát triển bưu chính -viễn thông; số hóa lĩnh vực phát thanh, truyền hình; tăng cường hợp tác quốc tế.
* Tại Lễ Tổng kết, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Độc lập cho nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá; trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng; trao Huân chương Lao động, Cờ thi đua của Chính phủ cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ TTTT. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng đã trao Cờ thi đua, Bằng khen cho các tập thể, cá nhân trong ngành./.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến với 66 điểm cầu  (24/12/2012)
Thủ tướng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ  (24/12/2012)
Chính phủ giải trình ban hành văn bản thi hành luật  (24/12/2012)
Lạm phát năm 2012 dưới 7%  (24/12/2012)
Chỉ thị của Ban Bí thư về tiết kiệm, chống lãng phí  (24/12/2012)
Biểu dương người có uy tín tiêu biểu 4 tỉnh Tây Bắc  (24/12/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên