Đào tạo trình độ thạc sĩ từ 1-2 năm
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo Thông tư Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ. Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28-2-2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
Theo dự thảo, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1-2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 1 năm đối với các ngành mà thời gian đào tạo ở bậc đại học từ 5 năm trở lên (đối với niên chế) hay 180 tín chỉ trở lên (đối với tín chỉ); thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 2 năm đối với các ngành mà thời gian đào tạo ở bậc đại học từ 4,5 năm trở xuống (đối với niên chế) hay thấp hơn 160 tín chỉ (đối với tín chỉ);
Thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1-2 lần/năm. Các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.
Đối với học viên là người nước ngoài, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo do cơ sở giáo dục đại học đề nghị trong hồ sơ đăng ký mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc ngành gần với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự thi. Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành dự thi, nếu trúng tuyển phải học bổ sung kiến thức trước khi học các học phần của chương trình thạc sĩ. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định nội dung kiến thức học bổ sung.
Về thâm niên công tác chuyên môn: Tùy theo yêu cầu của từng ngành, chuyên ngành đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể về thâm niên công tác chuyên môn phù hợp cho từng ngành hoặc chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học.
Dự thảo cũng nêu các đối tượng được ưu tiên như: Những người hiện đang sinh sống hoặc công tác được 2 năm liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ; thương binh, bệnh binh người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh; con liệt sĩ; anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số; nạn nhân hoặc con nạn nhân chất độc màu da cam.
Giảng viên đào tạo trình độ thạc sĩ là người làm nhiệm vụ giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ./.
Nhật Bản bắt đầu cuộc vận động tranh cử Hạ viện  (04/12/2012)
GDP của Thành phố Hồ Chí Minh ước tính tăng 9,2%  (04/12/2012)
Tháng 1-2013, Việt Nam và Ukraine khởi động đàm phán FTA  (04/12/2012)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay