Cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tiếp tục bế tắc
Sau 6 ngày thương thảo căng thẳng, các nhà quan sát cho rằng, các nước còn lâu mới đạt được thỏa thuận về việc gia hạn Nghị định thư Kyoto về hạn chế khí thải làm Trái Đất ấm lên, chủ yếu là khí CO2 hình thành từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Với nhiều chứng cứ cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm tan băng ở hai cực và khiến mực nước biển dâng lên nhanh chóng, nhiều nước nghèo cho rằng phương Tây cần phải thực hiện các biện pháp cắt giảm khí thải mạnh hơn nữa, khẩn cấp hơn nữa dưới khuôn khổ Nghị định thư Kyoto và đổ thêm tiền giúp các nước thuộc thế giới thứ ba đối phó với hoàn cảnh.
“Khía cạnh khoa học của vấn đề rất rõ ràng: trì hoãn thêm sẽ khiến ta mất cơ hội đảo ngược một thảm họa toàn cầu” - Liên minh các quốc đảo (AOSIS), một nhóm đại diện 43 nước có khả năng đối diện với nhiều nguy cơ hình thành từ tình trạng nước biển dâng, tuyên bố.
“Chúng ta đã bắt đầu tuần thương thảo cuối cùng ở Doha, với việc không nghiêm túc trong việc ghi nhận rằng thời gian dành cho việc ngăn chặn tai ương và nguy cơ mất đi nhiều quốc gia thành viên trên thế giới này đang cạn dần”.
Một nghiên cứu mới cảnh báo ngày 2-12 rằng Trái Đất có thể đang ấm lên thêm 5 độ C nữa, hơn gấp đôi mức giới hạn 2 độ C ấm lên mà các nhà khoa học đã đặt ra, trong hy vọng rằng tình hình khí hậu Trái Đất vẫn còn nằm trong sự kiểm soát.
Các nghiên cứu trong tuần trước cũng cho thấy rằng, băng ở 2 cực tan chảy đã làm tăng mực nước biển thêm 11mm trong 2 thập niên qua. Ngoài ra, băng ở Bắc Cực đang tan với tốc độ chưa có tiền lệ trong năm 2012.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nói rằng, các cuộc đàm phán ở Doha đang rơi vào bế tắc, một phần do sự bất đồng trong Liên minh châu Âu (EU) về việc liệu các nước thành viên của khối có được phép giữ lại định mức về lượng khí thải xả ra bầu khí quyển mà họ vẫn chưa sử dụng tới, hay hủy bỏ hoàn toàn định mức này.
Định mức khí thải chưa được sử dụng tới, ước tính lên tới 13 tỷ tấn cho các nước trong nhóm EU, được phân bổ trong giai đoạn đầu của Nghị định thư Kyoto và nó sẽ hết hạn trong ngày 31-12 tới đây.
Thành viên EU là Ba Lan và một số nước khác nói rằng, định mức này phải tiếp tục được chuyển vào giai đoạn 2 của Nghị định thư Kyoto, điều không được các nước đang phát triển và các nước chịu rủi ro do biến đổi khí hậu mang lại chấp nhận./.
Bộ đội biên phòng Việt - Trung tăng cường hợp tác  (03/12/2012)
Thúc đẩy, làm sâu sắc mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Thái Lan  (03/12/2012)
Phó Chủ tịch nước nước Nguyễn Thị Doan tiếp xúc cử tri Hà Nam  (03/12/2012)
Việt Nam tặng Campuchia dự án trị giá 1 triệu USD  (03/12/2012)
Cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn  (03/12/2012)
Kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân Hà Nội xem xét nhiều vấn đề  (03/12/2012)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên