Chủ tịch Quốc hội sắp đi thăm Thái Lan, Nhật Bản
Cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Thái Lan có nhiều nét tương đồng về văn hóa, con người và thiên nhiên.
Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6-8-1976. Ngày 2-2-1978, Việt Nam lập Đại sứ quán tại Bangkok. Tháng 3-1978, Thái Lan lập Đại sứ quán tại Hà Nội.
Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7-1995, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển, đáp ứng nguyện vọng của hai dân tộc, góp phần tạo ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước thường xuyên tiến hành các cuộc trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, trong đó có các đoàn nghị sỹ quốc hội hai nước.
* Hình thành và phát triển từ các nền văn minh phương Đông nên hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng trong lối sống, cách tư duy. Sự tương đồng đó là nhân tố quan trọng đối với quá trình phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước. Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21-9-1973.
Sau năm 1975, Việt Nam và Nhật Bản lập đại sứ quán ở mỗi nước. Từ năm 1992 đến nay, quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước không ngừng được củng cố, phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…
Hàng năm, hai nước đều trao đổi các chuyến thăm chính thức, gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao, trong đó có các đoàn quốc hội hai nước.
Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài".
Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới thông qua các tổ chức quốc tế như APEC, WTO, ASEM, ARF; vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật... Hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó có Liên hợp quốc.
Chuyến thăm chính thức hai nước Thái Lan, Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sắp tới sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và hai nước này, mở ra hướng phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp Việt Nam - Thái Lan, Việt Nam - Nhật Bản./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thị trưởng Tehran  (01/12/2012)
Tuyên bố chung Việt Nam - Myanmar  (01/12/2012)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào  (30/11/2012)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12-2012  (30/11/2012)
Trình hồ sơ Tín ngưỡng vua Hùng là di sản thế giới  (30/11/2012)
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục  (30/11/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên