Kinh tế châu Âu suy thoái lần thứ hai
22:13, ngày 16-11-2012
TCCSĐT - Ngày 15-11-2012, Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại lâm vào suy thoái lần thứ hai kể từ năm 2009 bất chấp những tăng trưởng khiêm tốn của Đức và Pháp.
Theo Eurostat, GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã giảm 0,1% vào giữa tháng 7 và 9-2012, sau khi đã trượt 0,2% trong ba tháng trước đó.
Thống kê mới nhất này được đưa ra chỉ một ngày sau khi hàng triệu công nhân tại châu Âu tiến hành “ngày hành động” để phản đối các chính sách khắc khổ.
Các chính sách khắc khổ tại nhiều nước, hầu hết là ở phía Nam Âu, đã kết hợp việc tăng thuế với cắt lương tháng, lương hưu và phúc lợi xã hội.
Theo thống kê của Eurostat, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp tăng 0,2% trong quý III so với ba tháng trước. Tuy nhiên, Cơ quan thống kê Pháp (Insee) mới đây cho biết GDP của quý II đã bị hạ từ 0% xuống -0,1%.
Cũng theo Insee, sản lượng công nghiệp cũng như doanh thu dịch vụ tại Pháp, nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu đã tăng lên sau ba quý đình trệ liên tục.
Trong khi đó, Hy Lạp thông báo kinh tế nước này đã trượt dốc 7,2% trong quý III so với cùng kỳ năm 2011, nhưng không công bố kết quả so sánh với ba tháng trước năm 2012.
GDP của Hà Lan giảm 1,1%, cho thấy các khu vực phía Bắc Âu tưởng như “miễn nhiễm” với khủng hoảng cũng đang phải hứng chịu hậu quả một phần từ chính sách cắt giảm chi công của khu vực phía Nam.
Đối với cả khối Liên minh châu Âu (EU), trong đó tính cả các nước như Anh và Thụy Điển, nền kinh tế tăng trưởng 0,2% trong quý hiện tại, sau khi đã suy thoái 0,2% ba tháng trước đó.
Kinh tế Anh tăng trưởng 1% trong quý III năm nay nhờ sự kiện Thế vận hội mùa Hè diễn ra tại đây.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của nước Anh, do đó suy thoái kinh tế của khu vực này cũng là một trong những nguyên nhân đẩy Anh vào suy thoái hồi đầu năm nay.
Nền kinh tế lớn nhất Khu vực đồng tiền chung châu Âu - Đức, vẫn tiếp tục tăng trưởng, mặc dù tốc độ tăng trưởng đã bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ.
Kinh tế Đức tăng trưởng 0,2% từ tháng 7 tới tháng 9, giảm từ 0,3% trong quý trước và 0,5% trong ba tháng đầu năm nay.
Cục thống kê Đức (Destatis) cho biết tăng trưởng kinh tế của nước này chủ yếu do nhu cầu từ thị trường bên ngoài. GDP của Đức tăng 4,2% năm 2010 và 3% năm 2011.
Tháng trước, chính phủ Đức đã hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 từ 1,6% xuống 1% với lý do khủng hoảng khu vực ơ-rô và tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế đang lên tại khu vực châu Á và châu Mỹ La-tinh.
Khác với các đối tác ở 17 nước khác trong Khu vực đồng ơ-rô, Đức về cơ bản đã tránh được ảnh hưởng xấu nhất đang đe dọa khu vực này. Cho đến nay, Đức đã được hưởng lợi từ việc đồng ơ-rô xuống giá, làm cho xuất khẩu nước này mang nhiều tính cạnh tranh hơn so với các nước ngoài khu vực đồng ơ-rô.
Tuy nhiên, giới phân tích tại ngân hàng Natixis nhận định: “Các thông số tiêu cực trong những tuần và tháng gần đây có thể dẫn đến tăng trưởng âm tại Đức trong quý IV năm nay”./.
Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng  (16/11/2012)
Phó Thủ tướng tiếp đoàn đại biểu người có công  (15/11/2012)
Nhật Bản có thêm chính đảng mới: Đảng Gió Xanh  (15/11/2012)
Các nước chúc mừng tân Tổng Bí thư Trung Quốc  (15/11/2012)
Thay đổi nhân sự Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính  (15/11/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên