Các nhà tài trợ tăng đóng góp cho Chương trình Nông nghiệp và An ninh Lương thực toàn cầu
Tại cuộc họp bên lề Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 12-10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Ti-mô-thi Ghết-nơ (Timothy Geithner) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cam kết cung cấp nguồn tài chính mới cho Chương trình Nông nghiệp và An ninh Lương thực toàn cầu (GAFSP) - quỹ ủy thác của nhiều nhà tài trợ được thành lập năm 2010 nhằm cải thiện an ninh lương thực tại các nước nghèo nhất thế giới.
Các cam kết trên được đưa ra trong bối cảnh giá lương thực trên thị trường thế giới đã tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm qua, làm gia tăng sức ép cho các nước nghèo vốn đang phải chật vật đối phó với tình trạng nghèo đói. Theo thống kê, trước khi giá lương thực biến động lớn vào cuối năm 2007, trên thế giới đã có hàng trăm triệu người bị đói và suy dinh dưỡng.
Theo Chủ tịch WB Gim Châng Kim (Jim Yong Kim), giá lương thực tăng đã gây ra những tác động lâu dài cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất. Để hạn chế tác động này, cộng đồng quốc tế phải đưa ra những giải pháp lâu dài kèm theo những cam kết chắc chắn và phối hợp hành động một cách thận trọng. Ông nhấn mạnh, những cam kết đóng góp tài chính mới có ý nghĩa rất quan trọng cho việc thúc đẩy nỗ lực chấm dứt nạn đói.
Để đối phó với tình trạng bất ổn lương thực và giá lương thực tăng cao, các nhà tài trợ và các nước đang phát triển đang tìm cách đẩy mạnh hợp tác tăng năng suất nông nghiệp, cải thiện an ninh lương thực, đồng thời tạo điều kiện để nông dân có thể bán sản phẩm ra thị trường và tăng thu nhập. Riêng đối với GAFSP, cho tới nay, quỹ ủy thác này đã phân bổ 658 triệu yên cho 18 nước. GAFSP hy vọng sẽ giúp đỡ ít nhất 8,2 triệu người bằng cách tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập ở nông thôn và kết nối nông dân với thị trường.
Kết thúc cuộc họp, các đại biểu nhất trí sẽ nhóm họp lại vào năm 2013 để tổng kết toàn bộ những cam kết do các nước và các tổ chức đưa ra, đồng thời xem xét lại các cơ chế hoạt động của GAFSP.
Được thành lập theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G-20), GAFSP đại diện cho nỗ lực toàn cầu trong việc tài trợ cho những đối người bị ảnh hưởng bởi tình trạng nghèo đói. Chương trình này cung cấp vốn thông qua cả hai khu vực công và tư./.
EU nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào I-ran  (13/10/2012)
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 9 tăng kỷ lục  (13/10/2012)
Nga: Máy bay Xy-ri bị Thổ Nhĩ Kỳ ép hạ cánh chở thiết bị ra-đa hợp pháp  (13/10/2012)
Thủ tướng Nhật Bản quan ngại về sự tăng giá của đồng yên  (12/10/2012)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp Chủ tịch Tập đoàn Samsung  (12/10/2012)
Cu ba mong muốn học tập kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh  (12/10/2012)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên