Nợ công của Mỹ còn nguy hiểm hơn nợ công của các nước châu Âu
21:57, ngày 20-09-2012
TCCSĐT - Đến cuối tháng 8 vừa qua, nợ công của Mỹ đã vượt ngưỡng 16.000 tỷ USD, tương đương 104% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), gần chạm trần nợ công mà năm ngoái Nhà Trắng đã phải rất khó khăn mới được Quốc hội phê chuẩn. Như vậy, đây là năm thứ tư liên tiếp ngân sách Liên bang Mỹ bị thâm hụt trầm trọng. Hiện mỗi người dân Mỹ phải gánh khoản nợ công hơn 50 nghìn USD.
Mỹ đứng đầu các nước OECD về nợ công
Dư luận báo chí quốc tế, cũng như chính các phương tiện truyền thông Mỹ đều phải thừa nhận rằng, khủng hoảng nợ công của nước Mỹ còn khủng khiếp và nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới, hơn cả nợ công của các nước châu Âu. Theo tính toán của giáo sư La-ri Cốt-li-cốp (Larry Kotlikoff), thuộc trường Đại học Bô-xtơn (Boston), tổng cộng cả nợ công, thâm hụt an sinh xã hội và nợ của khu vực y tế nhà nước, thì số nợ không có khả năng thanh toán của Mỹ đã lên tới 222.000 tỷ USD, mức cao nhất trong số các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Như vậy, Mỹ đang gặp khó khăn nhất về tài chính trong số các nước phát triển.
Nhiều quốc gia trong Khu vực đồng euro (Eurozone) như: Hy Lạp, I-ta-li-a, Ai-xơ-len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ… cũng có những khoản nợ công rất lớn, gặp nhiều khó khăn về tài chính, nhưng họ đang nỗ lực thực thi nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề nợ của mình thông qua việc tiến hành những cải cách cơ cấu trong khu vực nhà nước nhằm đưa mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mà không đẩy các nền kinh tế vào suy thoái. Châu Âu đang dần dần giải quyết những khó khăn của họ, bằng việc thực hiện những cải cách lớn, trong đó có cả việc cắt giảm trợ cấp hưu trí, cải cách chính sách, tái cơ cấu thuế, xúc tiến các chính sách thị trường lao động tốt hơn và đặc biệt cắt giảm mạnh chi phí khu vực công. Ví dụ như I-ta-li-a thực hiện thành công việc cắt giảm chi tiêu và cân bằng ngân sách, không giống như nước Mỹ.
Dù cách làm ở nước này hay nước khác còn khá vụng về, nhưng rõ ràng các nước Eurozone đang xử lý khá tốt những vấn đề tài chính của họ. Trong khi đó, các chính khách và công luận Mỹ hầu như không ý thức sâu sắc, thậm chí cũng không hiểu về khả năng phá sản tài chính của họ. Mỹ hoàn toàn có cơ chế chính trị để tạo việc làm, để giải quyết một cuộc khủng hoảng tài chính có khả năng xảy ra. Các nhà kinh tế Mỹ đang quan ngại về “bức tường lửa tài chính” năm 2013 sẽ dẫn đến việc cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng và thu nhập.
Cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa hầu như không thể giải quyết vấn đề nợ công một cách hiệu quả. Đảng Cộng hòa chủ trương sẽ không tăng thuế, mặc dù sự trầm trọng của vấn đề tài chính đã lớn đến mức cần phải có những nguồn thu nhập mới. Còn Đảng Dân chủ thì chỉ xem xét việc tăng thuế thu nhập, mà không có ý định sửa chữa, điều chỉnh cả hệ thống thuế phức tạp, bị bóp méo và đang phá hoại sự tăng trưởng. Ngay cả những đề xuất về chính sách y tế cũng không thể hóa giải được những chi phí chăm sóc y tế. Đây là khoản nợ công lớn nhất của nước Mỹ hiện nay.
Nước Mỹ đang cần những cải cách tài chính mạnh mẽ để tái cơ cấu khu vực chi công. Thuế cần phải được chuyển đổi, chứ không phải chỉ tăng lên. Trên thực tế, lãi suất có thể hạ thấp và thu nhập tăng lên, nếu các ưu đãi thuế bị dỡ bỏ. Mỹ cũng nên đánh thuế tiêu dùng liên bang; các chi phí khu vực công phải được cắt giảm. Các chính sách tái cơ cấu do Ủy ban Bowles-Simpson đề xuất có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, thế nhưng lại bị chính quyền của Tổng thống B.Ô-ba-ma không thật sự quan tâm. Tình trạng nợ nần của Mỹ đang lớn dần và trở nên nguy hiểm hơn đối với nền kinh tế thế giới, so với cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu.
Về thâm hụt ngân sách: năm 2011, Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ khi ấy là Đô đốc Mai-cơn Mu-len (Michael Mullen) đã tuyên bố, các khoản nợ sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Để tiếp tục chi hơn 500 tỷ USD cho quân đội Mỹ và bảo đảm an ninh chung trên toàn cầu, như Mỹ đã thực hiện hơn 50 năm qua, thì Oa-sinh-tơn chắc chắn phải cắt giảm thâm hụt ngân sách và ổn định tài chính. Ngoài những ảnh hưởng tới sức mạnh quốc phòng của Mỹ, thâm hụt ngân sách còn làm lu mờ hình ảnh của nước Mỹ là một “quốc gia chỉ huy toàn cầu có tinh thần trách nhiệm”, đặc biệt về kinh tế, từ đó có thể làm thất bại các mục tiêu chính sách đối ngoại của chính quyền tiếp theo. Tất nhiên, thâm hụt ngân sách sẽ có những ảnh hưởng rõ ràng ở trong nước.
Những vấn đề nêu trên không những là thách thức, mà còn là mối quan tâm chính sách đối ngoại cấp bách nhất mà tân chính quyền Mỹ sẽ phải đối đầu trong tương lai. Một cuộc tấn công khủng bố xảy ra tại Mỹ, hoặc một cuộc tấn công quân sự của I-xra-en với I-ran chắc chắn sẽ làm thay đổi các ưu tiên của chính quyền sắp tới, nhưng về lâu dài quản lý thâm hụt ngân sách và mối quan hệ đang phát triển với Trung Quốc tiếp tục là những ưu tiên trong chính sách đối ngoại hàng đầu của chính quyền mới.
Thực trạng này đã trở thành đề tài nóng trên báo chí, khi các đối thủ Đảng Cộng hòa công kích khả năng điều hành nền kinh tế của chủ nhân Nhà Trắng B.Ô-ba-ma. Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ê-rích Can-tơ (Eric Cantor) cho rằng đã đến lúc phải giải quyết những thách thức tài chính nghiêm trọng mà nước Mỹ đang phải đối mặt, cũng như phải ngừng việc “vung tay quá trán” trong chi tiêu công. Chính khách này lâu nay vốn chỉ trích dự Luật Thuế của Tổng thống B.Ô-ba-ma, cho rằng chính sách cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu là một trong những nguyên nhân làm cho nợ công nước này phình to ra.
Giới phân tích nhận định, nợ công leo thang đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định chính sách cũng như bất cứ ứng cử viên nào, cho dù người của Đảng Dân chủ Tổng thống B.Ô-ba-ma, hay người của Đảng Cộng Hòa ứng viên Mít Rôm-ni (Mitt Romney), giành được chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sắp tới, sẽ phải thông qua đạo luật nâng mức trần nợ công của Chính phủ Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Ti-mô-thi Ghết-nơ (Timothy Geithner) mới đây cho biết, nhiều khả năng Quốc hội nước này sẽ đạt được thỏa thuận về mức trần nợ công vào cuối năm nay. Ông cũng cho rằng, trường hợp Quốc hội chưa thống nhất được, thì một loạt “biện pháp đặc biệt” sẽ được thực thi nhằm tránh nguy cơ buộc Chính phủ phải ngừng hoạt động, ít nhất cho đến đầu năm 2013. Mức trần nợ công hiện nay ở Mỹ là 16.390 tỷ USD.
Nước Mỹ đã rất khó khăn vượt qua bất đồng về nợ công
Sau nhiều tuần thương lượng căng thẳng, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ vẫn bất đồng về cách thức giảm thâm hụt ngân sách, một điều kiện tiên quyết mà Đảng Cộng hòa đưa ra để thông qua kế hoạch nâng trần nợ công trước ngày 2-8. “Bóng ma vỡ nợ” đã bao phủ khắp Nhà Trắng bởi nợ công của Chính phủ Mỹ sắp lên tới hơn 16 nghìn tỷ USD, mức kịch trần giới hạn vay nợ.
Trước đó, với hy vọng sớm tìm ra lối thoát cho vấn đề nợ công, lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện đã đề xuất một kế hoạch nâng mức trần nợ công cho đến năm 2013 và giảm 2.700 tỷ USD trong thâm hụt Ngân sách Liên bang. Kế hoạch này lập tức nhận được sự ủng hộ từ Nhà Trắng, nhưng lại không nhận được sự đồng tình của Đảng Cộng hòa hiện chiếm đa số tại Hạ viện. Thậm chí, Đảng Cộng hòa còn đưa ra kế hoạch chi tiêu riêng, trong đó có khoản cắt giảm 1.200 tỷ USD và chỉ tăng thêm mức tối đa mà Nhà Trắng có thể vay nợ lên thêm 1.000 tỷ USD, mức tăng không đủ để Chính phủ có thể chi tiêu qua mùa bầu cử năm 2012.
Giới quan sát trước đó đã nhận định, nếu không đạt được thỏa thuận nâng mức trần nợ công, Chính phủ Liên bang có thể sẽ hết tiền hoạt động vào ngày 2-8 và ngày đó trở thành thời điểm “kinh hoàng” khi nước Mỹ tuyên bố vỡ nợ. Điều này sẽ tác động vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ và các thị trường tài chính toàn cầu. Sáng 25-7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra một báo cáo về kinh tế Mỹ, trong đó cảnh báo, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với “cú sốc nặng nề”, nếu không sớm nâng mức trần nợ công. Ban Giám đốc IMF đã kêu gọi các nhà chức trách Mỹ cần cắt giảm chi tiêu từng bước, để tránh bị đánh tụt hạng tín nhiệm tài chính.
Trong bối cảnh đó, tối 25-7, Tổng thống B.Ô-ba-ma đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh khoản nợ công ngày càng lớn sẽ làm mất việc làm của nhiều người và gây “thiệt hại nghiêm trọng” tới kinh tế Mỹ, nếu không lập tức được kiểm soát. Tổng thống B.Ô-ba-ma cho rằng thái độ của Đảng Cộng hòa trong các cuộc thương lượng về giải pháp cho vấn đề nợ công và chi tiêu đang đẩy nước Mỹ đến “ngõ cụt nguy hiểm”. Tuy nhiên ông cũng bày tỏ tin tưởng việc các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa sẽ không vô trách nhiệm, để mặc cho đất nước rơi vào cảnh vỡ nợ.
Ngày 31-8-2012, trước thời hạn chót 2 ngày, các nhà lãnh đạo hai đảng đã nhất trí nâng trần nợ công thêm 2,1 nghìn tỷ, (tức là từ 14,3 nghìn tỷ lên 16,4 nghìn tỷ USD) và cắt giảm thâm hụt ngân sách hơn 2,4 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Việc cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn I cắt giảm 917 tỷ USD và có hiệu lực ngay. Giai đoạn II cắt giảm 1,5 nghìn tỷ USD, nhưng kế hoạch chi tiết cho giai đoạn này sẽ do một ủy ban hỗn hợp hai đảng đưa ra vào ngày 23-11 và sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua vào ngày 23-12 năm nay. Ngân sách cắt giảm trên sẽ tập trung vào lĩnh vực quốc phòng và chương trình chăm sóc người già.
Đảng Cộng hòa sẽ tấn công đảng Dân chủ trong vấn đề nợ công
Đảng Cộng hòa đã chọn ông Pôn Đa-vít Rai-ân (Paul Davis Ryan) làm ứng cử viên Phó Tổng thống trong liên danh với ứng cử viên Tổng thống Uyn-lác Mít Rôm-ni (Willard Mitt Romney) là một thông điệp cho thấy họ sẽ tấn công quyết liệt đối thủ - cặp ứng cử viên của Đảng Dân chủ B.Ô-ba-ma/J.Bai-đơn, trong các vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước.
Ứng viên P.Rai-ân được giới chuyên gia mô tả là chính khách trẻ tuổi, một ngôi sao đang lên, một nhà lãnh đạo trí thức của Đảng Cộng hòa và là người hiểu rất rõ những hiểm họa ngân sách của nước Mỹ. Hiện ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, là người đứng đầu về tài chính và các vấn đề ngân sách của Đảng Cộng hòa, chính vì vậy ứng viên P.Rai-ân được xem là tiếng nói chính thức của đảng này trong các vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách quốc gia.
Ông P.Rai-ân mang đến cho ứng viên M.Rôm-ni một số “vũ khí” lợi hại để đấu với đương kim Tổng thống B.Ô-ba-ma và Phó Tổng thống J.Bai-đơn. Trước hết, đó là kế hoạch ngân sách mới của Đảng Dân chủ mà ông đang đề xuất Quốc hội thông qua. Ứng viên M.Rôm-ni đã nắm lấy kế hoạch này làm thứ vũ khí rất lợi hại cho chiến dịch tranh cử chung của đảng mình.
Theo giới phân tích, ứng viên P.Rai-ân không chỉ có khả năng thương thuyết giỏi, hợp tác chặt chẽ và làm việc ăn ý với mọi người trong Đảng Cộng hòa, mà còn có một lợi điểm ít ai ngờ tới, đó là bên vợ, kể từ ông nội vợ, bố vợ cho đến các cô chú, cậu dì, anh em, những người bạn thân nhất của vợ, và chính vợ ông là bà Gien-na Rai-ân (Janna Ryan) đều là người của Đảng Dân chủ. Một nửa gia đình là người của Đảng Dân chủ, thì ứng viên Đảng Cộng hòa Rai-ân không có lý do gì để phối hợp không tốt với Đảng Dân chủ.
Kế hoạch ngân sách của ứng viên P.Rai-ân có một số điểm nhấn quan trọng. Trước hết, đó là việc giãn thuế cho giới triệu phú nhưng bù lại sẽ tăng các khoản đóng góp thuế của giới trung lưu; đồng thời cắt giảm mạnh những khoản chi cho các chương trình xã hội thiết yếu như: giáo dục, năng lượng, nghiên cứu khoa học… và y tế. Trong khi kịch liệt phê phán chương trình cải cách y tế mang tên “Medicare” của Tổng thống B.Ô-ba-ma, ứng viên P.Rai-ân đã đề xuất tư nhân hóa việc chăm sóc y tế cho những người dưới 55 tuổi, chuyển Chương trình Trợ giúp Dinh dưỡng Bổ sung (Chương trình tem thực phẩm) vào các “block grant” hay còn hiểu là “khoán” cho các tiểu bang. Ngoài ra, ông còn có kế hoạch cắt giảm thuế và điều chỉnh lại Chương trình của chính phủ Liên bang về việc chăm sóc người già trên 65 tuổi và các chương trình xã hội khác nhằm khuyến khích đầu tư, kiểm soát chi tiêu công.
Chỉ cần nêu vài chi tiết sơ bộ đó, trên thực tế cho thấy, kế hoạch ngân sách của cặp ứng viên M.Rôm-ni/P.Ri-an đã làm cho một bộ phận đông đảo dân chúng Mỹ lo lắng. Từ sinh viên học sinh, giới nghiên cứu khoa học, y tế, cho đến những người sử dụng năng lượng trên toàn nước Mỹ và cả những người cao tuổi đang được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội đều phải thấp thỏm lo lắng. Chẳng hạn, chỉ những người cao tuổi thì hiện tại vẫn được giữ nguyên các chế độ bảo hiểm y tế “Medicare”, nhưng tất cả những ai đang trong độ tuổi 40, thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là họ sẽ phải mua bảo hiểm y tế của các công ty bảo hiểm tư nhân. Trong khi, giá bảo hiểm y tế của các hãng tư nhân cao ngất ngưởng và chắc chắn không một ai dám bảo đảm mọi người dân Mỹ đều có đủ tiền để mua.
Bởi thế, giới quan sát cho rằng, nếu kế hoạch ngân sách của cặp ứng viên M.Rôm-ni/P.Rai-ân được Quốc hội Mỹ thông qua trước kỳ bầu cử tổng thống, ngày 6-11 tới, thì chắc chắn hàng loạt cử tri sẽ bị ảnh hưởng do những khoản cắt giảm theo Kế hoạch ngân sách đó. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai Chương trình Medicare (Chương trình chăm sóc sức khỏe cho người già), thậm chí cả Chương trình Medicaid (Chương trình y tế giúp đỡ những cá nhân và những gia đình có lợi tức thấp; chương trình này được tài trợ bằng ngân sách liên bang 57% và tiểu bang 43%), mà đa phần những người thụ hưởng 2 chương trình y tế này lại là những người có thu nhập cố định, người hưởng lương hưu. Một khi các chương trình, kế hoạch trợ giúp y tế của Tổng thống Ô-ba-ma bị chặn đứng và phá hỏng, chắc chắn sẽ khiến nhiều cử tri Mỹ đánh giá lại năng lực lãnh đạo của ông.
Thế nhưng chuyện gì cũng có hai mặt – phải, trái; có lợi và gây hại. Việc ông P.Rai-ân đề xuất Kế hoạch ngân sách mới, tuy có thể nhất thời đánh mạnh vào Chương trình cải cách y tế của Tổng thống B.Ô-ba-ma, khiến cho đối thủ có nguy cơ bị mất điểm trước cử tri, nhưng mặt trái, rất có thể nó sẽ không được nhiều người ủng hộ.
Hãng CNN ngày 12-8 đã có bài bình luận, trong đó phê phán khá gay gắt kế hoạch ngân sách của ứng viên P.Rai-ân. Tác giả bài bình luận cho rằng, những đề xuất “cắt giảm” quá trớn này không nhằm phục vụ lợi ích ngân sách quốc gia, mà ngược lại chỉ nhằm phục vụ mục tiêu cá nhân, gây tổn hại uy tín đương kim Tổng thống B.Ô-ba-ma nhằm đạt ưu thế tranh cử. Và thật khó để đoán định kết cục vấn đề, song một điều người ta dám chắc chắn - đó là vấn đề nợ công của “Nền kinh tế số một thế giới” có thể còn nguy hiểm hơn cả tại các nước châu Âu./.
Dư luận báo chí quốc tế, cũng như chính các phương tiện truyền thông Mỹ đều phải thừa nhận rằng, khủng hoảng nợ công của nước Mỹ còn khủng khiếp và nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới, hơn cả nợ công của các nước châu Âu. Theo tính toán của giáo sư La-ri Cốt-li-cốp (Larry Kotlikoff), thuộc trường Đại học Bô-xtơn (Boston), tổng cộng cả nợ công, thâm hụt an sinh xã hội và nợ của khu vực y tế nhà nước, thì số nợ không có khả năng thanh toán của Mỹ đã lên tới 222.000 tỷ USD, mức cao nhất trong số các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Như vậy, Mỹ đang gặp khó khăn nhất về tài chính trong số các nước phát triển.
Nhiều quốc gia trong Khu vực đồng euro (Eurozone) như: Hy Lạp, I-ta-li-a, Ai-xơ-len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ… cũng có những khoản nợ công rất lớn, gặp nhiều khó khăn về tài chính, nhưng họ đang nỗ lực thực thi nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề nợ của mình thông qua việc tiến hành những cải cách cơ cấu trong khu vực nhà nước nhằm đưa mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mà không đẩy các nền kinh tế vào suy thoái. Châu Âu đang dần dần giải quyết những khó khăn của họ, bằng việc thực hiện những cải cách lớn, trong đó có cả việc cắt giảm trợ cấp hưu trí, cải cách chính sách, tái cơ cấu thuế, xúc tiến các chính sách thị trường lao động tốt hơn và đặc biệt cắt giảm mạnh chi phí khu vực công. Ví dụ như I-ta-li-a thực hiện thành công việc cắt giảm chi tiêu và cân bằng ngân sách, không giống như nước Mỹ.
Dù cách làm ở nước này hay nước khác còn khá vụng về, nhưng rõ ràng các nước Eurozone đang xử lý khá tốt những vấn đề tài chính của họ. Trong khi đó, các chính khách và công luận Mỹ hầu như không ý thức sâu sắc, thậm chí cũng không hiểu về khả năng phá sản tài chính của họ. Mỹ hoàn toàn có cơ chế chính trị để tạo việc làm, để giải quyết một cuộc khủng hoảng tài chính có khả năng xảy ra. Các nhà kinh tế Mỹ đang quan ngại về “bức tường lửa tài chính” năm 2013 sẽ dẫn đến việc cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng và thu nhập.
Cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa hầu như không thể giải quyết vấn đề nợ công một cách hiệu quả. Đảng Cộng hòa chủ trương sẽ không tăng thuế, mặc dù sự trầm trọng của vấn đề tài chính đã lớn đến mức cần phải có những nguồn thu nhập mới. Còn Đảng Dân chủ thì chỉ xem xét việc tăng thuế thu nhập, mà không có ý định sửa chữa, điều chỉnh cả hệ thống thuế phức tạp, bị bóp méo và đang phá hoại sự tăng trưởng. Ngay cả những đề xuất về chính sách y tế cũng không thể hóa giải được những chi phí chăm sóc y tế. Đây là khoản nợ công lớn nhất của nước Mỹ hiện nay.
Nước Mỹ đang cần những cải cách tài chính mạnh mẽ để tái cơ cấu khu vực chi công. Thuế cần phải được chuyển đổi, chứ không phải chỉ tăng lên. Trên thực tế, lãi suất có thể hạ thấp và thu nhập tăng lên, nếu các ưu đãi thuế bị dỡ bỏ. Mỹ cũng nên đánh thuế tiêu dùng liên bang; các chi phí khu vực công phải được cắt giảm. Các chính sách tái cơ cấu do Ủy ban Bowles-Simpson đề xuất có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, thế nhưng lại bị chính quyền của Tổng thống B.Ô-ba-ma không thật sự quan tâm. Tình trạng nợ nần của Mỹ đang lớn dần và trở nên nguy hiểm hơn đối với nền kinh tế thế giới, so với cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu.
Về thâm hụt ngân sách: năm 2011, Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ khi ấy là Đô đốc Mai-cơn Mu-len (Michael Mullen) đã tuyên bố, các khoản nợ sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Để tiếp tục chi hơn 500 tỷ USD cho quân đội Mỹ và bảo đảm an ninh chung trên toàn cầu, như Mỹ đã thực hiện hơn 50 năm qua, thì Oa-sinh-tơn chắc chắn phải cắt giảm thâm hụt ngân sách và ổn định tài chính. Ngoài những ảnh hưởng tới sức mạnh quốc phòng của Mỹ, thâm hụt ngân sách còn làm lu mờ hình ảnh của nước Mỹ là một “quốc gia chỉ huy toàn cầu có tinh thần trách nhiệm”, đặc biệt về kinh tế, từ đó có thể làm thất bại các mục tiêu chính sách đối ngoại của chính quyền tiếp theo. Tất nhiên, thâm hụt ngân sách sẽ có những ảnh hưởng rõ ràng ở trong nước.
Những vấn đề nêu trên không những là thách thức, mà còn là mối quan tâm chính sách đối ngoại cấp bách nhất mà tân chính quyền Mỹ sẽ phải đối đầu trong tương lai. Một cuộc tấn công khủng bố xảy ra tại Mỹ, hoặc một cuộc tấn công quân sự của I-xra-en với I-ran chắc chắn sẽ làm thay đổi các ưu tiên của chính quyền sắp tới, nhưng về lâu dài quản lý thâm hụt ngân sách và mối quan hệ đang phát triển với Trung Quốc tiếp tục là những ưu tiên trong chính sách đối ngoại hàng đầu của chính quyền mới.
Thực trạng này đã trở thành đề tài nóng trên báo chí, khi các đối thủ Đảng Cộng hòa công kích khả năng điều hành nền kinh tế của chủ nhân Nhà Trắng B.Ô-ba-ma. Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ê-rích Can-tơ (Eric Cantor) cho rằng đã đến lúc phải giải quyết những thách thức tài chính nghiêm trọng mà nước Mỹ đang phải đối mặt, cũng như phải ngừng việc “vung tay quá trán” trong chi tiêu công. Chính khách này lâu nay vốn chỉ trích dự Luật Thuế của Tổng thống B.Ô-ba-ma, cho rằng chính sách cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu là một trong những nguyên nhân làm cho nợ công nước này phình to ra.
Giới phân tích nhận định, nợ công leo thang đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định chính sách cũng như bất cứ ứng cử viên nào, cho dù người của Đảng Dân chủ Tổng thống B.Ô-ba-ma, hay người của Đảng Cộng Hòa ứng viên Mít Rôm-ni (Mitt Romney), giành được chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sắp tới, sẽ phải thông qua đạo luật nâng mức trần nợ công của Chính phủ Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Ti-mô-thi Ghết-nơ (Timothy Geithner) mới đây cho biết, nhiều khả năng Quốc hội nước này sẽ đạt được thỏa thuận về mức trần nợ công vào cuối năm nay. Ông cũng cho rằng, trường hợp Quốc hội chưa thống nhất được, thì một loạt “biện pháp đặc biệt” sẽ được thực thi nhằm tránh nguy cơ buộc Chính phủ phải ngừng hoạt động, ít nhất cho đến đầu năm 2013. Mức trần nợ công hiện nay ở Mỹ là 16.390 tỷ USD.
Nước Mỹ đã rất khó khăn vượt qua bất đồng về nợ công
Sau nhiều tuần thương lượng căng thẳng, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ vẫn bất đồng về cách thức giảm thâm hụt ngân sách, một điều kiện tiên quyết mà Đảng Cộng hòa đưa ra để thông qua kế hoạch nâng trần nợ công trước ngày 2-8. “Bóng ma vỡ nợ” đã bao phủ khắp Nhà Trắng bởi nợ công của Chính phủ Mỹ sắp lên tới hơn 16 nghìn tỷ USD, mức kịch trần giới hạn vay nợ.
Trước đó, với hy vọng sớm tìm ra lối thoát cho vấn đề nợ công, lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện đã đề xuất một kế hoạch nâng mức trần nợ công cho đến năm 2013 và giảm 2.700 tỷ USD trong thâm hụt Ngân sách Liên bang. Kế hoạch này lập tức nhận được sự ủng hộ từ Nhà Trắng, nhưng lại không nhận được sự đồng tình của Đảng Cộng hòa hiện chiếm đa số tại Hạ viện. Thậm chí, Đảng Cộng hòa còn đưa ra kế hoạch chi tiêu riêng, trong đó có khoản cắt giảm 1.200 tỷ USD và chỉ tăng thêm mức tối đa mà Nhà Trắng có thể vay nợ lên thêm 1.000 tỷ USD, mức tăng không đủ để Chính phủ có thể chi tiêu qua mùa bầu cử năm 2012.
Giới quan sát trước đó đã nhận định, nếu không đạt được thỏa thuận nâng mức trần nợ công, Chính phủ Liên bang có thể sẽ hết tiền hoạt động vào ngày 2-8 và ngày đó trở thành thời điểm “kinh hoàng” khi nước Mỹ tuyên bố vỡ nợ. Điều này sẽ tác động vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ và các thị trường tài chính toàn cầu. Sáng 25-7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra một báo cáo về kinh tế Mỹ, trong đó cảnh báo, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với “cú sốc nặng nề”, nếu không sớm nâng mức trần nợ công. Ban Giám đốc IMF đã kêu gọi các nhà chức trách Mỹ cần cắt giảm chi tiêu từng bước, để tránh bị đánh tụt hạng tín nhiệm tài chính.
Trong bối cảnh đó, tối 25-7, Tổng thống B.Ô-ba-ma đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh khoản nợ công ngày càng lớn sẽ làm mất việc làm của nhiều người và gây “thiệt hại nghiêm trọng” tới kinh tế Mỹ, nếu không lập tức được kiểm soát. Tổng thống B.Ô-ba-ma cho rằng thái độ của Đảng Cộng hòa trong các cuộc thương lượng về giải pháp cho vấn đề nợ công và chi tiêu đang đẩy nước Mỹ đến “ngõ cụt nguy hiểm”. Tuy nhiên ông cũng bày tỏ tin tưởng việc các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa sẽ không vô trách nhiệm, để mặc cho đất nước rơi vào cảnh vỡ nợ.
Ngày 31-8-2012, trước thời hạn chót 2 ngày, các nhà lãnh đạo hai đảng đã nhất trí nâng trần nợ công thêm 2,1 nghìn tỷ, (tức là từ 14,3 nghìn tỷ lên 16,4 nghìn tỷ USD) và cắt giảm thâm hụt ngân sách hơn 2,4 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Việc cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn I cắt giảm 917 tỷ USD và có hiệu lực ngay. Giai đoạn II cắt giảm 1,5 nghìn tỷ USD, nhưng kế hoạch chi tiết cho giai đoạn này sẽ do một ủy ban hỗn hợp hai đảng đưa ra vào ngày 23-11 và sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua vào ngày 23-12 năm nay. Ngân sách cắt giảm trên sẽ tập trung vào lĩnh vực quốc phòng và chương trình chăm sóc người già.
Đảng Cộng hòa sẽ tấn công đảng Dân chủ trong vấn đề nợ công
Đảng Cộng hòa đã chọn ông Pôn Đa-vít Rai-ân (Paul Davis Ryan) làm ứng cử viên Phó Tổng thống trong liên danh với ứng cử viên Tổng thống Uyn-lác Mít Rôm-ni (Willard Mitt Romney) là một thông điệp cho thấy họ sẽ tấn công quyết liệt đối thủ - cặp ứng cử viên của Đảng Dân chủ B.Ô-ba-ma/J.Bai-đơn, trong các vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước.
Ứng viên P.Rai-ân được giới chuyên gia mô tả là chính khách trẻ tuổi, một ngôi sao đang lên, một nhà lãnh đạo trí thức của Đảng Cộng hòa và là người hiểu rất rõ những hiểm họa ngân sách của nước Mỹ. Hiện ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, là người đứng đầu về tài chính và các vấn đề ngân sách của Đảng Cộng hòa, chính vì vậy ứng viên P.Rai-ân được xem là tiếng nói chính thức của đảng này trong các vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách quốc gia.
Ông P.Rai-ân mang đến cho ứng viên M.Rôm-ni một số “vũ khí” lợi hại để đấu với đương kim Tổng thống B.Ô-ba-ma và Phó Tổng thống J.Bai-đơn. Trước hết, đó là kế hoạch ngân sách mới của Đảng Dân chủ mà ông đang đề xuất Quốc hội thông qua. Ứng viên M.Rôm-ni đã nắm lấy kế hoạch này làm thứ vũ khí rất lợi hại cho chiến dịch tranh cử chung của đảng mình.
Theo giới phân tích, ứng viên P.Rai-ân không chỉ có khả năng thương thuyết giỏi, hợp tác chặt chẽ và làm việc ăn ý với mọi người trong Đảng Cộng hòa, mà còn có một lợi điểm ít ai ngờ tới, đó là bên vợ, kể từ ông nội vợ, bố vợ cho đến các cô chú, cậu dì, anh em, những người bạn thân nhất của vợ, và chính vợ ông là bà Gien-na Rai-ân (Janna Ryan) đều là người của Đảng Dân chủ. Một nửa gia đình là người của Đảng Dân chủ, thì ứng viên Đảng Cộng hòa Rai-ân không có lý do gì để phối hợp không tốt với Đảng Dân chủ.
Kế hoạch ngân sách của ứng viên P.Rai-ân có một số điểm nhấn quan trọng. Trước hết, đó là việc giãn thuế cho giới triệu phú nhưng bù lại sẽ tăng các khoản đóng góp thuế của giới trung lưu; đồng thời cắt giảm mạnh những khoản chi cho các chương trình xã hội thiết yếu như: giáo dục, năng lượng, nghiên cứu khoa học… và y tế. Trong khi kịch liệt phê phán chương trình cải cách y tế mang tên “Medicare” của Tổng thống B.Ô-ba-ma, ứng viên P.Rai-ân đã đề xuất tư nhân hóa việc chăm sóc y tế cho những người dưới 55 tuổi, chuyển Chương trình Trợ giúp Dinh dưỡng Bổ sung (Chương trình tem thực phẩm) vào các “block grant” hay còn hiểu là “khoán” cho các tiểu bang. Ngoài ra, ông còn có kế hoạch cắt giảm thuế và điều chỉnh lại Chương trình của chính phủ Liên bang về việc chăm sóc người già trên 65 tuổi và các chương trình xã hội khác nhằm khuyến khích đầu tư, kiểm soát chi tiêu công.
Chỉ cần nêu vài chi tiết sơ bộ đó, trên thực tế cho thấy, kế hoạch ngân sách của cặp ứng viên M.Rôm-ni/P.Ri-an đã làm cho một bộ phận đông đảo dân chúng Mỹ lo lắng. Từ sinh viên học sinh, giới nghiên cứu khoa học, y tế, cho đến những người sử dụng năng lượng trên toàn nước Mỹ và cả những người cao tuổi đang được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội đều phải thấp thỏm lo lắng. Chẳng hạn, chỉ những người cao tuổi thì hiện tại vẫn được giữ nguyên các chế độ bảo hiểm y tế “Medicare”, nhưng tất cả những ai đang trong độ tuổi 40, thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là họ sẽ phải mua bảo hiểm y tế của các công ty bảo hiểm tư nhân. Trong khi, giá bảo hiểm y tế của các hãng tư nhân cao ngất ngưởng và chắc chắn không một ai dám bảo đảm mọi người dân Mỹ đều có đủ tiền để mua.
Bởi thế, giới quan sát cho rằng, nếu kế hoạch ngân sách của cặp ứng viên M.Rôm-ni/P.Rai-ân được Quốc hội Mỹ thông qua trước kỳ bầu cử tổng thống, ngày 6-11 tới, thì chắc chắn hàng loạt cử tri sẽ bị ảnh hưởng do những khoản cắt giảm theo Kế hoạch ngân sách đó. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai Chương trình Medicare (Chương trình chăm sóc sức khỏe cho người già), thậm chí cả Chương trình Medicaid (Chương trình y tế giúp đỡ những cá nhân và những gia đình có lợi tức thấp; chương trình này được tài trợ bằng ngân sách liên bang 57% và tiểu bang 43%), mà đa phần những người thụ hưởng 2 chương trình y tế này lại là những người có thu nhập cố định, người hưởng lương hưu. Một khi các chương trình, kế hoạch trợ giúp y tế của Tổng thống Ô-ba-ma bị chặn đứng và phá hỏng, chắc chắn sẽ khiến nhiều cử tri Mỹ đánh giá lại năng lực lãnh đạo của ông.
Thế nhưng chuyện gì cũng có hai mặt – phải, trái; có lợi và gây hại. Việc ông P.Rai-ân đề xuất Kế hoạch ngân sách mới, tuy có thể nhất thời đánh mạnh vào Chương trình cải cách y tế của Tổng thống B.Ô-ba-ma, khiến cho đối thủ có nguy cơ bị mất điểm trước cử tri, nhưng mặt trái, rất có thể nó sẽ không được nhiều người ủng hộ.
Hãng CNN ngày 12-8 đã có bài bình luận, trong đó phê phán khá gay gắt kế hoạch ngân sách của ứng viên P.Rai-ân. Tác giả bài bình luận cho rằng, những đề xuất “cắt giảm” quá trớn này không nhằm phục vụ lợi ích ngân sách quốc gia, mà ngược lại chỉ nhằm phục vụ mục tiêu cá nhân, gây tổn hại uy tín đương kim Tổng thống B.Ô-ba-ma nhằm đạt ưu thế tranh cử. Và thật khó để đoán định kết cục vấn đề, song một điều người ta dám chắc chắn - đó là vấn đề nợ công của “Nền kinh tế số một thế giới” có thể còn nguy hiểm hơn cả tại các nước châu Âu./.
Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến hệ thống an sinh xã hội các nước Bắc Âu  (20/09/2012)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội chợ Triển lãm ASEAN - Trung Quốc và Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư - Thương mại ASEAN - Trung Quốc lần thứ 9  (20/09/2012)
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"  (20/09/2012)
Các tỉnh ủy tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (20/09/2012)
35 năm quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc  (20/09/2012)
Bế mạc phiên họp 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (20/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên