Tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
19:52, ngày 06-09-2012
TCCSĐT - Ngày 6-9-2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20 (APEC 20) tại Vla-đi-vô-xtốc (Liên bang Nga), từ ngày 6 từ ngày 9-9-2012 tới để bàn về mục tiêu liên kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Tham gia Đoàn Chủ tịch nước dự Hội nghị cấp cao APEC 2012 tại Vla-đi-vô-xtốc (Liên bang Nga) có: Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn; Trợ lý Chủ tịch nước Nguyễn Văn Thạo. Tháp tùng Chủ tịch nước dự các hoạt động song phương với Liên bang Nga tại vùng Viễn Đông có Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Phạm Xuân Đương; Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng Dương Anh Điền.
Đây cũng là dịp để Việt Nam đẩy mạnh triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI, cũng như tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga lên tầm cao mới.
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Paciffic Economic Cooperation - gọi tắt là APEC) thành lập năm 1989 theo sáng kiến của Ô-xtrây-li-a. Đây là Diễn đàn hợp tác về kinh tế, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc. Mục tiêu của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tự do hàng hóa thương mại và đầu tư và bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, APEC năm 2012 đang đối mặt tình hình chính trị, an ninh thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, kinh tế thế giới phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vòng đàm phán Đô-ha chưa có tiến triển. Tuy còn nhiều khó khăn, song châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, liên kết cũng như trong đàm phán các hiệp định khu vực mậu dịch tự do, được các nước lớn coi trọng và thúc đẩy quan hệ. Diễn đàn APEC tiếp tục là một cơ chế hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu của châu Á - Thái Bình Dương, hội tụ 21 nền kinh tế thành viên trong đó có 9 thành viên của G20, chiếm 59% dân số thế giới, đóng góp hơn 50% GDP và 57% thương mại toàn cầu. Các thành viên đều coi trọng hợp tác trong Diễn đàn.
Trong 14 năm kể từ khi gia nhập APEC (11-1998) Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm của Diễn đàn, chủ động thúc đẩy hợp tác APEC trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và các hợp tác khác. Việt Nam cũng đã đăng cai tổ chức thành công hơn 70 sáng kiến và hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp, chống chủ nghĩa khủng bố... Bên cạnh việc tham gia, đóng góp tích cực tại các Hội nghị cấp cao và Hội nghị Bộ trưởng hàng năm, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công APEC năm 2006, đặc biệt là Hội nghị cấp cao 14 tại Hà Nội (11-2006), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế 18 (11-2006), Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC; 6 Hội Nghị Bộ trưởng chuyên ngành (thương mại, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính, du lịch, tài chính và ngân hàng, phát triển bền vững); 3 đợt Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM) và hàng trăm cuộc họp nhóm công tác chuyên ngành. Việt Nam đã chủ động, tích cực đóng góp cho hoạt động của các nhóm công tác, xây dựng các Chiến lược và Kế hoạch hành động của APEC trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện nghiêm túc các cam kết của APEC, chủ động đề xuất nhiều sáng kiến mới, đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Nhóm công tác y tế kỳ 2009 -2010.
Việt Nam tham gia APEC 2012 có nhiều nét mới với mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga tiếp tục được đẩy mạnh sau chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Liên bang Nga tháng 7 vừa qua và hai bên đang tích cực thúc đẩy Tuyên bố khởi động đàm phán FTA Việt Nam - Liên minh thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ca-dắc-xtan trong dịp Hội nghị Cấp cao APEC 20. Bên cạnh đó, vị thế của Việt Nam trong APEC ngày càng được nâng cao, các thành viên đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trong năm 2012 và nhất trí ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch nhóm công tác APEC về Đối phó với tình trạng khẩn cấp nhiệm kỳ 2012-2013... Ngoài ra, các nội dung hợp tác của APEC phù hợp với quan tâm và lợi ích của Việt Nam (tăng cường liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, ứng phó với thiên tai) đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang nỗ lực tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững.
Dự kiến tuần lễ cấp cao APEC 2012 sẽ diễn ra với 7 nội dung; Liên hoan thanh niên APEC; Hội nghị các quan chức cao cấp APEC (CSOM); Hội nghị ABAC lần thứ 4; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 24; Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (CEO Summit) với chủ đề "Xử lý thách thức, mở rộng khả năng"; Đối thoại với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC; Hội nghị các nhà Lãnh đạo APEC lần 20 với chủ đề "Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng". Ngoài ra, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) lần thứ 8 cũng sẽ diễn ra trong dịp này.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần này nhằm đẩy mạnh triển khai đường lối đối ngoại, tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam trong Diễn đàn APEC thông qua tích cực đóng góp vào hợp tác APEC và các nội dung lớn của Hội nghị, phát huy những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh; tranh thủ các chương trình hợp tác APEC để phục vụ ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đồng thời thúc đẩy hợp tác và tranh thủ ủng hộ của APEC trong những vấn đề an ninh, phát triển của Việt Nam.
Sau khi kết thúc Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20 (APEC 20) tại Vla-đi-vô-xtốc (Liên bang Nga), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đại biểu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ca-dắc-xtan từ ngày 10 đến ngày 11-9-2012.
Tham gia Đoàn Chủ tịch nước đi thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan có Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; Đại sứ Việt Nam tại Ca-dắc-xtan Nguyễn Văn Hòa; Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng;Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông; Trợ lý Chủ tịch nước Nguyễn Văn Thạo.
Những năm qua, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Ca-dắc-xtan luôn tốt đẹp. Đặc biệt, những năm gần đây, hai bên đều mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế-thương mại, văn hóa... Hai nước phối hợp hành động chặt chẽ vả ủng hộ lẫn nhau tại Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế khác. Ca-dắc-xtan đã ủng hộ và hỗ trợ tích cực để Việt Nam được kết nạp vào Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin tại châu Á (năm 2010). Hai nước cũng cam kết ủng hộ nhau ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Ca-dắc-xtan đánh giá cao thành tựu đổi mới và vị thế của Việt Nam ở Đông Nam Á và thế giới. Hai nước đã công nhận nhau là nền kinh tế thị trường. Cộng đồng người Việt ở Ca-dắc-xtan chỉ có khoảng 40 người, chủ yếu ở Almaty (thủ đô cũ) và các tỉnh khác, phần lớn có thẻ định cư, làm ăn sinh sống yên ổn.
Mặc đù có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh, nhưng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa hai nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước cũng như mong muốn của hai bên. Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt hơn 38 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian qua, hai bên chưa thực sự thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, còn có những khó khăn khách quan khác như khoảng cách về địa lý… Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam và Ca-dắc-xtan về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật đã được thành lập và họp luân phiên tại hai nước được 5 khóa. Khóa họp lần thứ 5 của Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam-Ca-dắc-xtan vừa diễn ra tại A-xta-na, Ca-dắc-xtan với việc ký kết Kế hoạch hành động chung Việt Nam – Ca-dắc-xtan giai đoạn 2011-2013.
Chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 20 và thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ca-dắc-xtan lần này của Chủ tịch nước cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam tại Diễn đàn APEC thông qua tích cực đóng góp vào hợp tác APEC và các nội dung lớn của Hội nghị, đồng thời khẳng định coi trọng và mong muốn không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Ca-dắc-xtan./.
Đây cũng là dịp để Việt Nam đẩy mạnh triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI, cũng như tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga lên tầm cao mới.
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Paciffic Economic Cooperation - gọi tắt là APEC) thành lập năm 1989 theo sáng kiến của Ô-xtrây-li-a. Đây là Diễn đàn hợp tác về kinh tế, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc. Mục tiêu của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tự do hàng hóa thương mại và đầu tư và bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, APEC năm 2012 đang đối mặt tình hình chính trị, an ninh thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, kinh tế thế giới phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vòng đàm phán Đô-ha chưa có tiến triển. Tuy còn nhiều khó khăn, song châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, liên kết cũng như trong đàm phán các hiệp định khu vực mậu dịch tự do, được các nước lớn coi trọng và thúc đẩy quan hệ. Diễn đàn APEC tiếp tục là một cơ chế hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu của châu Á - Thái Bình Dương, hội tụ 21 nền kinh tế thành viên trong đó có 9 thành viên của G20, chiếm 59% dân số thế giới, đóng góp hơn 50% GDP và 57% thương mại toàn cầu. Các thành viên đều coi trọng hợp tác trong Diễn đàn.
Trong 14 năm kể từ khi gia nhập APEC (11-1998) Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm của Diễn đàn, chủ động thúc đẩy hợp tác APEC trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và các hợp tác khác. Việt Nam cũng đã đăng cai tổ chức thành công hơn 70 sáng kiến và hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp, chống chủ nghĩa khủng bố... Bên cạnh việc tham gia, đóng góp tích cực tại các Hội nghị cấp cao và Hội nghị Bộ trưởng hàng năm, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công APEC năm 2006, đặc biệt là Hội nghị cấp cao 14 tại Hà Nội (11-2006), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế 18 (11-2006), Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC; 6 Hội Nghị Bộ trưởng chuyên ngành (thương mại, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính, du lịch, tài chính và ngân hàng, phát triển bền vững); 3 đợt Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM) và hàng trăm cuộc họp nhóm công tác chuyên ngành. Việt Nam đã chủ động, tích cực đóng góp cho hoạt động của các nhóm công tác, xây dựng các Chiến lược và Kế hoạch hành động của APEC trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện nghiêm túc các cam kết của APEC, chủ động đề xuất nhiều sáng kiến mới, đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Nhóm công tác y tế kỳ 2009 -2010.
Việt Nam tham gia APEC 2012 có nhiều nét mới với mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga tiếp tục được đẩy mạnh sau chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Liên bang Nga tháng 7 vừa qua và hai bên đang tích cực thúc đẩy Tuyên bố khởi động đàm phán FTA Việt Nam - Liên minh thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ca-dắc-xtan trong dịp Hội nghị Cấp cao APEC 20. Bên cạnh đó, vị thế của Việt Nam trong APEC ngày càng được nâng cao, các thành viên đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trong năm 2012 và nhất trí ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch nhóm công tác APEC về Đối phó với tình trạng khẩn cấp nhiệm kỳ 2012-2013... Ngoài ra, các nội dung hợp tác của APEC phù hợp với quan tâm và lợi ích của Việt Nam (tăng cường liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, ứng phó với thiên tai) đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang nỗ lực tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững.
Dự kiến tuần lễ cấp cao APEC 2012 sẽ diễn ra với 7 nội dung; Liên hoan thanh niên APEC; Hội nghị các quan chức cao cấp APEC (CSOM); Hội nghị ABAC lần thứ 4; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 24; Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (CEO Summit) với chủ đề "Xử lý thách thức, mở rộng khả năng"; Đối thoại với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC; Hội nghị các nhà Lãnh đạo APEC lần 20 với chủ đề "Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng". Ngoài ra, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) lần thứ 8 cũng sẽ diễn ra trong dịp này.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần này nhằm đẩy mạnh triển khai đường lối đối ngoại, tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam trong Diễn đàn APEC thông qua tích cực đóng góp vào hợp tác APEC và các nội dung lớn của Hội nghị, phát huy những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh; tranh thủ các chương trình hợp tác APEC để phục vụ ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đồng thời thúc đẩy hợp tác và tranh thủ ủng hộ của APEC trong những vấn đề an ninh, phát triển của Việt Nam.
Sau khi kết thúc Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20 (APEC 20) tại Vla-đi-vô-xtốc (Liên bang Nga), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đại biểu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ca-dắc-xtan từ ngày 10 đến ngày 11-9-2012.
Tham gia Đoàn Chủ tịch nước đi thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan có Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; Đại sứ Việt Nam tại Ca-dắc-xtan Nguyễn Văn Hòa; Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng;Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông; Trợ lý Chủ tịch nước Nguyễn Văn Thạo.
Những năm qua, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Ca-dắc-xtan luôn tốt đẹp. Đặc biệt, những năm gần đây, hai bên đều mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế-thương mại, văn hóa... Hai nước phối hợp hành động chặt chẽ vả ủng hộ lẫn nhau tại Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế khác. Ca-dắc-xtan đã ủng hộ và hỗ trợ tích cực để Việt Nam được kết nạp vào Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin tại châu Á (năm 2010). Hai nước cũng cam kết ủng hộ nhau ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Ca-dắc-xtan đánh giá cao thành tựu đổi mới và vị thế của Việt Nam ở Đông Nam Á và thế giới. Hai nước đã công nhận nhau là nền kinh tế thị trường. Cộng đồng người Việt ở Ca-dắc-xtan chỉ có khoảng 40 người, chủ yếu ở Almaty (thủ đô cũ) và các tỉnh khác, phần lớn có thẻ định cư, làm ăn sinh sống yên ổn.
Mặc đù có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh, nhưng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa hai nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước cũng như mong muốn của hai bên. Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt hơn 38 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian qua, hai bên chưa thực sự thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, còn có những khó khăn khách quan khác như khoảng cách về địa lý… Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam và Ca-dắc-xtan về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật đã được thành lập và họp luân phiên tại hai nước được 5 khóa. Khóa họp lần thứ 5 của Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam-Ca-dắc-xtan vừa diễn ra tại A-xta-na, Ca-dắc-xtan với việc ký kết Kế hoạch hành động chung Việt Nam – Ca-dắc-xtan giai đoạn 2011-2013.
Chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 20 và thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ca-dắc-xtan lần này của Chủ tịch nước cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam tại Diễn đàn APEC thông qua tích cực đóng góp vào hợp tác APEC và các nội dung lớn của Hội nghị, đồng thời khẳng định coi trọng và mong muốn không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Ca-dắc-xtan./.
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn  (06/09/2012)
Mít tinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong  (06/09/2012)
Xây dựng “ xã hội học tập” cho người lao động ở vùng dân tộc thiểu số  (06/09/2012)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón, hội đàm, tiếp Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa In-đô-nê-xi-a  (06/09/2012)
Chương trình nghệ thuật “Hồn quê” kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong  (06/09/2012)
Kinh tế - xã hội chuyển biến đúng hướng, đạt nhiều kết quả tích cực  (06/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên