Sức mạnh đoàn kết
20:32, ngày 04-09-2012
TCCSĐT - Hội nghị cấp cao lần thứ 16 các nước thành viên Phong trào Không liên kết (NAM) tại Tê-hê-ran (Tehran), thủ đô I-ran, với chủ đề: "Hòa bình bền vững thông qua quản trị toàn cầu” vừa kết thúc với thông điệp NAM tiếp tục là tổ chức tập hợp lực lượng mạnh mẽ và quan trọng nhất của các nước đang phát triển, nỗ lực xây dựng một trật tự thế giới công bằng, giữ gìn và bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới.
Được tiến hành trong hai ngày 30 và 31-8 cũng đúng một năm sau khi NAM kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các nước thành viên của Phong trào đã tập trung thảo luận hàng loạt vấn đề nóng bỏng của khu vực và thế giới, như các giải pháp ứng phó với tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, tình trạng bất bình đẳng trong các hệ thống tài chính, thương mại quốc tế; tác động của biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng; cải tổ, nâng cao tính dân chủ, minh bạch, hiệu quả của các thể chế đa phương, trong đó có Liên hợp quốc. Các nước thành viên đạt được sự đồng thuận cao khi thông qua Văn kiện cuối cùng, xác định những định hướng lớn của Phong trào Không liên kết trong ba năm tới trên các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quyền con người, các vấn đề quốc tế và khu vực.
Để bảo đảm hòa bình, ổn định, phát triển và các lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển, Văn kiện kêu gọi tiến hành cải tổ cơ bản và toàn diện hệ thống các cấu trúc ra quyết định ở cấp độ toàn cầu theo hướng dân chủ, minh bạch, công bằng hơn và có sự tham gia nhiều hơn của các nước đang phát triển. Theo đó, Phong trào Không liên kết sẽ tập trung nỗ lực đẩy mạnh cải tổ Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng Bảo an và các cơ chế hoạt động quan trọng khác của Liên hợp quốc. Văn kiện cũng nhấn mạnh tới việc giải quyết các vấn đề nóng của khu vực và thế giới, trong đó có cuộc xung đột tại Xi-ri, tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ tại Biển Đông, cần giải quyết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Quan điểm này thể hiện NAM kiên định thực hiện các Nguyên tắc sáng lập của Phong trào.
Việc Tổng thống Ai Cập Mô-ha-mét Mô-xi (Mohamed Morsi), Chủ tịch tiền nhiệm, và Tổng thống I-ran Ma-mút A-ma-đi-nê-giát (Mahmoud Ahmadinejad), Chủ tịch mới của NAM, cùng khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác, nỗ lực nhằm xây dựng một trật tự thế giới công bằng hơn, có sự tham gia hiệu quả của các nước thành viên, đề cao sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế cho thấy, tình đoàn kết giữa các nước thành viên và đó sẽ là chìa khóa hữu hiệu giải quyết các vấn đề xung đột của khu vực và thế giới. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun (Ban Ki-moon) nhấn mạnh: đây là những kết quả có ý nghĩa của Hội nghị NAM – 16 và là những đóng góp tích cực của Phong trào trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay.
Có thể với những kết quả này, đây sẽ là con đường dẫn đến giải quyết những bất đồng giữa các quốc gia. Các cuộc gặp giữa Tổng thống I-ran Ma-mút A-ma-đi-nê-giát – Chủ tịch NAM trong ba năm tới, với lãnh đạo các nước thành viên, đặc biệt các nước thành viên trong khu vực, đang dần khôi phục niềm tin trong quan hệ giữa I-ran với các nước trong khu vực. Đại sứ I-ran tại Pháp, A-li A-ha-ni (Ali Ahani) cho rằng: “Hội nghị thượng đỉnh Không liên kết lần thứ 16 phải là cơ hội để tạo ra một hình mẫu mới về mối quan hệ và thái độ chính trị hợp tác cùng phát triển”. Và cũng nhiều khả năng, từ kết quả Hội nghị lần này của NAM, I-ran sẽ có những bước điều chỉnh mềm dẻo hơn trong chương trình hạt nhân của nước mình, nhằm từng bước xóa bỏ sự nghi kỵ lẫn nhau, khôi phục hòa bình an ninh ổn định ở khu vực và thế giới.
Trước khi diễn ra Hội nghị, Mỹ và một số nước đồng minh đã tìm mọi cách ngăn cản I-ran đảm nhiệm vai trò Chủ tịch NAM trong nhiệm kỳ mới, thậm chí Oa-sinh-tơn còn đi đầu kêu gọi ông Ban Ki-mun tẩy chay Hội nghị, vì cho đây sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng”. Nhưng bất chấp các nỗ lực cản trở của Mỹ, Hội nghị đã thu hút sự tham dự của 40 vị đứng đầu nhà nước, chính phủ, nhiều bộ trưởng ngoại giao của 120 nước thành viên, cùng đại diện của hơn 30 nước và tổ chức quốc tế, đặc biệt sự có mặt của Người đứng đầu Liên hợp quốc và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, cũng là một thành công của Hội nghị. Các nhà phân tích quốc tế cho rằng, đây là những kết quả ngoài mong đợi. Có thể họ sẽ không bất ngờ như vậy, nếu biết rằng, chính từ sự đoàn kết, đồng thuận cao là nền tảng làm nên thành công có ý nghĩa của Hội nghị cấp cao 16 Phong trào Không liên kết. Đó còn là biểu hiện sinh động sức sống và sự hấp dẫn của Phong trào Không liên kết.
Thực vậy, từ 20 thành viên ban đầu, đến nay NAM đã có 120 quốc gia thành viên, chiếm gần 2/3 tổng số thành viên của Liên hợp quốc với trên 50% dân số thế giới. Sức mạnh của Phong trào chính là số lượng các thành viên. Hơn thế nữa, đó còn là sự đoàn kết, đồng thuận và những cống hiến không mệt mỏi của từng nước thành viên đối với các hoạt động của Phong trào. Với chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, hòa bình, hợp tác, phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam được coi là một trong những thành viên tích cực, tin cậy và có trách nhiệm của Phong trào Không liên kết và cộng đồng quốc tế.
Ngay tại Hội nghị cấp cao lần này, Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị do Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu, đã có những đóng góp quan trọng vào thành công của Hội nghị, khi đưa ra một số khuyến nghị như cần phải củng cố các tiến trình và cơ chế thúc đẩy các nỗ lực chung ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, để tiếp tục tăng cường sức sống và hiệu quả của Phong trào.
Trải qua hơn 50 hoạt động và phát triển, cũng như tại Hội nghị NAM-16, cho dù còn những khó khăn và ngay từng nước thành viên cũng còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng vượt lên tất cả, NAM tiếp tục khẳng định sức mạnh đoàn kết, nỗ lực xây dựng thế giới hòa bình, hợp tác phát triển. Thành công của Hội nghị NAM -16 chính là thông điệp mạnh mẽ rằng, Phong trào đã đang và sẽ kiên định các nguyên tắc và mục tiêu cao cả đó, vì sự phát triển bền vững toàn cầu và vì cơ hội phát triển công bằng cho các nước đang phát triển, nâng cao vị thế của NAM trên trường quốc tế, xứng đáng là một tổ chức chính trị lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên hợp quốc, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới./.
Toàn cảnh một phiên họp của Hội nghị cấp cao lần thứ 16 Phong trào Không liên kết (Ảnh: AFP) |
Để bảo đảm hòa bình, ổn định, phát triển và các lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển, Văn kiện kêu gọi tiến hành cải tổ cơ bản và toàn diện hệ thống các cấu trúc ra quyết định ở cấp độ toàn cầu theo hướng dân chủ, minh bạch, công bằng hơn và có sự tham gia nhiều hơn của các nước đang phát triển. Theo đó, Phong trào Không liên kết sẽ tập trung nỗ lực đẩy mạnh cải tổ Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng Bảo an và các cơ chế hoạt động quan trọng khác của Liên hợp quốc. Văn kiện cũng nhấn mạnh tới việc giải quyết các vấn đề nóng của khu vực và thế giới, trong đó có cuộc xung đột tại Xi-ri, tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ tại Biển Đông, cần giải quyết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Quan điểm này thể hiện NAM kiên định thực hiện các Nguyên tắc sáng lập của Phong trào.
Việc Tổng thống Ai Cập Mô-ha-mét Mô-xi (Mohamed Morsi), Chủ tịch tiền nhiệm, và Tổng thống I-ran Ma-mút A-ma-đi-nê-giát (Mahmoud Ahmadinejad), Chủ tịch mới của NAM, cùng khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác, nỗ lực nhằm xây dựng một trật tự thế giới công bằng hơn, có sự tham gia hiệu quả của các nước thành viên, đề cao sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế cho thấy, tình đoàn kết giữa các nước thành viên và đó sẽ là chìa khóa hữu hiệu giải quyết các vấn đề xung đột của khu vực và thế giới. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun (Ban Ki-moon) nhấn mạnh: đây là những kết quả có ý nghĩa của Hội nghị NAM – 16 và là những đóng góp tích cực của Phong trào trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay.
Có thể với những kết quả này, đây sẽ là con đường dẫn đến giải quyết những bất đồng giữa các quốc gia. Các cuộc gặp giữa Tổng thống I-ran Ma-mút A-ma-đi-nê-giát – Chủ tịch NAM trong ba năm tới, với lãnh đạo các nước thành viên, đặc biệt các nước thành viên trong khu vực, đang dần khôi phục niềm tin trong quan hệ giữa I-ran với các nước trong khu vực. Đại sứ I-ran tại Pháp, A-li A-ha-ni (Ali Ahani) cho rằng: “Hội nghị thượng đỉnh Không liên kết lần thứ 16 phải là cơ hội để tạo ra một hình mẫu mới về mối quan hệ và thái độ chính trị hợp tác cùng phát triển”. Và cũng nhiều khả năng, từ kết quả Hội nghị lần này của NAM, I-ran sẽ có những bước điều chỉnh mềm dẻo hơn trong chương trình hạt nhân của nước mình, nhằm từng bước xóa bỏ sự nghi kỵ lẫn nhau, khôi phục hòa bình an ninh ổn định ở khu vực và thế giới.
Trước khi diễn ra Hội nghị, Mỹ và một số nước đồng minh đã tìm mọi cách ngăn cản I-ran đảm nhiệm vai trò Chủ tịch NAM trong nhiệm kỳ mới, thậm chí Oa-sinh-tơn còn đi đầu kêu gọi ông Ban Ki-mun tẩy chay Hội nghị, vì cho đây sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng”. Nhưng bất chấp các nỗ lực cản trở của Mỹ, Hội nghị đã thu hút sự tham dự của 40 vị đứng đầu nhà nước, chính phủ, nhiều bộ trưởng ngoại giao của 120 nước thành viên, cùng đại diện của hơn 30 nước và tổ chức quốc tế, đặc biệt sự có mặt của Người đứng đầu Liên hợp quốc và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, cũng là một thành công của Hội nghị. Các nhà phân tích quốc tế cho rằng, đây là những kết quả ngoài mong đợi. Có thể họ sẽ không bất ngờ như vậy, nếu biết rằng, chính từ sự đoàn kết, đồng thuận cao là nền tảng làm nên thành công có ý nghĩa của Hội nghị cấp cao 16 Phong trào Không liên kết. Đó còn là biểu hiện sinh động sức sống và sự hấp dẫn của Phong trào Không liên kết.
Thực vậy, từ 20 thành viên ban đầu, đến nay NAM đã có 120 quốc gia thành viên, chiếm gần 2/3 tổng số thành viên của Liên hợp quốc với trên 50% dân số thế giới. Sức mạnh của Phong trào chính là số lượng các thành viên. Hơn thế nữa, đó còn là sự đoàn kết, đồng thuận và những cống hiến không mệt mỏi của từng nước thành viên đối với các hoạt động của Phong trào. Với chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, hòa bình, hợp tác, phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam được coi là một trong những thành viên tích cực, tin cậy và có trách nhiệm của Phong trào Không liên kết và cộng đồng quốc tế.
Ngay tại Hội nghị cấp cao lần này, Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị do Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu, đã có những đóng góp quan trọng vào thành công của Hội nghị, khi đưa ra một số khuyến nghị như cần phải củng cố các tiến trình và cơ chế thúc đẩy các nỗ lực chung ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, để tiếp tục tăng cường sức sống và hiệu quả của Phong trào.
Trải qua hơn 50 hoạt động và phát triển, cũng như tại Hội nghị NAM-16, cho dù còn những khó khăn và ngay từng nước thành viên cũng còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng vượt lên tất cả, NAM tiếp tục khẳng định sức mạnh đoàn kết, nỗ lực xây dựng thế giới hòa bình, hợp tác phát triển. Thành công của Hội nghị NAM -16 chính là thông điệp mạnh mẽ rằng, Phong trào đã đang và sẽ kiên định các nguyên tắc và mục tiêu cao cả đó, vì sự phát triển bền vững toàn cầu và vì cơ hội phát triển công bằng cho các nước đang phát triển, nâng cao vị thế của NAM trên trường quốc tế, xứng đáng là một tổ chức chính trị lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên hợp quốc, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới./.
Con bài "lá chắn tên lửa" trong bố trí chiến lược của Mỹ  (04/09/2012)
Việt Nam tham dự cuộc gặp lãnh đạo công đoàn APEC  (04/09/2012)
Chỉ định 12 cơ quan kiểm tra thực phẩm nhập khẩu  (04/09/2012)
Moody's hạ bậc xếp hạng nợ của EU xuống tiêu cực  (04/09/2012)
Đảng Cộng hòa Mỹ đề cử ứng cử viên tổng thống  (04/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển