Khai mạc Hội nghị cấp cao NAM lần thứ 16 ở I-ran
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun (Ban Ki Moon), các lãnh đạo nhà nước và chính phủ cùng quan chức cấp cao đến từ 120 nước tham dự sự kiện này.
Phát biểu khai mạc hội nghị, lãnh tụ tinh thần tối cao của I-ran, Đại Giáo chủ A-li Kha-me-nây (Ali Khamenei) tuyên bố "Nước Cộng hòa Hồi giáo không theo đuổi vũ khí hạt nhân" nhưng sẽ không từ bỏ quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình.
Ông Kha-me-nây nhấn mạnh khẩu hiệu của I-ran là "năng lượng hạt nhân cho tất cả mọi người, vũ khí nguyên tử không cho một ai", đồng thời cáo buộc một số nước phương Tây tuyên truyền chống chương trình hạt nhân của I-ran nhằm giữ độc quyền năng lượng nguyên tử.
Ông Kha-me-nây cũng lên án I-xra-en "chiếm đóng" lãnh thổ Pa-le-xtin và cho rằng NAM cần phải tiến hành các bước đi thực tiễn trong vấn đề này. Lãnh tụ tinh thần tối cao I-ran nhấn mạnh giải trừ quân bị là yêu cầu cấp thiết đối với thế giới và kêu gọi xây dựng Trung Đông thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun tại phiên khai mạc hội nghị đã lên tiếng kêu gọi I-ran thực hiện các biện pháp và xây dựng lòng tin nhằm xóa bỏ quan ngại của cộng đồng quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này.
Tổng thư ký Liên hợp quốc hối thúc I-ran công khai chương trình hạt nhân, tuân thủ các nghị quyết của Liên hợp quốc yêu cầu nước này hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình, đồng thời cảnh báo rằng các động thái làm leo thang căng thẳng trong cộng đồng quốc tế xung quanh vấn đề này có thể sẽ làm bùng phát "một cuộc chiến".
Cũng tại phiên khai mạc, Tổng thống Ai Cập Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohamed Morsi), nước giữ cương vị chủ tịch luân phiên của NAM trong 3 năm qua, đã chính thức chuyển giao vị trí này cho Tổng thống I-ran Ma-mốt Át-ma-đi-ne-gia (Mahmoud Ahmadinejad).
Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Mơ-xi kêu gọi các bên liên quan đến nỗ lực chuyển tiếp tại Xi-ri cần chấm dứt các hành động gây đổ máu, mong muốn Xi-ri chuyển tiếp sang nền dân chủ một cách hòa bình.
Ông Mơ -xi cũng kêu gọi cải cách cơ cấu Liên hợp quốc với sự tham gia lớn hơn của NAM tại Hội đồng Bảo an, đồng thời cho rằng châu Phi cần có đại diện thường trực tại Hội đồng Bảo an.
Tổng thống Ai Cập cũng tuyên bố ủng hộ nỗ lực của Pa-ki-xtan trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc, nhấn mạnh Cai-ro sẽ giúp đỡ thành lập Nhà nước Pa-le-xtin. Ông Mơ-xi cũng kêu gọi thực thi Hiệp định không phổ biến hạt nhân (NPT) trên quy mô toàn cầu.
Ông Mơ-xi là nhà lãnh đạo đầu tiên của Ai Cập đến thăm I-ran kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở I-ran năm 1979.
Hội nghị cấp cao NAM sẽ diễn ra trong hai ngày 30 – 31-8.
Trước đó, hội nghị ngoại trưởng NAM trong hai ngày 28 – 29-8 đã tập trung thảo luận về cách thức hỗ trợ Pa-ki-xtan trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc, giải quyết cuộc khủng hoảng tại Xi-ri, cũng như bày tỏ bất bình đối với cơ cấu tài chính thế giới quá lệ thuộc vào đồng USD./.
"An ninh hàng hải Đông Nam Á phải dựa vào UNCLOS, DOC"  (31/08/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự APEC 2012  (30/08/2012)
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC thông qua Tuyên bố chung  (30/08/2012)
Y án sơ thẩm đối với các bị cáo trong vụ sai phạm tại Vinashin  (30/08/2012)
Việt Nam – In-đô-nê-xi-a hướng tới quan hệ đối tác chiến lược  (30/08/2012)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay