Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC thông qua Tuyên bố chung
Trong khuôn khổ tiến trình hợp tác tài chính thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ngày 30-8 tại Mát-xcơ-va (Moscow), Liên bang Nga đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 19.
Tham gia hội nghị có Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB), Phó Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng đại diện của một số tổ chức kinh tế tài chính khu vực. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung dẫn đầu đã tham dự hội nghị.
Kết thúc Hội nghị, các bộ trưởng tài chính APEC đã thông qua tuyên bố chung và nhất trí sẽ nhóm họp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 20 tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a vào tháng 9-2013.
Đoàn đại biểu Bộ Tài chính Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào các phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC và các hội nghị liên quan (Hội nghị quan chức tài chính cao cấp APEC ngày 28-8 và Hội nghị thứ trưởng tài chính APEC ngày 29-8-2012).
Trong các hội nghị này, Việt Nam chia sẻ với các đại biểu những vấn đề kinh tế vĩ mô của Việt Nam, cũng như những quan tâm của Việt Nam đối với các vấn đề trong khu vực.
Là khu vực có mối quan hệ chặt chẽ với các trung tâm kinh tế lớn, APEC chịu tác động to lớn từ những biến động của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone. Điều này một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của bền vững tài khóa đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng như tăng cường các biện pháp, hành động có tính phối hợp ở cấp độ khu vực và thế giới.
Đối phó với những thách thức và rủi ro này, ngay từ đầu năm, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ đó, tăng trưởng quý II/2012 đạt cao hơn so với quý I. Trong trung hạn (2012-2015), Việt Nam triển khai tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Với tinh thần hợp tác, đoàn đại biểu Việt Nam đã tham gia thảo luận xây dựng bản Tuyên bố chung của các bộ trưởng tài chính APEC cũng như các vấn đề quan tâm khác, góp phần vào sự thành công của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 19.
Được biết, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính công tại Eurozone đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, vấn đề bền vững tài khóa một lần nữa trở thành chủ đề nóng trong các phiên làm việc của các bộ trưởng APEC.
Bên cạnh nguyên nhân thâm hụt ngân sách tăng cao và kéo dài làm suy giảm tính bền vững ngân sách, một nguyên nhân khác được các bộ trưởng tập trung thảo luận là vấn đề nợ của khu vực tư nhân. Các bộ trưởng cho rằng mức nợ cao của khu vực tư nhân và khu vực ngân hàng đang là nguy cơ tiềm ẩn đối với bền vững ngân sách. Kinh nghiệm gần đây đã cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng, nợ khu vực tư nhân bao gồm cả các khoản nợ của các tổ chức tài chính, có thể chuyển đổi thành nợ công, làm gia tăng gánh nặng nợ của khu vực công. Các bộ trưởng đề xuất cần tăng cường giám sát chặt chẽ những rủi ro phát sinh từ gánh nặng nợ quá cao của khu vực tư nhân. Ngoài ra, vấn đề già hóa dân số cũng là một trong những nguyên nhân cần được tính đến trong các phân tích về bền vững ngân sách./.
Y án sơ thẩm đối với các bị cáo trong vụ sai phạm tại Vinashin  (30/08/2012)
Việt Nam – In-đô-nê-xi-a hướng tới quan hệ đối tác chiến lược  (30/08/2012)
Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (30/08/2012)
Bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền trong nền kinh tế thị trường  (30/08/2012)
Trường Hạ sĩ quan xe tăng I: 40 năm xây dựng và trưởng thành  (30/08/2012)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay