Y án sơ thẩm đối với các bị cáo trong vụ sai phạm tại Vinashin
Chiều 30-8, Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm đã tuyên bố bác toàn bộ nội dung kháng cáo và giữ nguyên phán quyết của bản án sơ thẩm đối với 8 bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Trên cơ sở đánh giá toàn diện hồ sơ, chứng cứ vụ án và kết quả thẩm vấn, tranh tụng; xem xét phần bào chữa của Luật sư; đại diện Viện Kiểm sát, nguyên đơn dân sự, lời khai của người làm chứng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, tại phiên tòa phúc thẩm, hầu hết các bị cáo còn lại đều đã thừa nhận hành vi phạm tội, phù hợp với bản án hình sự sơ thẩm đã tuyên.
Hành vi của Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin và các bị cáo trong vụ án này diễn ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Ngoài thiệt hại về tiền của, tài sản của Nhà nước, hành vi phạm tội của các bị cáo còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam; ảnh hưởng to lớn đến sản xuất, đời sống của hàng chục ngàn lao động; gây dư luận xấu, sự bất bình, giảm sút niềm tin trong xã hội.
Trong vụ án này, bị cáo Phạm Thanh Bình là người được giao trọng trách đứng đầu Tập đoàn nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ được giao; có nhiều hành vi sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần. Bản án sơ thẩm đã cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo và mức án sơ thẩm đối với bị cáo là phù hợp; thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thời có tác dụng giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.
Trong quá trình xét xử phúc thẩm, các bị cáo Trần Văn Liêm, Trần Quang Vũ, Tô Nghiêm, Nguyễn Văn Tuyên, Hoàng Gia Hiệp, Đỗ Đình Côn không đưa ra được căn cứ mới để giảm nhẹ mức án cùng số tiền phải bồi thường. Hội đồng xét xử cho rằng, bản án của tòa sơ thẩm đối với các bị cáo này là có cơ sở.
Riêng bị cáo Trịnh Thị Hậu, quá trình thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm đã làm rõ, bị cáo Hậu đã gây thiệt hại tại 2 dự án với số tiền hàng chục tỷ đồng của nhà nước. Hội đồng xét xử kết luận mức án tại phiên sơ thẩm dành cho Trịnh Thị Hậu là phù hợp và không oan cho bị cáo.
Về trách nhiệm bồi thường dân sự, tòa án phúc thẩm cho rằng, cách tính số tiền bồi thường của các bị cáo đối với thiệt hại tại các dự án của tòa sơ thẩm là phù hợp, không có cơ sở để giảm nhẹ mức bồi thường đối với các bị cáo.
Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo; giữ nguyên bản án sơ thẩm về hình phạt và mức bồi thường trách nhiệm dân sự.
Theo đó, bị cáo Phạm Thanh Bình lĩnh mức án 20 năm tù. Bị cáo Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương) lĩnh án 19 năm tù; Trần Quang Vũ (nguyên Tổng giám đốc Vinashin, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu) 11 năm tù; Tô Nghiêm (nguyên Chủ tịch Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà, Quảng Ninh) 18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) 16 năm tù; Trịnh Thị Hậu (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy) 14 năm tù; Hoàng Gia Hiệp (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy, Giám đốc Công ty cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy) 13 năm tù; Đỗ Đình Côn (nguyên Kế toán trưởng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) 10 năm tù.
Việt Nam – In-đô-nê-xi-a hướng tới quan hệ đối tác chiến lược  (30/08/2012)
Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (30/08/2012)
Bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền trong nền kinh tế thị trường  (30/08/2012)
Trường Hạ sĩ quan xe tăng I: 40 năm xây dựng và trưởng thành  (30/08/2012)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay