Nhu cầu cấp thiết, lợi ích lâu dài
13:21, ngày 22-08-2012
TCCSĐT - Chuyến thăm dài 11 ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn ở 7 nước châu Phi là bằng chứng mới nhất về sự quan tâm ngày càng tăng của Mỹ đối với châu lục này. Châu Phi có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với Mỹ trong bối cảnh hiện tại và về lâu dài.
Không ít đối tác khác bên ngoài châu lục đã và đang không ngừng gây dựng ảnh hưởng ở châu lục, thậm chí đã bỏ xa Mỹ trên những phương diện nhất định. Vì thế, nhu cầu tranh thủ và cải thiện quan hệ với các nước ở châu Phi hiện tại đối với Mỹ đã trở nên cấp thiết.
Mục đích chính của chuyến đi này của bà Hi-la-ry là bảo đảm an ninh, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cũng như từ đó cải thiện vị thế cạnh tranh với các đối tác bên ngoài khác, đặc biệt là với Trung Quốc. Mục đích đó cho thấy, Mỹ tuy có chiến lược chung cho châu Phi nhưng phân loại các đối tác khác nhau để có ưu tiên và thực chất chính sách khác nhau.
Ngay từ năm 2008, Mỹ đã thành lập Bộ Chỉ huy quân sự cho châu Phi (Africom) để luôn sẵn sàng thực thi các chiến dịch quân sự ở châu Phi và hậu thuẫn quân đội ở các nước đồng minh của Mỹ. Khủng bố và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các lực lượng Hồi giáo ở Li-bi-a, Ma-li, Sô-ma-li... là những thách thức an ninh lớn nhất đối với Mỹ ở trên và từ châu lục này. Kê-ni-a, Ê-thi-ô-pi-a và U-gan-đa hiện là những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Phi.
Mỹ đã triển khai quân đội ở U-gan-đa và đang hy vọng xây dựng căn cứ không quân ở Nam Xu-đan - quốc gia trẻ tuổi nhất ở châu Phi. Vì những lợi ích an ninh như thế nên đối với Mỹ, chuyện dân chủ, nhân quyền ở đó không quan trọng và không ngăn cản quan hệ của họ với Mỹ. Mỹ phân chia các quốc gia khác trên châu lục thành hai diện đối tượng, diện không mắc mớ với Mỹ về dân chủ và nhân quyền để tập trung ưu tiên cho thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Với diện đối tác còn lại, Mỹ nhấn mạnh hàng đầu, mà trong thực chất là áp đặt, những tiêu chí và tiêu chuẩn về dân chủ và nhân quyền mà các đối tác đó phải chấp nhận và đáp ứng để đổi lại viện trợ và hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại của Mỹ.
Cấu trúc lợi ích như thế làm cho chiến lược chung và biện pháp chính sách cụ thể của Mỹ ở châu Phi không thể nhất quán, không thể không mâu thuẫn và không thể tránh khỏi bị coi là "đạo đức giả". Đó cũng chính là điểm yếu nhất của Mỹ so với chiến lược của Trung Quốc ở châu Phi. Trung Quốc không áp đặt bất cứ điều kiện gì, không phân loại đối tác và đặt lợi ích kinh tế cũng như ảnh hưởng chính trị lên trên hết.
Trung Quốc đầu tư và viện trợ tài chính ồ ạt cho châu Phi, đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, chinh phục được thị trường tiêu thụ, mở cửa cho doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn ở châu Phi và thu về nguồn tài nguyên phong phú của châu Phi.
Yếu điểm này của Mỹ bộc lộ rõ nét nhất trong những phát biểu của Ngoại trưởng Hi-la-ry ở chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến đi này là Sô-ma-li khuyên các nước châu Phi lựa chọn đối tác "có ý thức trách nhiệm" mà hợp tác để tránh bị cướp bóc tài nguyên, quả quyết Mỹ hợp tác với châu Phi vì lợi ích của cả châu Phi chứ không vơ vét tài nguyên của châu lục này. Trung Quốc dù không bị nêu đích danh nhưng cũng đã nhanh chóng lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cho rằng Mỹ chia rẽ Trung Quốc với các nước châu Phi và cố tình phủ nhận những gì Trung Quốc đã làm cho lục địa đen. Cuộc ganh đua ảnh hưởng của Mỹ với Trung Quốc ở châu Phi đã trở thành nhu cầu cấp thiết của Mỹ vì hiện tại nhưng đặc biệt vì lợi ích lâu dài ở châu lục./.
Mục đích chính của chuyến đi này của bà Hi-la-ry là bảo đảm an ninh, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cũng như từ đó cải thiện vị thế cạnh tranh với các đối tác bên ngoài khác, đặc biệt là với Trung Quốc. Mục đích đó cho thấy, Mỹ tuy có chiến lược chung cho châu Phi nhưng phân loại các đối tác khác nhau để có ưu tiên và thực chất chính sách khác nhau.
Ngay từ năm 2008, Mỹ đã thành lập Bộ Chỉ huy quân sự cho châu Phi (Africom) để luôn sẵn sàng thực thi các chiến dịch quân sự ở châu Phi và hậu thuẫn quân đội ở các nước đồng minh của Mỹ. Khủng bố và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các lực lượng Hồi giáo ở Li-bi-a, Ma-li, Sô-ma-li... là những thách thức an ninh lớn nhất đối với Mỹ ở trên và từ châu lục này. Kê-ni-a, Ê-thi-ô-pi-a và U-gan-đa hiện là những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Phi.
Mỹ đã triển khai quân đội ở U-gan-đa và đang hy vọng xây dựng căn cứ không quân ở Nam Xu-đan - quốc gia trẻ tuổi nhất ở châu Phi. Vì những lợi ích an ninh như thế nên đối với Mỹ, chuyện dân chủ, nhân quyền ở đó không quan trọng và không ngăn cản quan hệ của họ với Mỹ. Mỹ phân chia các quốc gia khác trên châu lục thành hai diện đối tượng, diện không mắc mớ với Mỹ về dân chủ và nhân quyền để tập trung ưu tiên cho thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Với diện đối tác còn lại, Mỹ nhấn mạnh hàng đầu, mà trong thực chất là áp đặt, những tiêu chí và tiêu chuẩn về dân chủ và nhân quyền mà các đối tác đó phải chấp nhận và đáp ứng để đổi lại viện trợ và hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại của Mỹ.
Cấu trúc lợi ích như thế làm cho chiến lược chung và biện pháp chính sách cụ thể của Mỹ ở châu Phi không thể nhất quán, không thể không mâu thuẫn và không thể tránh khỏi bị coi là "đạo đức giả". Đó cũng chính là điểm yếu nhất của Mỹ so với chiến lược của Trung Quốc ở châu Phi. Trung Quốc không áp đặt bất cứ điều kiện gì, không phân loại đối tác và đặt lợi ích kinh tế cũng như ảnh hưởng chính trị lên trên hết.
Trung Quốc đầu tư và viện trợ tài chính ồ ạt cho châu Phi, đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, chinh phục được thị trường tiêu thụ, mở cửa cho doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn ở châu Phi và thu về nguồn tài nguyên phong phú của châu Phi.
Yếu điểm này của Mỹ bộc lộ rõ nét nhất trong những phát biểu của Ngoại trưởng Hi-la-ry ở chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến đi này là Sô-ma-li khuyên các nước châu Phi lựa chọn đối tác "có ý thức trách nhiệm" mà hợp tác để tránh bị cướp bóc tài nguyên, quả quyết Mỹ hợp tác với châu Phi vì lợi ích của cả châu Phi chứ không vơ vét tài nguyên của châu lục này. Trung Quốc dù không bị nêu đích danh nhưng cũng đã nhanh chóng lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cho rằng Mỹ chia rẽ Trung Quốc với các nước châu Phi và cố tình phủ nhận những gì Trung Quốc đã làm cho lục địa đen. Cuộc ganh đua ảnh hưởng của Mỹ với Trung Quốc ở châu Phi đã trở thành nhu cầu cấp thiết của Mỹ vì hiện tại nhưng đặc biệt vì lợi ích lâu dài ở châu lục./.
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc triển khai phong trào thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2012”  (21/08/2012)
Tọa đàm khoa học về "Vấn đề cải cách tiền lương của cán bộ, công chức và người lao động"  (21/08/2012)
Tổ chức trang trọng Lễ kỷ niệm 124 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại An Giang  (21/08/2012)
Hội nghị Cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận của Bộ Chính trị về đổi mới công tác cán bộ  (21/08/2012)
Thảo luận dự án Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh  (21/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên