Bước phát triển mới của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po, Mi-an-ma và Bru-nây Đa-rút-xa-lam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức tới các nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Cộng hoà Phi-li-pin, Cộng hoà Xin-ga-po, Liên bang Mi-an-ma và Vương quốc Bru-nây Đa-rút-xa-lam. Đây là chuyến thăm chính thức lần đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các nước này kể từ khi nhậm chức, cũng là chuyến thăm xã giao theo thông lệ của các nhà lãnh đạo mới của các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN).
Chuyến thăm của Thủ tướng là bằng chứng mới, sinh động khẳng định: sau Đại hội X của Đảng và trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII, Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ; coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và khu vực, phù hợp nguyện vọng và lợi ích của mỗi nước; nêu bật quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam sát cánh cùng Chính phủ và nhân dân các nước thành viên Hiệp hội, xây dựng ASEAN thành một Cộng đồng ngày càng vững mạnh, gắn kết, chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau, đáp ứng lợi ích của các dân tộc trong đại gia đình ASEAN-10, góp phần quan trọng tăng cường hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông - Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mang tới nhân dân các nước tình cảm hữu nghị, chia sẻ niềm vui, niềm tự hào về chặng đường phát triển tốt đẹp đã qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt đội danh dự
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Arroyo chứng kiến lễ ký
Chương trình Hành động giữa Chính phủ hai nước
Quyền Thủ tướng Thein Sein và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
chứng kiến bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác khai thác dầu khí
Việt Nam và Mi-an-ma thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1947. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng U Nu năm 1954 và chuyến thăm đất nước Chùa Vàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1958 khắc dấu ấn sâu đậm trong quan hệ hai nước và hai dân tộc. Những năm gần đây, quan hệ hợp tác nhiều mặt được thúc đẩy. Năm 2006 kim ngạch buôn bán hai chiều đạt khoảng 70 triệu USD (tăng 21% so với năm 2005), cam kết nâng lên 100 triệu USD trong năm nay. Việc kýThoả thuận về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực dầu khí; thoả thuận mở đường bay Hà Nội - I-ăng-gun ... trong chuyến thăm này tạo bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế song phương. Tại Diễn đàn doanh nghiệpViệt Nam - Mi-an-ma, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Chính phủ Việt Nam sẽ làm hết sức mình tạo điều kiện và ủng hộ hai Phòng Thương mại và Công nghiệp hai nước có thêm cơ hội hợp tác để phát triển đất nước, mang lại lợi ích chung cho cả hai nước, tương xứng với quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc, hai đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah
Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, thiết lập một số cơ chế hợp tác, đang nỗ lực tìm kiếm biện pháp cải thiện quan hệ hợp các lĩnh vực kinh tế- thương mại-đầu tư còn khiêm tốn (kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 4,5 triệu USD năm 2005; Bru-nây đứng thứ 29 trong 74 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 37 dự án có tổng số vốn 125,8 triệu USD). Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, MOU về hợp tác thể thao và thanh niên, MOU về hợp tác dầu khí được ký nhân chuyến thăm này góp phần đưa quan hệ hợp tác các lĩnh vực lên tương xứng quan hệ chính trị tốt đẹp. Chúng ta tin tưởng rằng, phát huy thành tựu đã thu được, thực hiện hiệu quả những thoả thuận mới đạt được trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước chắc chắn gặt hái nhiều thành quả, đưa sự nghiệp phát triển của mỗi nước lên đỉnh cao mới, vì hạnh phúc, phồn vinh của mỗi dân tộc, nâng cao vị thế và uy tín của mỗi nước trên trường quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm các nước bạn ASEAN nói trên giữa lúc nhân dân Đông - Nam Á kỷ niệm ASEAN tròn 40 tuổi. Tuy gia nhập Hiệp hội vào thời điểm khác nhau (In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po năm 1967; Bru-nây năm 1984;Việt Nam năm 1995 và Mi-an-ma năm 1997), nhưng các nước đều tự hào đã đóng góp đưa ASEAN thành một tổ chức khu vực rất thành công, phát triển năng động, hợp tác chặt chẽ, có quan hệ đối tác mật thiết với nhiều quốc gia và tổ chức quan trọng hàng đầu thế giới. Sức mạnh và uy tín của Hiệp hội càng gia tăng khi bao gồm toàn bộ 10 quốc gia Đông - Nam Á với 567 triệu dân, hằng năm làm ra giá trị GDP 1.100 tỉ USD, đạt giá trị thương mại 1.440 tỉ USD. Việc Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) thu hút 14 quốc gia ngoài khu vực tham gia; Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vừa thu nhận thành viên thứ 27 (từ 18 thành viên sáng lập); tiến trình thiết lập Khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa ASEAN với các Đối tác quan trọng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Nga, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Mỹ...; hình thành Diễn đàn Đông Á; Hợp tác Á- Âu. v.v. . được xúc tiến mạnh mẽ. Nhiều dự án hợp tác khu vực như Tam giác phát triển, Tứ giác phát triển... được các nước Bru-nây Đa-rút-xa-lam, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po triển khai. Việt Nam và Mi-an-ma phối hợp chặt chẽ tham gia các dự án hợp tác Tiểu vùng Mê Công (GMS); Chiến lược phát triển kinh tế ba dòng sông (ACMECS); Hợp tác Cam-pu-chia - Lào - Mi-an-ma -Việt Namv.v.. Nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 dựa trên ba trụ cột gồm Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC)và cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN đang được gấp rút chuẩn bị để thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN họp tháng 11 tới tại Xin-ga-po, khi thăm Ban Thư ký ASEAN tại Gia-các-ta trong chuyến thăm In-đô-nê-xi-a, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất bốn giải pháp: các thành viên ASEAN cần kết hợp hài hoà hơn nữa lợi ích quốc gia với lợi ích chung của cả khu vực vì mục tiêu chung là hình thành Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, liên kết năng động và chặt chẽ hơn; cần đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động theo hướng năng động và hiệu quả hơn; ASEAN có các biện pháp thiết thực, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển; không ngừng phấn đấu xác lập vững chắc vai trò là trung tâm thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực ở châu Á -Thái Bình Dương. Việt Nam cam kết cùng các nước làm hết sức mình vì tương lai phát triển của ASEAN để Hiệp hội thực sự là Một ASEAN ở trái tim châu Á năng động, ngày càng có vị thế quan trong trong đời sống chính trị - kinh tế toàn cầu.
Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới các nước In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po, Mi-an-ma và Bru-nây Đa-rút-xa-lam đã mang đến cho nhân dân các nước hình ảnh một đất nước Việt Nam không ngừng đổi mới, hội nhập khu vực và quốc tế, một Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, ổn định, hợp tác và tiến bộ. Thành công của chuyến thăm sẽ tạo xung lực mới đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước nói trên lên bước phát triển mới với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tăng cường hợp tác, gắn kết ASEAN, hướng tới Cộng đồng ASEAN, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của mỗi dân tộc, nâng cao vị thế quốc tế của mỗi nước và của cả Hiệp hội, góp phần củng cố hoà bình, ổn định, hợp tác vì hạnh phúc, phồn vinh của các dân tộc ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới ./.
Phân hóa vùng dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (18/08/2007)
Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể  (18/08/2007)
Sản xuất và xuất khẩu gạo ở nước ta  (18/08/2007)
Nịnh  (15/08/2007)
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau  (15/08/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển