Quảng Ninh chuyển đổi từ tăng trưởng “nóng” sang tăng trưởng “xanh”
17:24, ngày 23-07-2012
TCCSĐT - Quảng Ninh, mảnh đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, với vị trí địa chính trị đắc địa, có đường biên giới trên bộ và trên biển thông thương thuận lợi với nước Trung Quốc; bờ biển trải dài 250 km tạo ra một ngư trường rộng lớn trên 6.000 km2 và một dải đất liền ven biển hơn 6.100 km2.
Là tỉnh có nhiều loại khoáng sản có giá trị công nghiệp, quan trọng nhất là than đá, chiếm trên 90% trữ lượng cả nước; tiếp đến là đá vôi, sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng; các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, pyrophylit, cát thủy tinh, đá granit, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên…Quảng Ninh còn có danh thắng Yên Tử - Trung tâm phật giáo Việt Nam; có kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã đem đến cho Quảng Ninh những thế mạnh, cơ hội và tiềm năng tự nhiên để phát triển những ngành, nghề như dịch vụ du lịch, biên mậu, hậu cần cảng biển; đánh bắt, nuôi trồng chế biến thuỷ hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm; đóng tàu; khai thác tài nguyên khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng và đang phát triển một trung tâm nhiệt điện lớn nhất Việt Nam... tạo nên một sự phát triển kinh tế bền vững cho tỉnh.
Những năm qua, trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới và Việt Nam, Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng và có bước phát triển mới khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm gần 95%; nông nghiệp chiếm 5,6%). Chỉ tính riêng năm 2011, Quảng Ninh là tỉnh đạt mức tăng trưởng trên 12%, gấp hơn 2 lần mức bình quân cả nước; GDP bình quân đầu người đạt trên 2.200 USD; thu ngân sách đạt hơn 29 nghìn tỉ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay. Lĩnh vực an ninh quốc - phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, đối ngoại nhân dân có hiệu quả rõ rệt. Đó là những kết quả quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nỗ lực phấn đấu đạt được. Tuy nhiên, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Quảng Ninh đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Đó là, giải quyết mâu thuẫn giữa giải phóng tiềm năng vô hạn với nguồn lực có hạn và giải quyết xung đột, mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp (khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, đóng tàu...) trong quá trình đô thị hóa nhanh với sự phát triển của các ngành dịch vụ thương mại, du lịch trên một số địa bàn, đặc biệt là đối với kỳ quan Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và danh thắng Yên Tử. Thêm vào đó, với một cộng đồng dân cư đa dạng về dân tộc gồm 22 dân tộc, tôn giáo, với vị trí biên giới hiểm yếu, Quảng Ninh luôn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định chính trị và là cơ hội để các thế lực thù địch, các tổ chức phản động triển khai âm mưu “diễn biến hòa bình”. Hơn nữa là tỉnh phát triển công nghiệp dịch vụ với tốc độ đô thị hóa nhanh, liên quan nhiều đến việc thu hồi đất và giải phóng mặt bằng dễ bị các phần tử xấu kích động, tạo cớ gây xung đột. Ngoài ra, do có vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, kinh tế phát triển... nên Quảng Ninh cũng là địa bàn để các loại tội phạm lợi dụng trong việc di cư, ẩn náu, hoạt động với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm liên quan đến than, ma túy, tội phạm xuyên biên giới, tội phạm buôn người, tội phạm công nghệ cao. Điều đó tạo nên thách thức lớn trong giữ gìn trật tự, an toàn xã hội nơi đây.
Thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 3 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/12/2011 của tỉnh ủy Quảng Ninh về phương hướng nhiệm vụ năm 2012 với quan điểm mục tiêu: “Phát triển nhanh và bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng từ tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng nhanh hơn nữa tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế… Tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và hạ tầng, quy hoạch sử dụng tài nguyên và đất đai, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; Giải quyết những vấn đề cấp bách về môi trường…”, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ tăng trưởng “nóng” dựa trên những tài nguyên hữu hạn như than, đất sang tăng trưởng “xanh” theo hướng phát huy những giá trị vô hạn của dịch vụ du lịch, văn hóa, lịch sử truyền thống, thương mại mậu dịch biên giới và phát triển kinh tế biển.
Nhận thấy, trong thời gian vừa qua, mặc dù kinh tế thế giới đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng các mô hình phát triển kinh tế khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã gây ra những tổn hại to lớn cho môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước và đại dương, suy thoái đất, mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học. Theo các nhà nghiên cứu, những phương thức phát triển cũ đã phát thải quá nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2, CH4… là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống con người và gây ra tổn thất cho hoạt động kinh tế. Nhằm thay đổi tình trạng này, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã đưa ra một hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng, đó là phát triển “nền kinh tế Xanh” (Green Economy). Hiện tại Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng đã và đang phải trả giá cho sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường là không nhỏ. Để khắc phục tình trạng này và rút ngắn khoảng cách trong phát triển có tính dài hạn nhằm phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, mang lại phúc lợi tốt nhất cho người dân, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các ngành, nghề trong tỉnh nhanh chóng chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế là tất yếu nhằm “đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng bảo đảm phúc lợi và bảo vệ tài nguyên mô trường”, tiếp cận theo hướng “nền kinh tế Xanh”, chuyển từ mô hình phát triển theo kiểu ồ ạt khai thác tài nguyên, bán nguyên liệu thô, chuyển sang phát triển theo chiều sâu, bền vững theo hướng tăng giá trị tài nguyên, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ trong từng sản phẩm; ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, quản lý và kinh doanh, quá trình thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới và hải đảo.
Phát triển một “nền kinh tế Xanh” thực chất là vì con người, bảo đảm phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trường và hệ sinh thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên. “Kinh tế Xanh” đơn giản là một nền kinh tế sạch có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt xã hội. Trong “nền kinh tế Xanh”, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm thiểu phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của hệ sinh thái, mang lại lợi ích cho mọi người. Sự đầu tư đó cũng cần chú ý tới nhóm người nghèo, bởi sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và họ là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu.
Để thực hiện được mục tiêu “kinh tế Xanh”, “tăng trưởng Xanh”, gắn việc tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh đã quyết tâm phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp dịch vụ theo hướng hiện đại vào năm 2015, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, triển khai lập quy hoạch bảo vệ môi trường đồng bộ cấp tỉnh và cấp huyện, trên cơ sở kế thừa các Quy hoạch đã lập như: Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015; Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Triển khai xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường, Quy hoạch bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh cho 14 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giai đoạn 2012-2015 tầm nhìn 2020 cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để hiện thực hóa nội dung trên, ngày 29-3-2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 1233/UBND-MT1 đồng ý chủ trương điều chỉnh và lập quy hoạch bảo vệ môi trường, theo đó giao Sở Tài nguyên môi trường và các địa phương tiến hành lập Quy hoạch bảo vệ môi trường toàn tỉnh, Quy hoạch bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Quy hoạch bảo vệ môi trường cho 14 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, hoàn thành trong năm 2012.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường thông qua việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, thành lập Hội giáo dục môi trường Hạ Long; Xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về môi trường; Đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng nếp sống văn hoá ở nông thôn; phát động và duy trì thường xuyên phong trào thi đua bảo vệ môi trường; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các cơ quan thông tin đại chúng đối với bảo vệ môi trường;
Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường nhờ vào việc: Tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nghề, ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; Sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên; Không gây ô nhiễm môi trường; Phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái; Đa dạng hóa việc ứng dụng các loại hình công nghệ sử dụng và bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương, ưu tiên các địa bàn trọng điểm như Vịnh Hạ Long, khu du lịch Hạ Long, Uông Bí, Vân Đồn...; Tổng kết, phổ biến nhân rộng các mô hình, dự án có hiệu quả đã được ứng dụng thí điểm; Tiếp tục nghiên cứu, thí điểm các mô hình công nghệ sử dụng môi trường và mô hình bảo vệ môi trường.
Thông qua việc xác định những nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, có thể thấy việc chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng “nóng” sang phát triển theo mô hình “kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” là phù hợp với định hướng, bước đi hiện nay của tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng được xem là mục tiêu chiến lược, là quyết tâm chính trị của tỉnh, phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại vào năm 2015./.
Những năm qua, trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới và Việt Nam, Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng và có bước phát triển mới khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm gần 95%; nông nghiệp chiếm 5,6%). Chỉ tính riêng năm 2011, Quảng Ninh là tỉnh đạt mức tăng trưởng trên 12%, gấp hơn 2 lần mức bình quân cả nước; GDP bình quân đầu người đạt trên 2.200 USD; thu ngân sách đạt hơn 29 nghìn tỉ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay. Lĩnh vực an ninh quốc - phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, đối ngoại nhân dân có hiệu quả rõ rệt. Đó là những kết quả quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nỗ lực phấn đấu đạt được. Tuy nhiên, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Quảng Ninh đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Đó là, giải quyết mâu thuẫn giữa giải phóng tiềm năng vô hạn với nguồn lực có hạn và giải quyết xung đột, mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp (khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, đóng tàu...) trong quá trình đô thị hóa nhanh với sự phát triển của các ngành dịch vụ thương mại, du lịch trên một số địa bàn, đặc biệt là đối với kỳ quan Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và danh thắng Yên Tử. Thêm vào đó, với một cộng đồng dân cư đa dạng về dân tộc gồm 22 dân tộc, tôn giáo, với vị trí biên giới hiểm yếu, Quảng Ninh luôn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định chính trị và là cơ hội để các thế lực thù địch, các tổ chức phản động triển khai âm mưu “diễn biến hòa bình”. Hơn nữa là tỉnh phát triển công nghiệp dịch vụ với tốc độ đô thị hóa nhanh, liên quan nhiều đến việc thu hồi đất và giải phóng mặt bằng dễ bị các phần tử xấu kích động, tạo cớ gây xung đột. Ngoài ra, do có vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, kinh tế phát triển... nên Quảng Ninh cũng là địa bàn để các loại tội phạm lợi dụng trong việc di cư, ẩn náu, hoạt động với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm liên quan đến than, ma túy, tội phạm xuyên biên giới, tội phạm buôn người, tội phạm công nghệ cao. Điều đó tạo nên thách thức lớn trong giữ gìn trật tự, an toàn xã hội nơi đây.
Thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 3 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/12/2011 của tỉnh ủy Quảng Ninh về phương hướng nhiệm vụ năm 2012 với quan điểm mục tiêu: “Phát triển nhanh và bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng từ tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng nhanh hơn nữa tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế… Tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và hạ tầng, quy hoạch sử dụng tài nguyên và đất đai, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; Giải quyết những vấn đề cấp bách về môi trường…”, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ tăng trưởng “nóng” dựa trên những tài nguyên hữu hạn như than, đất sang tăng trưởng “xanh” theo hướng phát huy những giá trị vô hạn của dịch vụ du lịch, văn hóa, lịch sử truyền thống, thương mại mậu dịch biên giới và phát triển kinh tế biển.
Nhận thấy, trong thời gian vừa qua, mặc dù kinh tế thế giới đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng các mô hình phát triển kinh tế khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã gây ra những tổn hại to lớn cho môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước và đại dương, suy thoái đất, mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học. Theo các nhà nghiên cứu, những phương thức phát triển cũ đã phát thải quá nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2, CH4… là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống con người và gây ra tổn thất cho hoạt động kinh tế. Nhằm thay đổi tình trạng này, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã đưa ra một hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng, đó là phát triển “nền kinh tế Xanh” (Green Economy). Hiện tại Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng đã và đang phải trả giá cho sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường là không nhỏ. Để khắc phục tình trạng này và rút ngắn khoảng cách trong phát triển có tính dài hạn nhằm phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, mang lại phúc lợi tốt nhất cho người dân, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các ngành, nghề trong tỉnh nhanh chóng chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế là tất yếu nhằm “đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng bảo đảm phúc lợi và bảo vệ tài nguyên mô trường”, tiếp cận theo hướng “nền kinh tế Xanh”, chuyển từ mô hình phát triển theo kiểu ồ ạt khai thác tài nguyên, bán nguyên liệu thô, chuyển sang phát triển theo chiều sâu, bền vững theo hướng tăng giá trị tài nguyên, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ trong từng sản phẩm; ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, quản lý và kinh doanh, quá trình thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới và hải đảo.
Phát triển một “nền kinh tế Xanh” thực chất là vì con người, bảo đảm phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trường và hệ sinh thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên. “Kinh tế Xanh” đơn giản là một nền kinh tế sạch có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt xã hội. Trong “nền kinh tế Xanh”, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm thiểu phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của hệ sinh thái, mang lại lợi ích cho mọi người. Sự đầu tư đó cũng cần chú ý tới nhóm người nghèo, bởi sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và họ là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu.
Để thực hiện được mục tiêu “kinh tế Xanh”, “tăng trưởng Xanh”, gắn việc tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh đã quyết tâm phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp dịch vụ theo hướng hiện đại vào năm 2015, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, triển khai lập quy hoạch bảo vệ môi trường đồng bộ cấp tỉnh và cấp huyện, trên cơ sở kế thừa các Quy hoạch đã lập như: Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015; Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Triển khai xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường, Quy hoạch bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh cho 14 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giai đoạn 2012-2015 tầm nhìn 2020 cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để hiện thực hóa nội dung trên, ngày 29-3-2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 1233/UBND-MT1 đồng ý chủ trương điều chỉnh và lập quy hoạch bảo vệ môi trường, theo đó giao Sở Tài nguyên môi trường và các địa phương tiến hành lập Quy hoạch bảo vệ môi trường toàn tỉnh, Quy hoạch bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Quy hoạch bảo vệ môi trường cho 14 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, hoàn thành trong năm 2012.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường thông qua việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, thành lập Hội giáo dục môi trường Hạ Long; Xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về môi trường; Đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng nếp sống văn hoá ở nông thôn; phát động và duy trì thường xuyên phong trào thi đua bảo vệ môi trường; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các cơ quan thông tin đại chúng đối với bảo vệ môi trường;
Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường nhờ vào việc: Tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nghề, ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; Sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên; Không gây ô nhiễm môi trường; Phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái; Đa dạng hóa việc ứng dụng các loại hình công nghệ sử dụng và bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương, ưu tiên các địa bàn trọng điểm như Vịnh Hạ Long, khu du lịch Hạ Long, Uông Bí, Vân Đồn...; Tổng kết, phổ biến nhân rộng các mô hình, dự án có hiệu quả đã được ứng dụng thí điểm; Tiếp tục nghiên cứu, thí điểm các mô hình công nghệ sử dụng môi trường và mô hình bảo vệ môi trường.
Bốn là, cần sớm có giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường một cách cụ thể trong quá trình phát triển các ngành kinh tế phục vụ cho nền kinh tế đất nước. Ngành sản xuất than cần phải nhanh chóng có các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tại một số lĩnh vực như nhiệt điện, xi măng; Cần có cách tiếp cận mới đó là: vị trí xây dựng các nhà máy nhiệt điện, xi măng cân phải cách rất xa các trung tâm du lịch, đô thị khu thương mại (hiện nay việc xây dựng các cơ sở nhiệt điện, xi măng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là không phù hợp, gây hậu quả nghiêm trong về ô nhiễm môi trường khu vực). Trong thu hút đầu tư cũng đặc biệt lưu ý các ngành, lĩnh vực sản xuất có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Một địa phương thuần nông nghiệp không nhất thiết phải tăng nhanh cơ cấu công nghiệp, cần lựa chọn các lĩnh vực công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường hoặc công nghệ tiên tiến khi đầu tư để khắc phục ô nhiễm môi trường.
Năm là, tăng cường đầu tư và đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Tỉnh sẽ tập trung đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề trong nội hàm của “Nền kinh tế Xanh” như sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng, công nghệ giảm thiểu phát thải khí nhà kính; hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường; Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, đầu tư và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh, kinh phí sự nghiệp môi trường ngành than; Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phát triển các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng về môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường; Phát triển, nhân rộng phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường; huy động nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Thông qua việc xác định những nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, có thể thấy việc chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng “nóng” sang phát triển theo mô hình “kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” là phù hợp với định hướng, bước đi hiện nay của tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng được xem là mục tiêu chiến lược, là quyết tâm chính trị của tỉnh, phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại vào năm 2015./.
Ấm áp nghĩa tình  (23/07/2012)
Củng cố mối quan hệ hữu nghị gần gũi, láng giếng tốt đẹp, tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước Việt Nam - Campuchia  (23/07/2012)
Phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước  (23/07/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên