Hội nghị Hợp tác kinh tế đầu tư Việt Nam - Lào
Theo thống kế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến hết tháng 6-2012, Việt Nam có 214 dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Lào còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam đạt trên 3,45 tỉ USD. Lào đứng thứ nhất trong tổng số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam và Việt Nam hiện đứng vị trí thứ ba trong tổng số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Lào.
Nhìn chung, nhiều dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào hoạt động tốt, đóng góp nhiều mặt cho kinh tế - xã hội Lào, đã được phía Lào ghi nhận và đánh giá cao. Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại Lào, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phối hợp tốt với các chính quyền địa của phương Lào, tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng tại các địa phương với số tiền hàng chục triệu USD thông qua việc xây dựng một số trường học, bệnh xá, đường, nhà tái định cư cho người dân vùng dự án... Các dự án đầu tư của Việt Nam không chỉ tạo nền tảng cho việc thành lập các ngành công nghiệp trong tương lai của Lào như khai thác và chế biến cao su; sản xuất đường, phân vi sinh, thủy điện; khai thác và chế biến khóang sản mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, giúp nâng cao năng lực lao động, tạo thu nhập, cải thiện đời sống người lao động; bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào... Phần lớn các dự án đầu tư quy mô lớn tại Lào mới được cấp giấy phép đầu tư hiện đang trong giai đoạn triển khai. Tính đến nay, vốn thực hiện của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đạt khoảng 691 triệu USD, trong đó một số dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, nhà đầu tư đã có doanh thu và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với các cơ quan nhà nước Lào và tạo ra việc làm ổn định cho hàng vạn lao động của nước bạn.
Theo Phó Thủ tướng Lào Xomxavat Lenhxavat hình thức hợp tác giữa hai Bộ Kế hoạch và Đầu tư hai nước rất có giá trị, tạo điều kiện thuận lợi để lãnh đạo và cán bộ cùng nhau học hỏi và từ đây tạo nên một tình cảm ngày càng sâu nặng và gắn bó bền chặt như trong lịch sử của hai dân tộc, hai nước. Phó Thủ tướng đề nghị hai Bộ cần thường xuyên tổ chức kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý ngay khi những vụ việc mới phát sinh, ngày càng hoàn thiện sự hợp tác một cách toàn diện để cùng phát triển bền vững...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào đã phát triển rất tốt đẹp, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch. Hai bên đã ký nhiều văn bản hợp tác song phương, đồng thời thiết lập những cơ chế phối hợp cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao hai Bộ Kế hoạch và Đầu tư hai nước đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tăng cường hợp tác, tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư kinh doanh; đã thiết lập được đầu mối trao đổi thông tin, tăng cường công tác quản lý nhà nước, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp. Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào về kết quả kinh doanh và các hoạt động an sinh xã hội...
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Hoạt động của hai phân ban hợp tác hai nước tiếp tục không ngừng được tăng cường, củng cố. Các dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Lào ngày càng được tập trung, thực hiện bảo đảm tiến độ và chất lượng phê duyệt. Các kết quả trên là những tín hiệu đáng mừng, là tiền đề để hai nước thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư, khai thác có hiệu quả, tiềm năng từ hai phía...
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hai nước cần tham mưu cho Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hai nước phát triển đầu tư, kinh doanh; tiếp tục thường xuyên duy trì cơ chế đối thoại nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh có hiệu quả; đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư, thương mại, trước hết hướng vào các lĩnh vực mà hai nước đều có nhu cầu hợp tác. Theo đó, hai Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thường xuyên thông tin cho nhau, phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc rà sóat, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp được cấp giấy phép.
Chính phủ Lào cần tiếp tục ưu tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh một cách có hiệu quả tại Lào. Chính phủ Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán là củng cố, tăng cường và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện và ổn định với Lào; cùng với Lào đưa quan hệ của hai nước lên tầm cao mới, vì lợi ích và phồn thịnh của hai dân tộc...
Nhân dịp này, Bộ Kế hoạch Đầu tư hai nước đã công bố quyết định khen thương cho tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Bộ và tiến hành ký Biên bản hợp tác giữa hai Bộ./.
Nga, Trung Quốc phản đối nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về Syria  (08/07/2012)
Mỹ trao cho Afghanistan quy chế đồng minh chính ngoài NATO  (08/07/2012)
Việt Nam tham dự Diễn đàn Sao Paulo lần thứ XVIII  (08/07/2012)
Khai mạc Diễn đàn Hòa bình thế giới 2012  (08/07/2012)
Xây dựng cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị góp ý xây dựng Đảng và chính quyền là yêu cầu cấp bách hiện nay  (08/07/2012)
Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ *  (08/07/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên