Nga, Trung Quốc phản đối nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về Syria
Văn kiện này được Hội đồng Nhân quyền thông qua với tỷ lệ 41-47, theo đó gia tăng sức ép đối với Syria và yêu cầu tất cả các bên tuân thủ kế hoạch hòa bình sáu điểm của Đặc phái viên chung Liên hợp quốc - Liên đoàn Arập Kofi Annan. Nga, Trung Quốc và Cu ba bỏ phiếu chống, Uganđa, Ấn Độ và Philippines bỏ phiếu trắng.
Trước đó, Nga đã nêu đề xuất sửa đổi dự thảo nghị quyết, theo đó yêu cầu hội đồng lên án "mọi hành động khủng bố tại Xyri", song đã bị Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc bỏ phiếu bác.
Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng nghị quyết này không công bằng và thiếu tính khách quan, không giúp giải quyết được các vấn đề nhân quyền tại Syria, mà thay vào đó, sẽ khiến căng thẳng giữa phe phái tại nước này gia tăng.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, phát biểu trước báo giới tại Moscow sau khi diễn ra Hội nghị "Những người bạn của Xyri" tại Paris (Pháp) kêu gọi việc áp đặt vùng cấm bay tại quốc gia Trung Đông này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov đã khẳng định việc áp đặt vùng cấm bay tại Syria là biện pháp "đơn phương và phản tác dụng".
Theo Thứ trưởng G.Gatilov, Nga đã nhiều lần khẳng định việc đơn phương áp đặt các biện pháp khác nhau đối với Syria như đề xuất tạo ra các hành lang nhân đạo và các khu vực an toàn sẽ đều là phản tác dụng. Ngòai việc không nhận được sự ủng hộ của các tổ chức nhân đạo quốc tế đang làm việc tại Syria, những ý tưởng được coi là đáng ngờ này là không cần thiết. Ông G.Gatilov nhấn mạnh rằng sau những gì đã diễn ra tại Libya, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã không đưa ra quyết định áp đặt một "vùng cấm bay" tại Syria cũng như không thể chấp nhận ý tưởng này. Quan chức ngoại giao Nga khẳng định hậu quả của áp đặt vùng cấm bay tại Libya là những thiệt hại nặng nề về người và cơ sở hạ tầng. Không những thế, việc này mâu thuẫn với các nghị quyết của Liên hợp quốc khi nó được các nước thành viên NATO và một số đồng minh sử dụng để hỗ trợ cho một trong số các bên tham gia xung đột tại Libya.
Ngày 6-7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Hội đồng Bảo an cắt giảm số lượng quan sát viên quân sự không vũ trang tại nước này, đồng thời hối thúc gia tăng các nỗ lực chính trị nhằm chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu kéo dài nhiều tháng qua.
Trong dự thảo báo cáo gửi báo giới, ông Ban Ki-moon đưa ra một số giải pháp cho lực lượng khoảng 300 quan sát viên không vũ trang và hơn 120 nhân viên dân sự, theo đó tạm thời giảm một phần lực lượng này và tập trung cho tiến trình chuyển giao chính trị cho đến khi xung đột bạo lực lắng dịu./.
Mỹ trao cho Afghanistan quy chế đồng minh chính ngoài NATO  (08/07/2012)
Việt Nam tham dự Diễn đàn Sao Paulo lần thứ XVIII  (08/07/2012)
Khai mạc Diễn đàn Hòa bình thế giới 2012  (08/07/2012)
Xây dựng cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị góp ý xây dựng Đảng và chính quyền là yêu cầu cấp bách hiện nay  (08/07/2012)
Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ *  (08/07/2012)
Linh hoạt để tích cực chủ động tìm kiếm và cho vay các dự án hiệu quả  (08/07/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên