Chủ tịch Quốc hội thăm Học viện Chính trị-Hành chính Lào
07:13, ngày 05-07-2012
Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục chương trình thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ngày 4-7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới thăm và nói chuyện với ban lãnh đạo, các giảng viên, cán bộ nghiên cứu và tập thể học viên của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào.
Đây là trung tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Lào với 500 học viên tốt nghiệp hàng năm. Học viện có quan hệ hợp tác gần gũi, truyền thống với Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh của Việt Nam. Học viện đã thực hiện nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng dưới nhiều hình thức, phù hợp với nhiều loại đối tượng và trình độ khác nhau như cao cấp lý luận chính trị và hành chính, cử nhân, thạc sỹ.
Bày tỏ vui mừng được tới thăm và nói chuyện với tập thể giảng viên, học viên của Học viện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao sự phát triển cũng như những đóng góp quan trọng của Học viện trong sự nghiệp chung của dân tộc Lào anh em; đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ lý luận cho Đảng và Nhà nước Lào.
Cũng tại buổi nói chuyện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trao đổi kinh nghiệm với tập thể giảng viên, học viên, các nhà nghiên cứu tại Học viện về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền của Việt Nam, được đúc rút từ khi bắt đầu quá trình Đổi mới đến nay.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Việt Nam được đặt ra từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ Khóa VII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1994. Điều này xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu cuộc sống, đòi hỏi phải có cơ sở lý luận để từ đó nghiên cứu xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân với bản sắc riêng. Trong quá trình đó, Việt Nam vận dụng một cách hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn diễn ra trong xã hội; đồng thời tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm hữu ích của nhiều nước trên thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Lào cũng có rất nhiều kinh nghiệm đáng quý trong công tác xây dựng chính quyền tinh gọn, hiệu quả. Đây thực sự là điều mà Việt Nam có thể nghiên cứu, học hỏi. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, việc tiếp tục tăng cường, phát triển quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào không chỉ là yêu cầu phát triển khách quan, mà còn là nguyện vọng của nhân dân hai nước, là trách nhiệm của hai Đảng, hai Nhà nước và cũng là yếu tố bảo đảm thực hiện thành công công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững, hội nhập quốc tế thành công của mỗi nước.
Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, với việc xây dựng Học viện trở thành trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, Nhà nước và của toàn hệ thống chính trị, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào sẽ có nhiều công trình nghiên cứu có chất lượng, cung cấp cơ sở khoa học cho việc triển khai thực hiện thành công các chủ trương, đường lối, quyết sách của Đảng, Nhà nước, xứng đáng với bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang của Học viện.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã rời thủ đô Vientiane tới thăm tỉnh Luang Prabang./.
Bày tỏ vui mừng được tới thăm và nói chuyện với tập thể giảng viên, học viên của Học viện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao sự phát triển cũng như những đóng góp quan trọng của Học viện trong sự nghiệp chung của dân tộc Lào anh em; đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ lý luận cho Đảng và Nhà nước Lào.
Cũng tại buổi nói chuyện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trao đổi kinh nghiệm với tập thể giảng viên, học viên, các nhà nghiên cứu tại Học viện về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền của Việt Nam, được đúc rút từ khi bắt đầu quá trình Đổi mới đến nay.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Việt Nam được đặt ra từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ Khóa VII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1994. Điều này xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu cuộc sống, đòi hỏi phải có cơ sở lý luận để từ đó nghiên cứu xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân với bản sắc riêng. Trong quá trình đó, Việt Nam vận dụng một cách hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn diễn ra trong xã hội; đồng thời tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm hữu ích của nhiều nước trên thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Lào cũng có rất nhiều kinh nghiệm đáng quý trong công tác xây dựng chính quyền tinh gọn, hiệu quả. Đây thực sự là điều mà Việt Nam có thể nghiên cứu, học hỏi. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, việc tiếp tục tăng cường, phát triển quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào không chỉ là yêu cầu phát triển khách quan, mà còn là nguyện vọng của nhân dân hai nước, là trách nhiệm của hai Đảng, hai Nhà nước và cũng là yếu tố bảo đảm thực hiện thành công công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững, hội nhập quốc tế thành công của mỗi nước.
Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, với việc xây dựng Học viện trở thành trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, Nhà nước và của toàn hệ thống chính trị, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào sẽ có nhiều công trình nghiên cứu có chất lượng, cung cấp cơ sở khoa học cho việc triển khai thực hiện thành công các chủ trương, đường lối, quyết sách của Đảng, Nhà nước, xứng đáng với bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang của Học viện.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã rời thủ đô Vientiane tới thăm tỉnh Luang Prabang./.
"Quan hệ Việt-Lào thủy chung, trong sáng hiếm có"  (05/07/2012)
Thủ tướng chỉ đạo đầu tư công phải hiệu quả, tránh lãng phí  (05/07/2012)
Thủ tướng chỉ đạo đầu tư công phải hiệu quả, tránh lãng phí  (05/07/2012)
Lập Đoàn kiểm tra, giám sát việc điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng  (05/07/2012)
Khẩn trương xây dựng, trình dự thảo Luật Đất đai sửa đổi  (05/07/2012)
Việt Nam muốn tăng cường quan hệ với Nicaragua  (05/07/2012)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay