Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ với công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng – Giá trị lý luận và thực tiễn”
22:16, ngày 03-07-2012
TCCSĐT - Sáng 3-7-2012, tại thành phố Bắc Ninh, Ban Tuyên giáo, Trung ương, Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ với công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng – Giá trị lý luận và thực tiễn” nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của cố Tổng Bí thư.
Đồng chí TS Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chỉ đạo Hội thảo. Các đồng chí: TS Trần Văn Túy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh; TS Bùi Thế Đức, Phó Ban Tuyên Giáo Trung ương đồng chủ trì Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Đinh Thế Huynh chúc mừng các đồng chí lão thành cách mạng, các nhà khoa học, các vị đại biểu và đại diện gia đình đồng chí Nguyễn Văn Cừ về dự Hội thảo. Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Hội thảo kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ được tổ chức trọng thể vào lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03- CT/TW của Bộ Chính trị: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cuộc hội thảo này đã góp phần làm tăng thêm động lực sáng tạo, công tác học tập, lập nhiều thành tích để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Hội thảo cũng là dịp để chúng ta tuyên truyền, cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương những người chiến sĩ cộng sản tiền bối, những người học trò xuất sắc của Người. Là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang cho các tầng lớp nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay.
Đồng chí Đinh Thế Huynh chỉ rõ: đồng chí Nguyễn Văn Cừ là một nhà lý luận xuất sắc của Đảng. Dù chỉ học tập lý luận Mác - Lênin qua tài liệu, qua sự truyền đạt của các "giáo sư đỏ" trong nhà tù đế quốc, nhưng với trí tuệ mẫn tiệp, ham tìm tòi, tự học hỏi và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đồng chí đã đúc rút từ những bài học thành công và thất bại trong thực tiễn đấu tranh cách mạnh để tổng kết, khái quát thành lý luận; lấy lý luận soi rọi vào thực tiễn. Những quan điểm của đồng chí về chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng rất sát hợp với thực tiễn Việt Nam, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, tiến lên giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và các giai đoạn cách mạng tiếp theo.
Hội thảo đã tập hợp được hơn 60 tham luận của các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo quản lý và đại diện dòng họ, quê hương đồng chí Nguyễn Văn Cừ thể hiện sự tri ân của các thế hệ đi sau đối với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và lòng biết ơn về những cống hiến to lớn của đồng chí đối với quê hương, đất nước. Trong các tham luận tham gia hội thảo có nhiều tham luận là những nghiên cứu chuyên sâu, đạt giá trị lý luận và thực tiễn như: "Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư tài năng của Đảng ta" - của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười; " Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta" - của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Tác phẩm “Tự chỉ trích" và ý nghĩa đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay" - của GS,TS Tạ Ngọc Tấn; "Quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ về tự phê bình và phê bình – ý nghĩa đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay" - của PGS, TS Đức Vượng; "Học tập, phát huy tinh thần "tự chỉ trích" tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng trên quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ" - của TS Trần Văn Túy... đã tập trung phân tích, đánh giá những đóng góp lớn lao của đồng chí trên mặt trận đấu tranh tư tưởng lý luận; trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, là một tấm gương mẫu mực về phẩm chất cao quí của người cộng sản... từ đó khẳng định, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư của Đảng, người cộng sản mẫu mực, nhà lý luận xuất sắc, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Việc khẳng định những đóng góp lớn lao đối với Đảng, cách mạng Việt Nam và tôn vinh đồng chí Nguyễn Văn Cừ, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, cách mạng Việt Nam, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm bồi dưỡng truyền thống cách mạng, lý tưởng, đạo đức và lối sống trong sáng, giản dị cho cán bộ, đảng viên nhất là thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay và mai sau học tập, noi theo, đồng thời cũng dịp để chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng vẻ vang và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam.
Với 29 tuổi đời, hơn 13 năm hoạt động cách mạng, trong đó gần 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho Đảng và cách mạng Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là tinh thần tự phê bình và phê bình, nhằm làm cho Đảng ta thống nhất về tư tưởng và hành động, thật sự trong sạch, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tư tưởng "tự chỉ trích" của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ còn nguyên giá trị đối với việc tự phê bình và phê bình trong Đảng hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Trung ương bốn khóa XI. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí đã, đang và sẽ được tiếp tục nghiên cứu để làm cho “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng ta ngày càng thêm phong phú hơn./.
Phát biểu tại Hội thảo, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Đinh Thế Huynh chúc mừng các đồng chí lão thành cách mạng, các nhà khoa học, các vị đại biểu và đại diện gia đình đồng chí Nguyễn Văn Cừ về dự Hội thảo. Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Hội thảo kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ được tổ chức trọng thể vào lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03- CT/TW của Bộ Chính trị: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cuộc hội thảo này đã góp phần làm tăng thêm động lực sáng tạo, công tác học tập, lập nhiều thành tích để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Hội thảo cũng là dịp để chúng ta tuyên truyền, cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương những người chiến sĩ cộng sản tiền bối, những người học trò xuất sắc của Người. Là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang cho các tầng lớp nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay.
Đồng chí Đinh Thế Huynh chỉ rõ: đồng chí Nguyễn Văn Cừ là một nhà lý luận xuất sắc của Đảng. Dù chỉ học tập lý luận Mác - Lênin qua tài liệu, qua sự truyền đạt của các "giáo sư đỏ" trong nhà tù đế quốc, nhưng với trí tuệ mẫn tiệp, ham tìm tòi, tự học hỏi và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đồng chí đã đúc rút từ những bài học thành công và thất bại trong thực tiễn đấu tranh cách mạnh để tổng kết, khái quát thành lý luận; lấy lý luận soi rọi vào thực tiễn. Những quan điểm của đồng chí về chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng rất sát hợp với thực tiễn Việt Nam, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, tiến lên giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và các giai đoạn cách mạng tiếp theo.
Hội thảo đã tập hợp được hơn 60 tham luận của các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo quản lý và đại diện dòng họ, quê hương đồng chí Nguyễn Văn Cừ thể hiện sự tri ân của các thế hệ đi sau đối với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và lòng biết ơn về những cống hiến to lớn của đồng chí đối với quê hương, đất nước. Trong các tham luận tham gia hội thảo có nhiều tham luận là những nghiên cứu chuyên sâu, đạt giá trị lý luận và thực tiễn như: "Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư tài năng của Đảng ta" - của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười; " Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta" - của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Tác phẩm “Tự chỉ trích" và ý nghĩa đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay" - của GS,TS Tạ Ngọc Tấn; "Quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ về tự phê bình và phê bình – ý nghĩa đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay" - của PGS, TS Đức Vượng; "Học tập, phát huy tinh thần "tự chỉ trích" tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng trên quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ" - của TS Trần Văn Túy... đã tập trung phân tích, đánh giá những đóng góp lớn lao của đồng chí trên mặt trận đấu tranh tư tưởng lý luận; trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, là một tấm gương mẫu mực về phẩm chất cao quí của người cộng sản... từ đó khẳng định, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư của Đảng, người cộng sản mẫu mực, nhà lý luận xuất sắc, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Việc khẳng định những đóng góp lớn lao đối với Đảng, cách mạng Việt Nam và tôn vinh đồng chí Nguyễn Văn Cừ, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, cách mạng Việt Nam, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm bồi dưỡng truyền thống cách mạng, lý tưởng, đạo đức và lối sống trong sáng, giản dị cho cán bộ, đảng viên nhất là thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay và mai sau học tập, noi theo, đồng thời cũng dịp để chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng vẻ vang và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam.
Với 29 tuổi đời, hơn 13 năm hoạt động cách mạng, trong đó gần 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho Đảng và cách mạng Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là tinh thần tự phê bình và phê bình, nhằm làm cho Đảng ta thống nhất về tư tưởng và hành động, thật sự trong sạch, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tư tưởng "tự chỉ trích" của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ còn nguyên giá trị đối với việc tự phê bình và phê bình trong Đảng hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Trung ương bốn khóa XI. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí đã, đang và sẽ được tiếp tục nghiên cứu để làm cho “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng ta ngày càng thêm phong phú hơn./.
Nguyễn Văn Cừ - người cộng sản kiên trung của Đảng ta  (03/07/2012)
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng Tổng thống Mỹ  (03/07/2012)
Nhật Bản muốn hợp tác với VN để cùng phát triển  (03/07/2012)
Tuyên dương 137 điển hình tiên tiến chống tội phạm  (03/07/2012)
Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Cuba sắp thăm Việt Nam  (03/07/2012)
Hội đàm giữa hai chủ tịch Quốc hội Việt Nam-Lào  (03/07/2012)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên