Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Dự hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy; đồng chí Lê Hoàng Quân - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và toàn thể các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố.
Nội dung trọng tâm Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Hồ Chí Minh lần thứ 10 (khóa IX) là thông qua Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2012, bàn giải pháp 6 tháng cuối năm; bàn các giải pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Tại phiên khai mạc, Hội nghị đã đi sâu phân tích, đánh giá: trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và bước đầu đạt nhiều kết quả quan trọng. Hạ tầng giao thông đô thị, bưu chính viên thông, hệ thống cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường… được chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng; nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng; nhiều dự án phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm, hệ thống đường vành đai, trục xuyên tâm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; nhiều khu đô thị mới khang trang, hiện đại được đầu tư xây dựng; hạ tầng về văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế tiếp tục có nhiều bước phát triển; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy trong trường học, phục vụ cho công tác khám chữa bệnh từng bước tăng cường theo hướng hiện đại; các công trình văn hóa, thể dục - thể thao được ưu tiên nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và rèn luyện sức khỏe của nhân dân.
Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc thì hệ thống kết cấu hạ tầng của Thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, trong đó: việc đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, công trình kết cấu hạ tầng kết nối với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thiếu đồng bộ; tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, quá tải bệnh viện, trường học… ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, cản trở mục tiêu tăng trưởng của Thành phố. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng nhanh dân số cơ học, các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chưa đáp ứng quá trình phát triển; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu đồng bộ; công tác quản lý đô thị thiếu chặt chẽ; công tác quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền còn nhiều bất cập, chưa tương xứng và phù hợp với chức năng quản lý nhà nước đối với một đô thị lớn; công tác thống kê, nghiên cứu, dự báo, quy hoạch mang tính chiến lược chưa ngang tầm.
Đối với tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2012 cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, do bị ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới phục hồi chậm. Tuy nhiên, với việc phân tích và dự báo đúng thực trạng của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước; cùng với sự vận dụng tốt chủ trương của Bộ Chính trị, Chính phủ đề ra, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc để vượt qua như: quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, hỗ trợ lãi vay kích cầu đầu tư cho doanh nghiệp ổn định phát triển và kinh doanh; đồng thời chủ động đàm phán với các tổ chức tài chính quốc tế để tiếp cận các khoản tín dụng ưu đãi, huy động nguồn vốn khả dụng đáp ứng nhu cầu đầu tư cho Thành phố với chi phí sử dụng vốn thấp, thời gian tài trợ dài, bởi vậy tính đến đầu tháng 6-2012 có 10.634 doanh nghiệp được thành lập với tổng số vốn đăng ký là 64.322,4 tỷ đồng. Tiếp tục làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội; kịp thời nắm bắt tình hình đời sống của các hộ nghèo, cận nghèo để có biện pháp hỗ trợ cụ thể. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được chú trọng. Thành phố tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, tập trung xây dựng và củng cố quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững mạnh; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí từng bước được ngăn chặn, xử lý kịp thời những sai phạm, hạn chế thiệt hại, không để phát sinh hậu quả phức tạp. Do đó, trong 6 tháng đầu năm 2012 thu ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 102.317,6 tỷ đồng, đạt 44,17% dự toán, giảm 1,51% và tăng 29,7% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, Thành phố đã tổ chức sơ kết việc thực hiện 6 chương trình đột phá (chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chương trình cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị; chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố; chương trình giảm ùn tắc giao thông; chương trình giảm ngập nước và chương trình giảm ô nhiễm) nhằm kịp thời đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
Theo chương trình, Hội nghị sẽ làm việc đến hết sáng ngày 4-7-2012./.
MERCOSUR và UNASUR tạm ngừng tư cách thành viên của Paraguay  (03/07/2012)
Đảng bộ Điện Biên thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, gắn với củng cố hệ thống chính trị vững mạnh  (03/07/2012)
Chủ tịch nước thăm, làm việc với Hội Người Cao tuổi  (02/07/2012)
Liên đoàn Luật sư ra tuyên bố phản đối Trung Quốc  (02/07/2012)
Liên đoàn Luật sư ra tuyên bố phản đối Trung Quốc  (02/07/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay