Cân bằng vị trí của Ai Cập với tất cả các quốc gia khác dựa trên nền tảng vì lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau
Kết quả kiểm phiếu cụ thể cho thấy, ông Mohammed Morsi đã giành được 51,73% số phiếu ủng hộ (tương đương 13,23 triệu phiếu), trong khi ông Shafiq đã về nhì với 48,27% số phiếu ủng hộ (tương đương 12,35 triệu phiếu).
Ông Farouk Sultan cho biết, số cử tri đi bỏ phiếu là 26,3 triệu trên tổng số 51 triệu cử tri hợp lệ tại Ai Cập (chiếm 51,8%). Kết quả kiểm phiếu cho thấy, có tổng số 834.252 lá phiếu không hợp lệ. Ngoài ra, HPEC cũng đã quyết định hủy kết quả của 13 tiểu ủy ban bầu cử sau khi rà soát lại kết quả do tất cả các tiểu ủy ban bầu cử trên toàn lãnh thổ Ai Cập công bố. Toàn bộ quá trình công bố kết quả người chiến thắng trong cuộc bầu cử quan trọng và gây nhiều tranh cãi này đã được truyền hình trực tiếp tới toàn thể người dân Ai Cập. Ông Farouk Sultan cho biết, HPEC đã phải làm việc trong một bầu không khí rất căng thẳng, đối mặt với nhiều áp lực, thách thức và thậm chí là nhiều cáo buộc. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục công việc được giao phó dựa trên tinh thần tôn trọng tính nghiêm minh của luật pháp Ai Cập.
Trong bài phát biểu đầu tiên trên truyền hình ngay sau khi được chính thức tuyên bố đắc cử Tổng thống Ai Cập, ngày 24-6, ông Mohammed Morsi tuyên bố, ông sẽ tôn trọng tất cả các thỏa thuận giữa Ai Cập với cộng đồng quốc tế. Ông Mohammed Morsi khẳng định, sẽ nỗ lực hết sức mình vì một tương lai hòa bình cho toàn thể nhân dân Ai Cập. “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình nhằm bảo đảm an ninh của Ai Cập… Chúng tôi tôn trọng tất cả các thỏa thuận, công ước quốc tế và chúng tôi muốn công bố với toàn thể cộng đồng thế giới rằng, chúng tôi luôn muốn được sinh sống trong hòa bình… Chúng tôi sẽ xây dựng các mối quan hệ cân bằng với tất cả mọi lực lượng quốc tế, chúng tôi muốn cân bằng vị trí của Ai Cập với tất cả các quốc gia khác dựa trên nền tảng vì lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau...”, ông Mohammed Morsi nói. Qua đó, Tổng thống mới đắc cử của Ai Cập tuyên bố, chính quyền Cairo sẽ không can thiệp vào công việc của các nước khác cũng như không cho phép bất kỳ thế lực bên ngoài nào can thiệp vào những vấn đề nội bộ của Ai Cập.
Ông Mohammed Morsi cam kết, ông sẽ trở thành nhà lãnh đạo của tất cả mọi người dân Ai Cập. “Sẽ không có sự khác biệt nào giữa người theo Giáo hội Coptic và người Hồi giáo… Tất cả đều được đối xử bình đẳng theo pháp luật… và đoàn kết dân tộc chính là con đường duy nhất, đưa Ai Cập thoát khỏi thời khắc khó khăn này”. Theo ông đã đến lúc tất cả mọi người dân Ai Cập cần đoàn kết để xây dựng lại đất nước cũng như hiện thực hóa những mục tiêu của cuộc cách mạng mà người Ai Cập đang theo đuổi.
Ngay sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được tuyên bố, hàng nghìn người ủng hộ ông Mohammed Morsiđã tụ tập và đốt pháo hoa ăn mừng tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo. Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới cũng đã gửi thông điệp chúc mừng chiến thắng của ông Mohammed Morsi.
Cùng ngày, Thủ tướng Ai Cập Kamal el-Ganzouri và ông Shafiq cũng đã gửi thông điệp chúc mừng chiến thắng của ông Mohammed Morsi.
Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) chúc mừng chiến thắng của ông Mohammed Morsi và hy vọng ông sẽ “gặp được nhiều may mắn trên cương vị và trách nhiệm mới”. Bên cạnh đó, SCAF cũng tuyên bố, những kết quả vừa được HPEC công bố cho thấy quân đội đã áp dụng một quan điểm “trung lập” đối với tất cả các ứng cử viên và tôn trọng ý chí của người dân Ai Cập. Theo SCAF, lực lượng quân đội vẫn giữ nguyên cam kết sẽ trao lại quyền điều hành đất nước cho tân Tổng thống Ai Cập trước cuối tháng 6-2012.
Phản ứng sau khi Ai Cập công bố kết quả bầu Tổng thống, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hoan nghênh mọi người dân Ai Cập đi bầu cử trong “không khí hòa bình” và chúc mừng chiến thắng của ông Mohammed Morsi. Ông Ban Ki-moon cho rằng, cuộc bầu cử Tổng thống ở Ai Cập mới chỉ là một giai đoạn trong quá trình tiến tới dân chủ của nước này và tân Tổng thống cần xây dựng một thể chế độc lập. Qua đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc bày tỏ hy vọng nhà lãnh đạo mới của Ai Cập sẽ “không lãng phí bất kỳ một nỗ lực nào” nhằm hiện thực hóa những nguyện vọng của người dân Ai Cập nhằm xây dựng nên một nền dân chủ vững mạnh hơn, một nhà nước thịnh vượng và ổn định về an ninh, đáp ứng các nguyện vọng của người dân nước này.
Ngày 24-6, Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton đã hoan nghênh cuộc bầu cử “hòa bình” tại Ai Cập và ví đây là “một bước tiến dài trong quá trình chuyển đổi dân chủ tại Ai Cập”. Theo bà Ashton, cuộc bầu cử thành công cuối tuần trước đã “đánh dấu một khoảnh khắc lịch sử” không chỉ đối với Ai Cập mà còn đối với cả khu vực.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chúc mừng chiến thắng của ông Mohammed Morsi và nhấn mạnh rằng “chính quyền Washington sẽ tiếp tục ủng hộ quá trình chuyển giao dân chủ tại Ai Cập, sát cánh trong những nỗ lực hiện thực hóa những mục tiêu cách mạng của nhân dân Ai Cập”. Qua đó, ông B.Obama hy vọng sẽ được hợp tác với ông Mohammed Morsi dựa trên nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Ai Cập.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, ngày 24-6 cũng tuyên bố, tôn trọng quá trình chuyển giao dân chủ và kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống vừa diễn ra tại Ai Cập. Bên cạnh đó, ông Benjamin Netanyahu cũng khẳng định rằng, Israel trông đợi cơ hội được tiếp tục hợp tác với chính phủ Ai Cập dựa trên cơ sở của Hiệp ước hòa bình song phương đã được hai bên ký kết năm 1979, vì lợi ích của hai nhà nước và đóng góp cho ổn định chung trong khu vực.
Từ Tehran, Bộ Ngoại giao Iran, ngày 24-6 cũng tin tưởng rằng, Tổng thống mới đắc cử Mohammed Morsi sẽ “đóng một vai trò tích cực trong thời kỳ chuyển đổi mang tính chất bước ngoặt của lịch sử Ai Cập”.
Chính quyền Palestine và Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza cũng đã gửi lời chúc mừng tới ông Mohammed Morsi, đồng thời gọi đây là một "chiến thắng mang tính lịch sử" và mở ra một chương mới trong lịch sử của Ai Cập. Tại Gaza, đã có những tiếng súng ăn mừng sau khi Ủy ban bầu cử Tổng thống Ai Cập tuyên bố ông Mohammed Morsi chính thức đắc cử tổng thống.
Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cũng hoan nghênh chiến thắng của ông Mohammed Morsi, đồng thời hối thúc bảo đảm "sự ổn định" ở quốc gia Bắc Phi này. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao UAE nhấn mạnh nước này "tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Ai Cập anh em trong tiến trình dân chủ và kêu gọi nỗ lực bảo đảm sự ổn định, hòa hợp và hợp tác giữa tất cả các đảng phái... nhằm đáp ứng các nguyện vọng của người dân Ai Cập".
Tổng thống Algeria, ông Abdelaziz Bouteflika, ngày 24-6 cũng đã gửi thông điệp chúc mừng tới ông Mohammed Morsi và cam kết, Algeria sẽ tiếp tục tăng cường các mối quan hệ và mở rộng hợp tác song phương với Ai Cập trong tất cả mọi lĩnh vực./.
Mít tinh kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia  (25/06/2012)
Tổng kết Đề án Tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển giai đoạn 2006-2011 và triển khai giai đoạn 2012 - 2020  (25/06/2012)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng  (25/06/2012)
Giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - EU  (25/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay