Hơn 300 nhà lập pháp nhóm họp tại Hội nghị Rio+20
23:51, ngày 16-06-2012
Trong một nỗ lực nhằm đưa ra Nghị định thư để đệ trình lên Hội nghị thượng đỉnh trái đất sẽ diễn ra trong 3 ngày 20 đến 22-6 tới, hơn 300 nhà lập pháp ngày 15-6 đã nhóm họp tại Rio De Janeiro (Brazil), thảo luận những vấn đề cuối cùng cho các cam kết của chính phủ các nước về phát triển bền vững.
Trong 3 ngày thảo luận (15 đến 17-6), Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới của các nhà lập pháp được coi sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một quá trình quốc tế mới cho các nhà lập pháp nhằm thiết lập một cơ chế thông suốt của các chính phủ về những chương trình nghị sự Rio ban đầu cũng như cam kết được thực hiện tại Rio+20 lần này.
Các diễn giả sẽ tập trung vào ba nhóm vấn đề lớn về giám sát, luật pháp và nguồn vốn thiên nhiên.
Cụ thể, các nhà lập pháp sẽ thảo luận về việc công nhận vai trò của các nhà lập pháp trong việc theo dõi và rà soát các công việc của chính phủ. Trên cơ sở đó, hội nghị sẽ thành lập một cơ chế ở cấp quốc tế để giám sát việc thực hiện các cam kết của các chính phủ được thực hiện tại Rio+20.
Hội nghị cũng thống nhất về nguyên tắc công nhận vai trò của các nhà lập pháp trong việc phát triển và thông qua luật, nhằm hỗ trợ sự phát triển của luật pháp quốc gia để thực hiện các cam kết của chính phủ về phát triển bền vững theo Công ước Rio.
Về vốn thiên nhiên, trên cơ sở công nhận vai trò của quốc hội ở nhiều quốc gia để phê duyệt ngân sách và tài khoản quốc gia, Hội nghị thượng đỉnh các nhà lập pháp lần này cũng sẽ xem xét làm thế nào giá trị của vốn tự nhiên có thể được tích hợp trong khuôn khổ của nền kinh tế quốc dân đồng thời cho phép các nhà lập pháp giám sát tốt hơn việc sử dụng các nguồn vốn này.
Các nhà lập pháp sau đó sẽ được yêu cầu nhóm họp hai năm một lần để đánh giá sự tiến bộ trong việc thực hiện các cam kết tại Rio+20, những kết quả đạt được cũng như chia sẻ thông tin trong quá trình thực hiện.
Được biết, Hội nghị thượng đỉnh các nhà lập pháp do Tổ chức phi chính phủ GLOBE International đứng ra tổ chức, với thành viên là các nhà lập pháp cấp cao và Chủ tịch thượng viện-nghị viện tại các quốc gia, nhằm mục tiêu công nhận và tìm cách tăng cường vai trò của các nhà lập pháp và nghị viện trong việc giải quyết những thách thức môi trường toàn cầu./.
Chủ tịch Thượng viện Myanmar sắp thăm Việt Nam  (16/06/2012)
Kỷ niệm 35 năm thành lập Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam  (16/06/2012)
Ngày làm việc thứ 20, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII  (15/06/2012)
WHO: “Việt Nam đạt bước tiến trong hiến máu nhân đạo”  (15/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay