Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo lần thứ 9
Chủ đề của hội nghị lần này là “Đạt được mục tiêu phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo thông qua tăng cường an ninh lương thực, sinh kế và thích ứng với biến đổi khí hậu trong khu vực ASEAN”. Đây là cơ hội để các nước trong khu vực cùng chia sẻ thông tin, đưa ra các giải pháp hợp tác trong khuôn khổ ASEAN nhằm đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn bền vững thông qua việc tăng cường bảo đảm an ninh lương thực, sinh kế cho khu vực nông thôn.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Khoa nhấn mạnh: Trong khu vực ASEAN, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo được coi là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt của các nước thành viên. Trong những năm qua, các nước trong khu vực đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu và dịch bệnh là những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là với khu vực nông thôn, ảnh hưởng tới ổn định của từng nước cũng như của cả khu vực và cản trở việc thực hiện các mục tiêu của khu vực và mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua Chính phủ Việt Nam đã đề ra và thực hiện nhiều cơ chế chính sách, chương trình, dự án nhằm phát triển nông thôn, hỗ trợ thiết thực các vùng khó khăn, các hộ nghèo. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng được tăng cường, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được phát triển, giải quyết việc làm được chú trọng, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 660 USD/ người. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 15,5% (theo tiêu chí mới giai đoạn 2011-2015), hoàn thành sớm mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm nghèo. Sản xuất lương thực đạt nhiều thành tựu to lớn, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Năm 2011, gần 100% số xã và trên 95% số thôn có điện; đã bảo đảm được việc mua thẻ bảo hiểm y tế cho gần 14 triệu người thuộc diện hộ nghèo. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có một chủ trương lớn về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, bao gồm nhiều chương trình, dự án, tập trung nguồn lực hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, nông thôn phát triển với đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, mà cốt lõi là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Hội nghị kết thúc vào ngày 14-6./.
Kinh tế Nhật Bản tiếp tục phục hồi vững chắc  (14/06/2012)
Tình hình tại Xyri đang ngày càng căng thẳng  (14/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay