Sợi dây chuyền vàng" của tình hữu nghị Việt - Ấn
Chuyến đi thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần này sẽ là sự tiếp nối những việc làm thiết thực để cho "sợi dây chuyền vàng bằng tình hữu nghị" mà Bác Hồ và Pandit J. Nêru đặt nền móng cách nay đã nửa thế kỷsẽ thắt thêm chặt quan hệ Việt - Ấn, thúc đẩy sự thịnh vượng của mỗi dân tộc cũng như góp phần vào hòa bình và tiến bộ của châu Á và thế giới.
"Indo-China" là một thuật ngữ về địa lý học để nói về một không gian nằm giữa hai khối lục địa lớn ở châu Á, cũng là hai nền văn minh cổ xưa nhất và hai quốc gia thuộc loại lớn hàng đầu trên thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ. Việt Nam nằm trên cái khớp nối của không gian địa lý ấy.
Chỉ cần đi dọc đất nước từ Bắc vào Nam là ta thấy hai khối văn minh ấy để lại những dấu ấn sâu sắc trong nền văn hoá của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống kinh tế và chính trị hiện đại, cả hai quốc gia đó đều là những tác nhân quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước chúng ta.
Ngày nay, trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, Ấn Độ vẫn được xếp trong hàng ngũ “các nước lớn” (cùng với Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Liên bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…) cho dù đến thời điểm này, mối quan hệ Việt - Ấn về kinh tế vẫn còn ở mức rất khiêm tốn so với những tiềm năng và nền móng của quan hệ chính trị và văn hoá giữa hai quốc gia.
Điều có thể nhận ra trong lịch sử quan hệ giữa hai nước là ngoài những ảnh hưởng sâu sắc về văn hoá mà Đạo Phật là cỗ xe chuyển tải từ những thiên niên kỷ xa xưa, thì chính sự nghiệp chung chốngchủ nghĩathực dân của thời cận đại và mục tiêu phấn đấu cho hoà bình thịnh vượng chung của thời đại đã gắn kết chặt chẽ hai dân tộc. Và thế hệ những người gây dựng mối quan hệ bền chặt ấy gắn với tên tuổi tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam cùng với M. Gandhi và Jioahaclan Nêru, đều là những chiến sĩ đấu tranh cho nền độc lập và chống chủ nghĩa thực dân ở thế kỷ XX. Theo bình chọn của Tạp chí “Time” (2000) nổi tiếng, thì đấy cũng là 3 trong số 5 nhân vật châuÁ và 3 trong số 20 nhà hoạt động chính trị trên toàn thế giới đã làm “thay đổi bộ mặt của hành tinh chúng ta trong thế kỷ XX”.
Cách đây hơn 60 năm (10-1946), trên chiến hạm “Dumond d’ Urville” từ nước Pháp trở về sau cuộc vận động cho nền độc lập và hòa bình của dân tộc Việt Nam, khi ngang qua Ấn Độ Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh không quên đánh điện cho Thủ tướng ấn Độ J. Nêru để gửi “lời chào anh em của nhân dân Việt Nam đến Chính phủ và nhân dân Ấn Độ”.
Đặc biệt, Bác Hồ cũng gửi điện mừng tới vị “Thánh sống” của nhân dân Ấn Độ, cụ M. Gandhi với những lời lẽ thật chân tình: "Xin gửi tới Ngài lời chúc mừng nồng nhiệt nhất nhân kỷ niệm lần thứ 77 ngày sinh của Ngài và chúc Ngài trường thọ hai lần 77 tuổi".
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Indira Gahndi năm 1980. Ảnh tư liệu. |
Ngày 15-8-1947, giữa lúc cả nước đã bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh vui mừng gửi điện chúc mừng “Nhân ngày tuyên bố độc lập của Ấn Độ, một ngày long trọng không riêng gì cho quý quốc mà cho cả đại gia đình châu Á”.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã dẫn đến Hiệp định Geneve 1954 và vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến Hà Nội ngay sau Ngày Thủ đô giải phóng lại chính là Thủ tướng J. Nêru, khi đó Ấn Độ giữ cương vị là Chủ tịch Uỷ ban Quốc tế kiểm soát đình chiến ở Đông Dương (cùng với Ba Lan và Canada).
Sự kiện đánh dấu mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân hai nước là chuyến đi thăm Ấn Độ của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòado Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu* (từ 5/2/1958) theo lời mời của Tổng thống Ragiăngđra Praxát.
Trong những bài diễn văn đọc trong thời gian thăm Ấn Độ, đã nhiều lần vị Chủ tịch của nước Việt Nam nhắc đến những mối quan hệ truyền thống trong lịch sử: “Khi đến đất nước Ấn Độ vĩ đại, chúng tôi rất cảm động và sung sướng được đến quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất của thế giới. Văn hoá, triết học và nghệ thuật của ẤnĐộ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người. Nền tảng và truyền thống của triết học Ấn Độ là lý tưởng hoà bình bác ái. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật, khoa học Ấn Độ đã lan khắp thế giới”… “Nền văn hoá và đạo Phật của Ấn Độ đã truyền sang Việt Nam từ thời cổ”… “Lần này, chúng tôi rất sung sướng được sang thăm nước Ấn Độ vĩ đại, quê hương của Đức Phật và của Thánh Găngđi”… “Nhân dân Việt Nam luôn luôn nhớ rằng Thánh Găngđi ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngay khi mới bắt đầu và Thủ tướng Nêru đã nhiều lần lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam”… "Trong thế giới hiện nay, nước Cộng hoà Ấn Độ là một gương sáng của sự chung sống hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc”…
Ngay trong đáp từ đầu tiên, Thủ tướng J. Nêru đã bày tỏ tấm lòng của mình khi đánh giá: “Hồ Chủ tịch là một nhà đại cách mạng phi thường trong thời đại này. Người luôn luôn giải quyết những vấn đề khó khăn với nụ cười trên môi…”. Còn Tổng thống R. Praxát phát biểu: "Tất cả chúng tôi hoan nghênh Ngài như một đại chiến sĩ cho tự do, như một vị lãnh tụ thân mến, như Chủ tịch một nước bạn…”.
Đáp lại tấm thịnh tình ấy, Bác Hồ nói: “Tôi rất cảm ơn những lời khen ngợi thân ái… Song, tôi không phải là anh hùng. Chính những người dân Việt Nam và Ấn Độ đã đoàn kết đấu tranh giành tự do và độc lập cho Tổ quốc mình, đó mới là những người anh hùng thật…”.
Khi đến viếng công viên Rajghat ni M. Găngđi bị sát hại nay trở thành nơi lưu niệm, Bác Hồ đã cởi giày đi chân không theo tập quán của người địa phương, đặt một vòng hoa và trồng một cây hoa đại mang từ Hà Nội sang để tưởng niệm vị Thánh của nhân dân Ấn Độ, làm những người chủ nhà vô cùng cảm kích. Và cũng trong không khí thân tình ấy mà Thủ tướng J. Nêru bộc bạch với mọi người khi bất ngờ có mặt trong một cuộc tiếp tân của tổ chức “Ủy ban đón tiếp Hồ Chủ tịch”, một tổ chức phi chính phủ vận động các hình thức quần chúng để hưởng ứng chuyến đi thăm của Đoàn Việt Nam:
“Tôi không có nhiệm vụ trong cuộc chiêu đãi này… nhưng tôi cũng cố gắng đến tham gia vì là chiêu đãi Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch là một nhân vật đặc biệt, tính rất giản nhưng lòng rất rộng rãi. Hôm qua khi từ sân bay về, Hồ Chủ tịch nói với tôi rằng Ngài có đem từ Hà Nội sang một vòng hoa và một cây đại để đặt và trồng ở nơi kỷ niệm Thánh Găngđi. Ngài còn nói thêm rằng cũng có đưa vòng hoa và cây đào để kỷ niệm ông cụ thân sinh tôi. Hồ Chủ tịch gặp ông cụ thân sinh tôi năm 1927 trong cuộc Hội nghị quốc tế chống chủ nghĩa thực dân ở Bỉ. Một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và cách đây đã lâu năm mà Hồ Chủ tịch còn nhớ đến cụ thân sinh tôi. Đó tuy là một việc bình thuờng nhưng nó chứng tỏ một cách rõ rệt phẩm chất vĩ đại của Hồ Chủ tịch”...
Trong những ngày cuối tại thủ đô Niu Đêli, Tổng thống Ấn Độ đã dành những lời lẽ tốt đẹp nhất: “Hồ Chủ tịch là một người độ lượng rộng rãi. Ngài vừa nói với tôi rằng Ngài “phải lòng Đêli”, như thế là cần phải có một quả tim rất to.Sự thật thì nhân dân Đêli cũng “phải lòng” Ngài… Chúng ta đã tiếp xúc với một người mà người ấy là một bộ phận của lịch sử châu Á. Chúng ta gặp gỡ một vĩ nhân, đồng thời chúng ta gặp gỡ một đoạn lịch sử. Vì vậy, không những chúng ta đã thêm về mặt tư tưởng, mà còn thêm danh giá cho chúng ta. Gặp gỡ Hồ Chủ tịch là một kinh nghiệm làm cho chúng ta tốt thêm”. Còn Thủ tướng Ấn Độ thì nói thêm rằng: "Thật là một sự sung sướng khi có một người vĩ đại đáng yêu đến với chúng ta và mặc dù những mâu thuẫn trên thế giới hiện nay, người ta vẫn cảm thấy nhân đạo, hữu nghị và tình thương yêu nó sẽ xoá được mọi mâu thuẫn”.
Tại chặng cuối của chuyến thăm đất nước Ấn Độ, trong lời chào mừng của ông Thị trưởng thành phố Cancutta chứa chan lòng ngưỡng mộ khi gọi Bác Hồ là “người chiến sĩ anh dũng trong cuộc dấu tranh cho tự do”, “người giải phóng vĩ đại của loài người”, “Người chính trị vĩ đại của nhân dân” và kết luận: “Cũng như người Cha vĩ đại của dân tộc chúng tôi là Thánh Găngđi, Ngài là biểu hiện của một đời sống giản đơn, thanh cao và khắc khổ. Chúng tôi hết lòng cầu với Thượng Đế rằng cuộc viếng thăm lịch sử của Ngài đến đất nước này, sẽ đúc nên những sợi dây chuyền vàng bằng tình hữu nghị để thắt chặt hai dân tộc chúng ta trong tình nghĩa anh em chói lọi”…
Kể từ sau chuyến đi thăm ấy, tổng thống R. Prasat đã sang thăm đáp lễ Việt Nam và lịch sử quan hệ Việt - Ấn vẫn tiếp tục bởi những chuyến viếng thăm của lãnh đạo hai nước đặc biệt đã diễn ra thường xuyên sau khi Việt Nam hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nước.
Những chuyến viếng thăm của các vị đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam (Lê Duẩn năm 1984, Nguyễn Văn Linh năm 1989, Đỗ Mười năm 1992 và gần đây nhất là Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh năm 2003, cũng như của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, năm 1999, và Thủ tướng Chính phủ (Phạm Văn Đồng: 1978 và 1980, Võ Văn Kiệt năm 1997) cùng với các chuyến thăm của lãnh đạo Ấn Độ như của cố Thủ tướng R. Gandhi (1985 và 1988), Tổng thống Venkartaraman (1992), các thủ tướng N. Rao (1994), Vanjpayee (2001) v.v…thực sự là những cái mốc, những khâu nối cho “sợi dây chuyền vàng thêm vững chắc”.
Và chuyến đi thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần này sẽ là sự tiếp nối những việc làm thiết thực để cho “sợi dây chuyền vàng bằng tình hữu nghị" mà Bác Hồ và Pandit J. Nêru khởi công cách nay đã nửa thế kỷ sẽthắt thêm chặt quan hệ Việt - Ấn thúc đẩy sự thịnh vượng của mỗi dân tộc cũng như góp phần vào hòa bình và tiến bộ của châu Á và thế giới.
Ba mươi năm quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (1977-2007)  (17/07/2007)
An Giang 20 năm xây dựng và phát triển  (17/07/2007)
Kết quả bước đầu trong công tác cải cách hành chính ở Thành phố Đà Nẵng  (17/07/2007)
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực tiễn công bằng xã hội: động lực giảm nghèo ở Việt Nam  (17/07/2007)
Một số vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng  (17/07/2007)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay