Cùng hội dựng chung thuyền
00:15, ngày 04-05-2012
TCCSĐT - Chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Thủ tướng Nhật bản Yoshihiko Noda, đồng thời là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của người đứng đầu chính phủ Nhật Bản trong vòng ba năm qua. Không phải vì trong quan hệ giữa hai nước này có trắc trở mãi đến giờ mới được khắc phục, mà bởi trong khoảng thời gian ấy, Chính phủ Nhật bản mấy lần thay đổi nội các và thiên tai cùng với thảm họa hạt nhân đã níu kéo đất nước này vào chuyện nội bộ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật bản Yoshihiko Noda trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 30-4 vừa qua |
Chỉ có điều là những chuyển biến mới ở khu vực và liên quan đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã buộc hai nước phải nâng tầm và gây dựng chất lượng mới cho quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chính trị, quân sự và an ninh.
Chuyến đi Mỹ này của ông Y.Noda trước hết nhằm mục đích ấy. Trên chương trình nghị sự những chủ đề về những lĩnh vực hợp tác khác như sử dụng năng lượng hạt nhân, nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch, đối phó với nguy cơ bị tấn công qua mạng Internet hay tiến hành đàm phán về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương mà thực chất là hình thành khu vực mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương đều được đề cập đến nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là việc củng cố và tăng cường mối liên kết đồng minh chiến lược và tin cậy.
Trước chuyến đi của Thủ tướng Yoshihiko Noda, Mỹ và Nhật bản đã đạt được thỏa thuận về bố trí lại lực lượng quân đội Mỹ đóng trên đảo Okinawa của Nhật bản và xem xét khả năng xây dựng những căn cứ huấn luyện chung. Điều Mỹ cần ở Nhật Bản là một đồng minh chiến lược đáng tin cậy ở khu vực. Trong khi điều Nhật Bản cần ở Mỹ không còn là sự bảo hộ về an ninh, mà là chỗ dựa và là bàn đạp để gây dựng vai trò chính trị an ninh ở khu vực.
Chất lượng và tầm vóc mới của sự hợp tác về chính trị, quân sự và an ninh không chỉ có lợi mà còn cần thiết để Mỹ và Nhật Bản thực hiện hiệu quả nhất những lợi ích chiến lược chung mới liên quan đến nhiều đối tác ở trong cũng như ngoài khu vực. Cả hai đều phải đối phó với nguy cơ về an ninh đối với mình từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt sự gia tăng tiềm năng quân sự của Trung Quốc, và từ vấn đề hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên.
Cả hai đều cần đồng thuận quan điểm và phối hợp hành động trong quan hệ với Myanmar và vấn đề hạt nhân của Iran chứ không phải ganh đua ảnh hưởng và đi theo lối đường riêng. Chỉ cùng hội thôi chưa thể đủ mà còn phải có chung một thuyền thì hai bên mới có thể cùng nhau, hay đúng hơn là đưa nhau, đến được bến bờ mong ước trong suy tính chiến lược ở khu vực này. Cho nên dù chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda không đạt được kết quả cụ thể nào, thì sự hài hòa và đồng thuận quan điểm đã được cả ông Y.Noda và ông B.Obama chủ định biểu hiện về phương diện hợp tác chính trị, quân sự và an ninh đã đủ để thấy chuyến đi này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả hai bên./.
Thúc đẩy thực hiện Đề án phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Lào  (04/05/2012)
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp xúc cử tri  (04/05/2012)
Các Đoàn đại biểu Quốc hội lắng nghe ý kiến của cử tri kiến nghị với Quốc hội nhiều vấn đề xã hội hiện nay  (03/05/2012)
Thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ  (03/05/2012)
Công điện khẩn về phòng, chống cháy rừng  (03/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển