Chung quanh việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở
Lời Bộ Biên tập: Ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30 CT-TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Qua 10 năm thực hiện Quy chế Dân chủ ở xã, phường, thị trấn, quyền làm chủ của nhân dân ở các địa phương trong cả nước được phát huy mạnh mẽ. Trong số này, Bộ Biên tập Tạp chí xin trao đổi ý kiến cùng bạn đọc về những câu hỏi, thắc mắc chung quanh vấn đề này.
Hỏi: Những vấn đề quan trọng trong việc thực hiện nội dung Quy chế Dân chủ ở cơ sở?
Đáp: Quy định quyền của mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hằng ngày của nhân dân tại cơ sở; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước dân công việc của chính quyền, cơ quan, đơn vị về sản xuất và phân phối, về việc sử dụng công quỹ, tài sản công, về thu, chi tài chính, các khoản đóng góp của dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế độ thu và sử dụng học phí, viện phí...
Có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị; kết quả ý kiến đóng góp phải được xem xét, cân nhắc khi chính quyền hoặc thủ trưởng ra quyết định. Có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn (như chủ trương huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi, các khoản đóng góp và lập các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật...); chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện theo ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân.
Hoàn thiện cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhân dân phải được tiếp thu nghiêm túc.
Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật những công việc mang tính xã hội hóa, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị (như việc xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, xây dựng tổ hoà giải, tổ an ninh, phong trào vệ sinh - môi trường, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo, v.v..).
Xác định rõ trách nhiệm và tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và trả lời thắc mắc của nhân dân, công nhân, công chức ở cơ sở, chính quyền, cơ quan, đơn vị mình, nghiêm cấm mọi hành vi trù dập người khiếu nại, tố cáo.
Xác định trách nhiệm của tổ chức chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở định kỳ (ba tháng, sáu tháng, một năm) báo cáo công việc trước dân, phải tự phê bình và tổ chức để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở góp ý kiến, đánh giá, phê bình; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp đó.
Hỏi: Thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở: Nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới?
Đáp: Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, hơn lúc nào hết, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và nâng lên một tầm cao mới. Trong thời gian tới, cần thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu sắc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những chủ trương chỉ đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn như Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn,... nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và năng lực thực hiện dân chủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; coi đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Hai là, nâng cao trình độ dân trí nói chung, đặc biệt là những kiến thức về pháp luật, để nhân dân có thể hiểu, biết về quyền và nghĩa vụ của mình, có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; từ đó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của người làm chủ và có đủ năng lực để tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Ba là, các cấp ủy, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có nền nếp trong việc tổ chức thực hiện tốt Quy chế Dân chủ; coi đây là tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở, phải thể hiện không khí dân chủ; đồng thời, tích cực vận động và tạo điều kiện tối đa để nhân dân có thể kiểm tra, giám sát được hoạt động của mình. Cán bộ, đảng viên phải không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cần coi việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là một tiêu chuẩn quan trọng để xem xét chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh; đảng viên, cán bộ có đủ tư cách hay hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; các cơ quan trong bộ máy chính quyền có đủ tín nhiệm đối với Đảng và nhân dân.
Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của các cấp phải được duy trì thường xuyên và nghiêm túc. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ các cấp cần được củng cố, kiện toàn và bổ sung để hoạt động ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn; xứng đáng là nơi tham mưu đắc lực nhất cho Đảng và Nhà nước về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Định kỳ, có sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, nhằm thực hiện có hiệu quả hơn chủ trương thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Bốn là, gắn việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Cần có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời những địa phương, cá nhân làm tốt; đồng thời, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp mất dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ để gây rối, vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong xã hội và nhân dân.
Năm là, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tham gia thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước và các hướng dẫn của ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về xây dựng và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nhất là nội dung Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh của các cơ quan trung ương cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc ở khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố...). Tham gia thực hiện tốt 6 nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".
Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giám sát và vận động nhân dân giám sát việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tập trung củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; coi đây là nhân tố cơ bản quyết định tới hiệu quả của công tác Mặt trận Tổ quốc trong việc tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở./.
Tuần làm việc thứ ba, Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (01/06/2009)
Đã xuất hiện ca nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên tại Việt Nam  (01/06/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 25-5-2009 đến 31-5-2009)  (01/06/2009)
Chủ động phòng ngừa lạm phát đi kèm suy giảm kinh tế  (01/06/2009)
Chủ động phòng ngừa lạm phát đi kèm suy giảm kinh tế  (01/06/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên